Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩ n

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ĐẾN NĂM 2015. (Trang 26 - 29)

Là các Trường Y khoa tư nhân trong nước và khu vực trên thế giới hiện chưa có mặt, nhưng có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến chương trình chất lượng đào tạo của hệ

thống giáo dục y tế Việt nam. Đối thủ tiềm ẩn nầy có nhiều hay ít và áp lực của nó ảnh hưởng tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

o Nhu cầu gia tăng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con người ngày càng lớn mạnh khi xã hội phát triển cao dẫn đến thiếu đội ngũ y bác sĩ,

o Sự hấp dẫn của thị trường đào tạo theo nhu cầu xã hội khi được nhà nước có chủ trương xã hội hóa ngành y tế,

o Những rào cản khi đăng ký mở các Trường y khoa tại Việt nam…

4.2.2.4 Cơ hi

Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp, không chỉ đối với sự phát triển kinh tế (giao lưu hàng hóa, dịch vụ, lao động, vốn đầu tư,…) mà còn ảnh hưởng tới ngành giáo dục và y tế.

Sựđầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở chăm sóc sức khỏe từ

nguồn vốn nước ngoài, gia tăng du học, giao lưu nhân lực y tế góp phần làm phát triển các nguồn lực cho đất nước.

Sự phát triển khoa học – công nghệ nhanh chóng đã làm cho khối lượng tri thức ngày càng tăng, trang thiết bị, dụng cụ ngày càng đa dạng và tinh vi.

Xu thế hình thành xã hội thông tin ngày càng diễn ra nhanh chóng và rõ rệt. Công nghệ thông tin là tài nguyên phát triển đặc biệt quan trọng, là yếu tố then chốt tạo ra các năng lực mới. Việc phát triển y học từ xa, giáo dục từ xa, phát triển thư viện

điện tử … làm cho nhiều người có thêm cơ hội và điều kiện hưởng lợi mà không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn về không gian và thời gian. Chính công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện sẽ nhanh chóng làm thay đổi to lớn về nội dung chương trình, phương pháp dạy học cũng như công việc quản lý hệ thống giáo dục…

Thế giới đang thay đổi liên tục, cạnh tranh nhân lực, cạnh tranh công nghệ ngày càng tăng, mở ra những cơ hội to lớn cho hầu hết các lĩnh vực. Sự mở rộng giao lưu giúp chúng ta có nhiều điều kiện phát triển tầm nhìn, chỉnh sửa và hoàn thiện chương trình, phương pháp đào tạo, có thêm nhiều cơ hội tăng cường đào tạo nhân lực ở nhiều nước tiên tiến.

4.2.2.5 Thách thc

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa mở ra những cơ hội to lớn, đồng thời cũng làm xuất hiện những thách thức gay gắt đối với đất nước cũng như của UMP trong hầu hết các lĩnh vực. Quá trình hội nhập làm chúng ta có điều kiện nhận rõ và nhìn ra các ưu điểm và nhược điểm của nền giáo dục và y tế đất nước, nhưng đồng thời cũng sẽ dẫn đến sức ép cạnh tranh, chảy máu chất xám…Xu thế toàn cầu hóa cần được xem xét khi xây dựng chiến lược phát triển, đặc biệt cần nghiên cứu đề xuất mô hình đào tạo nhân lực y tế có năng lực và đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Xu thế hiện đại hóa không chỉ diễn ra trong việc trang bị và phát triển cơ sở vật chất mà còn thể hiện ở tri thức khoa học. Đứng trước xu thế này, các cơ sở đào tạo,

đặc biệt là các cơ sởđào tạo nhân lực trình độ cao cần có những lựa chọn tối ưu về:

o Mô hình tổ chức.

o Chương trình đào tạo.

o Thời gian đào tạo.

o Phương pháp đào tạo.

o Qui mô và cơ cấu nhân lực được đào tạo.

Sự lựa chọn đúng đắn sẽ giúp chúng ta giải quyết các mâu thuẫn về nguồn lực nghèo nàn và nhu cầu to lớn của xã hội… 

4.2.3 Phân tích hệ thống cấu trúc của UMP

Một đơn vị đào tạo với nhiều trung tâm, các khoa, các phòng ban chức năng liên quan với nhau, không thể tách rời bởi khối giảng dạy và khối quản lý. Mối quan hệ

giữa các phòng ban cũng giống như các hình thức kinh doanh khác nhưng hoạt động của trường học là chức năng đào tạo kiến thức chăm sóc sức khỏe con người. Do đó công tác phối hợp giữa bộ phận giảng dạy và khối quản lý không thể lơ là, sơ sót, nhầm lẫn… tất cả vận hành theo đúng trình tự, mỗi một yếu tốđều rất quan trọng, hoạt

động liên tục, hàng ngày và Trưởng các bộ phận phải thường xuyên giám sát và chỉ đạo hoạt động. Hàng tuần đều có họp giao ban, chấn chỉnh kịp thời những sơ sót….

Mối quan hệ giữa trường và các cơ quan quản lý cấp trên: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục

đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư…Ủy ban nhân dân thành phố và các ban ngành đoàn thể trong địa bàn đơn vị tọa lạc.

Do đó các chuẩn mực sẽđược thiết lập rõ trong qui chế hoạt động của UMP để

làm cơ sở pháp lý cho đơn vị hoạt động và thực hiện và qui chế nầy sẽđược điều chỉnh bổ sung hàng năm căn cứ vào các văn bản pháp lý của Nhà nước ban hành.

Tất cả những mối quan hệ của UMP theo ngành dọc hay mối quan hệ hợp tác từ

nhiều phía đều với mục đích cố định hệ thống và phát triển UMP lên tầm cao mới với chất lượng giảng dạy tối ưu nhằm tạo ra những bác sĩ tương lai cho đất nước chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ĐẾN NĂM 2015. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)