II. Thực hành bổ sung thức ăn cho trẻ
4. Kiến thức, nguồn thông tin về thức ăn bổ sung và lựa chọn của các bà mẹ về
cách cho trẻ ăn
a) Nguồn thông tin
Trẻ dưới 2 tuổi cần được cho ăn bổ sung đầy đủ về lượng, ổn định và đa dạng để
tiếp nhận đủ dinh dưỡng song song với sữa mẹ. Nếu kiến thức về nuôi dưỡng trẻ của người mẹ chưa đầy đủ sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ,
vì họ là người có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 98,4% các bà mẹ trong nghiên cứu cho biết họ là người quyết định chính cách cho trẻ ăn.
Nguồn thông tin có ảnh hưởng quan trọng nhất đến các bà mẹ trong việc cho trẻ ăn
uống là từ mẹ đẻ 44%, tiếp đến là chồng và mẹ chồng (Biểu đồ 2.9). Không có sự khác biệt theo vùng rõ nét, song nguồn ảnh hưởng quan trọng nhất từ nhóm cán bộ y tế và quảng cáo ở thành thị có cao hơn so với ở nông thôn (6% so khoảng 2,5%), ngược lại, thông tin từnhóm người thân khác trong gia đình ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao gấp 2 lần so với ở thành thị, 16,7% so với 8,3%. Điều này cho thấy việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ có thể bị tác động bởi những tập quán của cộng đồng rất rõ nét nhất là vùng nông thôn, trong đó đóng vai trò quan trọng là những người phụ nữ lớn tuổi như mẹ đẻ và mẹ chồng và những
người thân khác. Mặt khác nghiên cứu này cho thấy bà mẹ chưa có thói quen tìm đến cán bộ y tế để được tư vấn về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (3,8%). Kênh quảng cáo có tác
động nhỏ nhất tới quyết định nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ (3,6%).
Biểu đồ 2.9: Nguồn thông tin có ảnh hưởng quan trọng nhất
đến cách cho ăn của các bà mẹ hiện nay (N=1055)
20.2 44.3 14.3 13.8 3.6 3.8 Chồng Mẹ đẻ Mẹ chồng Người thân khác Quảng cáo Cán bộ y tế
b) Lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ
Một nửa số bà mẹ có dự định cho trẻ uống sữa công thức từ 25-48 tháng tuổi
(49,4%), cho tới 2 tuổi (27%) và tới 49 tháng tuổi (22,3%)45. Nhìn chung, chế độ ăn
chủ yếu bú mẹ và có bổ sung dinh dưỡng công thức được gần một nửa số bà mẹ lựa chọn (48,7%), có thể xem là cách cho bé ăn hợp lý nhất đặc biệt ở trẻ trong độ tuổi 7 tháng - 24 tháng.
Bảng 2.4. Lựa chọn cách thức cho trẻ ăn tốt nhất
của những bà mẹ có con từ 7-24 tháng
Cách cho ăn thích nhất %
1. Chủ yếu bú mẹ, và bổ sung sữa bột công thức 44,5
2. Chủ yếu bú mẹ và bổ sung thực phẩm khác 37,2
3. Cho bú mẹ, đồng thời dùng sữa bột công thức 22,5
4. Có bú mẹ và dùng các loại thực phẩm khác 13,5
5. Dùng sữa bột công thức và các loại thực phẩm khác, nhưng
không cho bú mẹ
10,6
6. Chỉ dùng sữa bột công thức cho bé 6,0
7. Chỉ dùng các loại thực phẩm khác mà không có sữa mẹ và sữa bột công thức
1,5
Thảo luận
Đa số nhóm trẻ 7-24 tháng tuổi được sử dụng đa dạng các loại thức ăn, uống chứa đầy đủ ít nhất 4 nhóm thực phẩm chính. Trẻở hộ gia đình có thu nhập cao, nhóm trẻở thành thị có số lượng thức ăn đa dạng nhiều hơn. Khẩu phần ăn trẻ còn chưa đồng đều về cơ cấu dinh dưỡng, tính cân đối của khẩu phần ăn chưa đảm bảo, một phần có
thể do nhận thức về cơ cấu bữa ăn đủ dinh dưỡng của các bà mẹ còn hạn chế.
Đa số trẻở nhóm tuổi 7-24 tháng hiện còn bú sữa là chủ yếu được các bà mẹ thực hành nuôi dưỡng đúng cách theo khuyến nghị của WHO cho trẻ ăn bổ sung đa dạng song song với việc duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng (83,5%).
Trẻở độ tuổi 7-24 tháng chưa bổ sung ít nhất 4 loại nhóm thực phẩm chính còn chiếm đa số cho thấy có bất cập trong thực hành dinh dưỡng hợp lý cho nhóm trẻ ở độ tuổi này. Nhóm người mẹ tự làm riêng, làm công nhân viên chức có tỷ lệ cho trẻ ăn đúng cách cao hơn so với nhóm chuyên môn cao và không đi làm. Hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhất có tỷ lệ cho trẻ ăn đúng cách thấp hơn so với hộ có thu nhập cao nhất.
Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy dinh dưỡng công thức chưa phải là thức ăn
chiếm ưu thế trong khẩu phần ăn của trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Có sự khác biệt rõ nét trong việc bổ sung dinh dưỡng công thức vào khẩu phần ăn của trẻ theo khu vực sống, nghề nghiệp, học vấn của mẹ và theo thu nhập hộ gia đình. Trẻở nông thôn được uống dinh dưỡng công thức thấp hơn đáng kể so với trẻ thành thị. Tỷ lệ trẻ được uống dinh
sinh đúng cách dụng cụ ăn uống cho trẻ. Rất ít các bà mẹ sử dụng các sản phấm sữa tươi để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Trên thực tế thị trường dinh dưỡng công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam chịu sự tác động của rất nhiều các luật,
quy định và chính sách điều tiết khác nhau, cả ở tầm thế giới (Bộ Quy tắc WHO) và ở trong nước (Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/2/2006)46. Trong đó Nghị định
21/2006/NĐ-CP đã nhấn mạnh việc thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ tối ưu bằng cách hạn chế cách thức và phạm vi các sản phẩm thay thế bằng sữa mẹ được phép quảng bá, nói cách khác hạn chế sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ47.
Các phân tích đa biến cho thấy, sống ở thành thị và có thu nhập cao là yếu tố có
tác động mạnh nhất làm tăng khả năng trẻ được sử dụng đa dạng thức ăn và bổ sung dinh dưỡng công thức. Phát hiện này một lần nữa khẳng định có mối quan hệ giữa
dinh dưỡng trẻ nhỏ với mức sống của hộ gia đình, đặc biệt đối với hộ gia đình nghèo ở
nông thôn, vì vậy cần có chính sách mở rộng phạm vi chương trình dinh dưỡng sữa học đường tới cả nhóm tuổi nhỏ hơn, đặc biệt ở vùng nông thôn và gia đình nghèo.
Trong khi đó, tình trạng người mẹ làm công ăn lương, hoặc sống ở thành thị lại làm giảm khả năng trẻ được ăn bổ sung đúng thời điểm cho thấy những khó khăn trong sắp xếp công việc tác động đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng con nhỏ hợp lý theo khuyến nghị đối với những bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.
Nghiên cứu này cho thấy số lượng các bà mẹ đã từng sử dụng các loại sản phẩm
bổ sung vi chất, như thuốc bổ, sản phẩm bổ sung loại vitamin hỗn hợp, bổ sung chất
sắt, vitamin D, khoáng chất, bổ sung DHA, AA và ARA là rất thấp. Việc cho trẻ bổ
sung thuốc bổ với sự chỉ định của bác sĩ là rất hạn chế. Hầu hết các bà mẹ là người quyết định chính việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Quyết định của mẹ thường bịảnh hưởng bởi mẹ đẻ của họ. Ảnh hưởng của các kênh truyền thông, vai trò của cán bộ, nhân viên y tế
trong việc thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ tới các bà mẹ là rất thấp.
Nhận thức của các bà mẹ về cách nuôi con ăn bổ sung đúng cách nhìn chung
chưa đúng với các khuyến nghị về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Theo Bộ Y tế (2012)
kiến thức, thực hành dinh dưỡng chưa hợp lý còn phổ biến ở các bà mẹ và các thành
viên trong gia đình, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa48.
Tóm lại, việc thực hành cho trẻ dưới 2 tuổi ăn bổ sung còn chưa tuân thủ đúng
theo các khuyến nghị của WHO, UNICEF và Chính phủ Việt Nam. Thời điểm cho trẻ
46
Nguồn: Tổ chức Thống nhất và Tín thác Bảo vệ Người Tiêu dùng (CUTS), 2012, Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam qua các năm 2009-2011, tháng 6/2012 47
Nguồn: Alive & Thrive và Bộ Y tế và UNICEF, 2012, Chính sách pháp luật nhằm bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹở Việt Nam: Tăng cường thực thi Nghị định 21/2006/NĐ-CP góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và giảm tỷ lệ thấp còi
48
ăn bổ sung chủ yếu là cho trẻ ăn quá sớm. Nhìn chung chưa sử dụng đa dạng các loại thức ăn, uống trong khẩu phần của trẻ, cũng như chưa bảo đảm sự cân đối về dinh
dưỡng. Khẩu phần dinh dưỡng công thức cho trẻ trên 6 tháng tuổi còn thấp. Rất ít các bà mẹ chú ý và quan tâm tới việc bổ sung đủ các vi chất dinh dưỡng từ các nguồn thuốc bổ khác cho trẻ. Khác biệt rõ nét nhất trong thực hành cho trẻ ăn bổ sung chủ
yếu theo khu vực sống giữa nông thôn và thành thị, giữa nhóm bà mẹ học vấn cao, làm trong lĩnh vực chuyên môn cao và ở hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất so với với các nhóm bà mẹ khác. Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ liên quan chặt chẽ tới tình trạng
dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em sau này. Các bà mẹ tuân thủ đúng theo các khuyến cáo về thức ăn bổ sung cho trẻ nhỏ sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị thấp còi, suy dinh
dưỡng, góp phần nuôi dưỡng một thế hệ/nguồn nhân lực tương lai khỏe mạnh về thể
PHẦN BA. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ