4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động tổ chức tín nhiệm
Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cho thấy, việc định mức tín nhiệm các công cụ nợ và các tổ chức phát hành là một hoạt động rất phức tạp, có độ nhạy cảm, và đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao, cho nên nhất thiết phải đƣợc điều chỉnh bởi những văn bản có hiệu lực pháp lý cao. Từ đó cho thấy việc xây dựng khung pháp lý có khả năng thực thi tốt, trên cơ sở áp dụng những kinh nghiệm của thế giới vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam trong lĩnh vực này, là điều kiên để hình thành và hoạt động có hiệu quả của tổ chức định mức ở Việt Nam, góp phần làm cho thị trƣờng chứng khoán Việt nam nói riêng thị trƣờng nợ nói chung hoạt động hiệu quả. Minh bạch và đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ và các chủ thể tham gia thị trƣờng.
Đối với Việt Nam, việc thành lập CRA,Chính phủ cần đóng vai trò khởi động. Điều đó có nghĩa là phải khuyến khích thành lập và sử dụng các định mức tín nhiệm, sau đó đặt ra các tiêu chuẩn cho CRA. Trách nhiệm này là thuộc bộ tài chính bởi vì bản thân bộ này và cá nhân lãnh đạo bộ này trực tiếp nhất và hiểu rõ nhất về giá trị và tác động của kết quả định mức tín nhiệm trong đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trƣờng vốn quốc tế. Bộ Tài chính cần xây dựng hành lang pháp lý cho các CRA trong đó cần quy định rõ vốn tối thiểu, hạn chế đối với cổ đông, phổ biến thông tin và phân bổ nguồn lực. Việc xây dựng các quy định về
http://svnckh.com.vn 71
định mức tín nhiệm bắt buộc bao gồm chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ. Đồng thời có sửa đổi các quy định về công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán, nhƣ đƣa kết quả định mức tín nhiệm vào tiêu chí của tài sản có thể đầu tƣ. Với Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ sửa đổi các quy định về các tổ chức tín dụng nhƣ ngân hang. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động hiệu quả của tổ chức định mức tín nhiệm với tƣ cách là một chủ thể độc lập trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, trƣớc tiên phải mang tính chất tiền đề, là những cơ sở pháp lý cơ bản nhất để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực định mức tín nhiệm, đồng thời định ra hƣớng đi đúng cho các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức liên quan trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Mặt khác, phải có sự dung hòa tính chất hấp dẫn về mặt kinh tế và tính an toàn pháp lý của hoạt động này. Có nhƣ vậy thì sự điều chỉnh của pháp luật mới có hiệu quả và thúc đẩy hoạt động định mức tín nhiệm nói riêng và hoạt động của thị trƣờng chứng khoán nói chung phát triển. Chiến lƣợc xây dựng này vừa đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn phát triển của thị trƣờng, vừa phải thích hợp với sự phát triển lâu dài của hoạt động định mức tín nhiệm. Từ quan điểm này, những nội dung cụ thể cần thực hiện khi triển khai xây dựng khung pháp lý cho hoạt động này nhƣ sau: