Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với môi trường

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ĐẾN NĂM 2015. (Trang 37)

trong và bên ngoài của UMP

Kế hoạch phát triển của UMP được xác định là phù hợp với xu hướng mới của thế giới theo kết quả khảo sát 30 cán bộ quản lý của UMP: tỉ lệđồng ý và rất đồng ý là 67%.

Qua việc xác định thực trạng của mình với những thế mạnh và những điểm còn yếu kém UMP đã từng bước hoàn chỉnh chiến lược phát triển theo lộ trình cụ thể nhằm ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngành y tế và giáo dục đào tạo hòa cùng đất nước hội nhập quốc tế.

5.3 Các khó khăn hay vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai hay thực thi chiến lược của UMP

5.3.1 Khó khăn v tài chính

Do là một đơn vị hành chính sự nghiệp, giáo dục đào tạo nên nguồn tài chính của trường chủ yếu được cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước và một số nguồn khác như

thu học phí đào tạo, Sau đại học, kinh phí các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, nguồn ODA.

Nhìn chung kinh phí cấp hàng năm có tăng nhưng chi phí cho hoạt động đào tạo thực tế không tăng, được thể hiện theo biểu đồ tài chính qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009

Nguồn kinh phí (1.000đ) 56.790  25.448  10.730  57.178 27.776 8.117 69.625 27.122 12.330 79.922  32.131  11.146  0  10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 2006  2007 2008 2009 

  Chi cho con người Chi hoạt động đào tạo

Chi đầu tư

Năm

Nguyên nhân kinh phí hoạt động không tăng do:

ƒ Lương và phụ cấp lương tăng theo mức lương cơ bản.

ƒ Chi điện, nước, điện thoại tăng do phụ thu và thuế giá trị gia tăng.

ƒ Chế độ miễn giảm học phí cho sinh viên tăng (85% sinh viên thuộc diện chính sách).

ƒ Học bổng cho sinh viên tăng…

Tổng chi phí cho một đơn vị (sinh viên) còn thấp. Do đó kinh phí mua sắm trang thiết bị, xây cất… rất hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và NCKH.

Nguồn thu nhập từ trường còn thấp dẫn đến việc cán bộ không an tâm công tác. Theo kế quả khảo sát 30 cán bộ tại UMP cho thấy tỉ lệ hài lòng về mức thu nhập rất thấp 10/30 chiếm tỉ lệ 34%, số còn lại là chưa hài lòng về thu nhập. Và tỉ lệ mong muốn đơn vị mở rộng các trung tâm với qui mô lớn nhằm tăng thêm thu nhập là 77% và mong muốn mình tham gia vào hoạt động dịch vụ là 77%

Việc huy hoạch mở rộng qui mô chất lượng phát triển của trường để theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập thế giới vẫn trong chờ vào nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước mà đơn vị chưa có nguồn thu chủđộng thực thi chiến lược, dẫn đến quá trình phát triển bị giới hạn và gặp nhiều khó khăn

5.3.2 Khó khăn v nhân s

Nhìn chung đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng được yêu cầu hiện tại nhưng vẫn bộc lộ một số khó khăn như:

ƒ Thiếu về số lượng.

ƒ Cán bộ có trình độ cao, có học hàm, học vị chưa nhiều. ƒ Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý.

ƒ Trình độ tư duy công nghệ chưa cao, trước những nhiệm vụ khoa học phức tạp còn lúng túng, việc tiếp cận với thông tin và thành tựu khoa học mới đôi khi còn hạn chế.

ƒ Trình độ lý luận dạy học còn yếu. Về phía cán bộ quản lý thì:

ƒ Hầu hết cán bộ quản lý chủ chốt đều kiêm nhiệm nhiều chức danh.

ƒ Cán bộ quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý. Cụ thể

theo kết quả khảo sát tỉ lệ cán bộ quản lý thường xuyên tự học hỏi chiếm tỉ

lệ 30/30(100%) và muốn được học tập nâng cao nghiệp cụ chuyên môn chiếm 17/30 (57%) mặt dù vẫn được UMP tổ chức cho học tập chuyên môn với tỉ lệ khảo sát là 18/30(60%)

ƒ Công tác quản lý với sự trợ giúp của mạng vi tính gần như rời rạc, chư quản lý theo hệ thống mạng.

Công tác quản lý chất lượng đồng bộ chưa được quan tâm, chưa được thể chế

hoá, chưa thực sự góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

5.3.3 Khó khăn v cơ chế t chc

Đất nước đang trong quá trình phát triển và hội nhập, sự đan xen giữa cơ chế

quản lý củ và mới; cải cánh hành chính chưa chuẩn; các văn bản thông tư nghị định

điều chỉnh thường xuyên…dẫn đến những thay đổi trong qui chế hoạt động của UMP. Bản thân mỗi cán bộ quản lý phải thường xuyên cặp nhật các văn bản mới trên mạng theo số liệu khảo sát tỉ lệ là 57%

UMP dưới sự quản lý của cả 2 bộ: Bộ chủ quản và cấp kinh phí hoạt động là Bộ

Y tế nhưng chịu trách nhiệm và cấp chỉ tiêu đào tạo lại là Bộ Giáo dục & Đào tạo, do

đó còn nhiều vấn đề chồng chéo về cơ chế quản lý dẫn đến những khó khăn trong giải quyết công việc.

Mặc dù có ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của UMP nhưng do đơn vị

quá rộng lớn gồm nhiều khoa, bộ môn và các phòng ban nên trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch phát triển còn chậm do mối quan hệ, lề lối làm việc giữa các Khoa, giữa các Phòng và Khoa chưa bồng bộ và khoa học. (Qua khảo sát 30 cán bộ quản lý thì tỉ lệ vào trang web của nhà trường để theo dõi những thông tin chưa cao lắm mới chỉđạt 76%)

Chương trình đào tạo sau đại học vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu, còn nặng về

6.1. Đề xuất sản phẩm, dịch vụ tối ưu

Trên cơ sở Phân tích ma trận SWOT của UMP ở phần trên để thực hiện được sản phẩm, dịch vụ tối ưu cần:

Đa dạng hóa các dịch vụđào tạo với các chương trình sau:

- Chương trình đào tạo chuyên sâu: chuyên khoa I, chuyên khoa II, các chuyên ngành nội, ngoại, sản, nhi…

- Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa

- Chương trình ngoại ngữ ( Anh, Pháp, Hoa…), chú trọng ngoại ngữ Y khoa

- Các chương trình đạo tạo tiên tiến của nước ngoài

- Chương trình thực hành vừa học vừa làm, đào tạo liên tục…

6.2. Đề xuất khách hàng tòan diện

• Thiết lập mối liên kết-hợp tác NCKH với bệnh viện, viện nghiên cứu, các trung tâm khác trong nghiên cứu ứng dụng

• Tăng cường hoạt động, thông tin khoa học, xây dựng cơ sởđể nối mạng và khai thác thông tin qua Internet.

• Xây dựng đội ngũ vững vàng về cả 3 mặt: trình độ khoa học, khả năng tổ chức, có bản lĩnh và nhiệt tình với công việc.

• Thiết lập mối quan hệ tác động qua lại giữa Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, giữa sản xuất và Nghiên cứu khoa học:

9 Khuyến khích NCKH trong sinh viên đại học tạo sự say mê học tập và NCKH. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo Sau đại học với NCKH nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đồng thời đẩy mạnh tiến độ và chất lượng những đề tài trọng tâm của trường. Nội dung các luận án khoa học phải phù hợp với các nội dung phát triển khoa học công nghệ chung của trường.

9 Nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo từ mục tiêu, chương trình và sản phẩm đào tạo, lấy kết quả nghiên cứu để tác động vào những cải cách

đào tạo.

6.3. Hòan thiện cơ cấu tổ chức

Quá trình thực hiện phát triển chiến lược sẽ thay đổi theo điều kiện cụ thể của từng năm nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu và sứ mệnh đề ra ban đầu nhằm hoàn thiện hệ

thống cấu trúc của một đơn vị giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực y tế cho đất nước

• Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cán bộ theo bộ tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó đặc biệt chú ý cả 2 mặt: tư duy khoa học và tư duy công nghệ.

• Quy hoạch vềđào tạo cán bộ cho 10 - 20 năm sau, ưu tiên tuyển chọn trong số

sinh viên nội trú, số sinh viên giỏi toàn diện tốt nghiệp tại trường, đồng thời tuyển chọn các cán bộ xuất sắc từ các nguồn khác, kể cả từ nước ngoài.

• Tạo mọi điều kiện để cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý có thể tiếp xúc, cọ xát với những nhiệm vụ khoa học phức tạp, với quốc tế. Thực hiện việc đào tạo

đồng bộ và đón đầu.

• Xây dựng khung quy chếđãi ngộ, thưởng phạt.

Các hoạt động và kết quả đạt được của các chương trình nâng cao chất lượng theo mục tiêu và mục đích đặt ra cần phải được giám sát, kiểm tra, cụ thể:

ƒ Tổ chức giám sát các hoạt động đào tạo, NCKH, quản lý dựa trên các tiêu chí

đảm bảo chất lượng giáo dục.

ƒ Tựđánh giá: tất cả các đơn vị đều tự đánh giá định kỳ, thay đổi hình thức tổng kết cuối năm bằng đánh giá chất lượng quá trình và kết quả.

ƒ Đánh giá từ bên ngoài: xem xét việc tổ chức kiểm tra từ các chuyên gia, các tổ

6.4 Giải pháp thực hiện:

9 Rà soát, hoàn chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo cho tất cả các loại hình và

đối tượng đào tạo.

9 Thực hiện các biện pháp đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về phương pháp dạy-học tích cực, chuyển dần sang dạy học dựa trên vấn đề học dựa vào bằng chứng, giảm bớt giờ lên lớp lý thuyết, tăng thêm giờ thực hành ( theo kết quả khảo sát 50 SV Y6 cho thấy tỉ lệ tăng giờ thực hành tại bệnh viện là 94%), tự học, ứng dụng phương pháp học có sự trợ giúp của vi tính, tiến đến dạy và học với các giáo trình điện tử e-learning rộng rãi.

9 Nhanh chóng phát triển trung tâm giáo dục y học, nhằm hỗ trợ cho công cuộc

đổi mới phương pháp dạy học.

9 Phối hợp chặt chẽ công tác viện trường trong công tác thực hành đa khoa 9 Tăng cường chương trình ngoại ngữ Y khoa ( do kết quả khảo sát SV Y6: tỉ lệ

mong muốn khả năng đọc tài liệu ngoại ngữ là 76%, và ti lệ SV chưa đọc được tài liệu bằng tiếng nước ngoài Anh, pháp là 28%)

9 Phát hiện và bồi dưỡng sinh viên giỏi, khuyến khích các giáo sư, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm nhận giúp đỡ/ tư vấn học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên, nhất là sinh viên giỏi.

9 Hoàn chỉnh chương trình quản lý sinh viên trên mạng vi tính.

9 Thành lập quỹ học bổng để khuyến khích sinh viên giỏi, giúp đỡ sinh viên nghèo.

9 Thực hiện việc kiểm soát và giám sát thường xuyên.

9 Tổng kết và đánh giá kết quả của quản lý chất lượng đồng bộ và đề ra những cải tiến tốt hơn.

9 Thành lập nhóm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục giúp Ban giám hiệu xây dựng tiêu chuẩn, tổ chức kiểm soát và giám sát.

Từ việc nghiên cứu đề tài tôi thấy quản trị chiến lược là vấn đề quan trọng đối với quá trình họat động của một đơn vị hiện tại và phát triển trong tương lai. Quản trị

chiến lược là trọng tâm của quản trị doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ thành công khi có chiến lược tốt.

Nghiên cứu tìm hiểu mô hình Delta, bản đồ chiến lược, lý thuyết của Micheal…nhằm hoàn thiện quản trị chiến lược, sẽ hổ trợ cho quá trình vận hành bộ

máy hoạt động có qui mô như UMP đạt kết quả cao với mục mục tiêu, sứ mệnh ban

đầu đề ra

Những vấn đề tôi rút ra được sau nghiên cứu Chiến lược phát triển của Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh là: Phải nắm vững từng giai đoạn từ hình thành đến việc thực thi một chiến lược dựa trên sứ mệnh tầm nhìn mục tiêu ban đầu đề ra. Một quá trình hoạt động với sự liên kết với nhau giữa các yếu tố con người, cơ sở vật chất, môi trường hoạt động… Từ những điểm mạnh hiện có bên trong cần phát huy hơn nữa kết hợp với các cơ hội, xu thế phát triển bên ngoài để nâng cao vị thế thương hiệu của UMP trong nước và khu vực Châu Á, bên cạnh đó nên khắc phục những mặt yếu kém và dựđoán các thách thức bên ngoài để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực thi chiến lược. Vấn đề cạnh tranh, giá trị thương hiệu, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng…cần được xem xét đánh giá đúng mức nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của đơn vị.

ĐểĐại học Y dược Tp.HCM duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai theo tôi bên cạnh việc thực hiện đúng các lộ trình bước đi trong chiến lược phát trển dựa trên mô hình Delta thì bên cạnh đó việc phát huy vai trò năng lực lãnh đạo của cán bộ

quản lý là việc làm rất cần thiết bởi vì vai trò con người là tất cả, Con người giỏi sẽ

thực thi chiến lược tốt và quản lý tốt, Con người có tri thức cao sẽ tiếp thu nhanh các trình độ khoa học công nghệ hiện đại, và sẽ tiên lượng, dự báo được những vấn đề phía trước để điều chỉnh kế hạch phát triển đúng theo xu thế thời đại và hợp qui luật phát triển. Muốn thế trước tiên mỗi cán bộ nhân viên trong UMP- Một Đại học trọng điểm của cả nước phải tự hoàn thiện trình độ, năng lực kiến thức của mình từ chuyên môn

mệnh đề ra và đưa UMP sánh cùng các Trường Đại học khác trong các nước khu vực Châu Á và xa hơn nữa.

Đây là đồ án tốt nghiệp nên có thể tôi chưa nghiên cứu toàn diện và đầy đủ, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để hoàn thiện kiến thức bản thân và góp sự hiểu biết của mình trong việc quản trị chiến lược tại cơ quan.

Trong kế hoạch phát triển UMP đến năm 2020 phấn đấu trở thành Đại học sức khỏe. Để hoàn thanh sứ

mệnh trên bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học tốt cho sinh viên... Vì vậy rất mong các Anh (chị) dành thời gian tham gia cuộc khảo sát này bằng cách: hãy cho biết ý kiến với các nhận định sau:

1 = Rất không đồng ý; 2 = Không đồng ý ; 3 = Không có ý kiến ; 4 = Đồng ý ; 5 = Rất đồng ý

TT Nhận định 1 2 3 4 5

1. Số lượng giảng đường đáp ứng đủ nhu cầu cho việc học tập của sinh viên

2. Giảng đường được thiết kế ( như khoảng cách, bàn ghế, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn) phù hợp với các hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.

3. Phương tiện phục vụ giảng dạy trong giảng đường được trang bị đủ các loại như: máy chiếu, micro, âm thanh.

4. Phòng học lâm sàng tại các bộ môn được thiết kế và trang bị các phương tiện đầy đủ

5. Anh (chị) dễ dàng truy cập internet tại trường để tìm tài liệu liên quan đến bài giảng và tài liệu tham khảo khác.

6. Phòng máy tính của trường đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên 7. Tài liệu tham khảo tại thư viện đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu

tham khảo của sinh viên

8. Anh (chị) được phổ biến đầy đủ về chương trình đào tạo, quy chếđào tạo trước khi vào năm học mới

9. Anh (chị) được thông báo đầy đủ về kết quả học tập của mình 10. Nội dung của Chương trình giảng dạy y khoa phù hợp giữa lý

thuyêt và thực hành.

11. Theo anh (chị) nên giảm bớt giờ lý thuyết tại giảng đường và tăng giờ thực hành tại các bệnh viện.

12. Giảng viên sử dụng các Phương pháp giảng dạy tích cực trong khi giảng dạy lý thuyết tại giảng đường

13. Giảng viên đến đúng giờ và có chuẩn bị bài giảng 14. Giảng viên luôn vui vẻ và thân thiện với sinh viên

15. Giảng viên luôn đặt câu hỏi và khuyến khích sinh viên trả lời

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ĐẾN NĂM 2015. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)