Thức ăn bổ sung cho trẻ 7-24 tháng tuổi đủ dinh dưỡng theo khuyến nghị

Một phần của tài liệu báo cáo khoa học nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở một số địa phương của việt nam -thực tiễn và vấn đề chính sách (Trang 53 - 56)

II. Thực hành bổ sung thức ăn cho trẻ

3. Thức ăn bổ sung cho trẻ 7-24 tháng tuổi đủ dinh dưỡng theo khuyến nghị

Nhận xét chung là việc cho trẻ 7-24 tháng tuổi ăn thức ăn bổ sung còn chưa đúng cách và chưa được các bà mẹ chú trọng.

a) Ăn đủ ít nhất 4 nhóm thực phẩm

Để tìm hiểu việc cho trẻ ăn đúng cách, phần này sẽ phân tích trên cơ sở lựa chọn các bà mẹ hiện cho trẻ ăn ít nhất 4 nhóm thực phẩm nêu trên, với giả định rằng, những bà mẹ thực hiện đúng cách nếu họ hiện cho trẻ ăn đủ ít nhất 4 nhóm thực phẩm: 1) Chất bột đường là cơm/cháo/mì và 2) nhóm chất đạm gồm thịt, cá, gà, tôm, cua, hải sản các loại; 3) Nhóm chất xơ bao gồm ăn đậu phụ, các loại hạt đậu hoặc có sữa đậu nành; 4) Nhóm vitamin và khoáng chất là những bà mẹ có cho con ăn trái cây, rau củ

hoặc uống nước ép trái cây, rau củ.

Kết quả là chỉ có 1/3 số trẻ 7-24 tháng tuổi (30,7%) đang được mẹ cho ăn ít nhất 4 nhóm thức ăn theo khuyến nghị (xem Biểu đồ 2.7). Một phần năm số trẻ ở nhóm bú mẹ chủ yếu được cho ăn đủ 4 nhóm thực phẩm theo khuyến nghị (26%). Tỷ lệ này ở

nhóm trẻ hoàn toàn ăn thực phẩm khác là 37,8%. Còn lại khoảng 2/3 số trẻ ở cả hai

42

Nguồn: Peter B Sullivan,1993, Sữa bò gây ra chảy máu trong ruột ở trẻ sơ sinh: 68-245 (tiếng Anh: Cows' milk induced intestinal bleeding in infancy, Archives of Disease in Childhood; 68: 240-245)

43

nhóm bú mẹ chủ yếu (74%) và nhóm hoàn toàn ăn thực phẩm khác (62,2%) chưa bổ

sung ít nhất 4 loại nhóm thực phẩm, cho thấy sự cần thiết thực hành bổ sung dinh

dưỡng hợp lý cho nhóm trẻở độ tuổi này.

Nhóm người mẹ tự làm riêng, làm công nhân, viên chức có tỷ lệ cho trẻ ăn đúng cách cao hơn so với nhóm chuyên môn cao và không đi làm (41-43% so với 28-30%). Tuy nhiên những bà mẹ nhiều tuổi nhất (36-40 tuổi) lại có tỷ lệ cho trẻ ăn tối thiểu 4 nhóm thực phẩm là cao nhất, chiếm 43%; tiếp đến là 38,6% ở nhóm tuổi 31-35, giảm dần xuống còn 35,3% ở nhóm 26-30 và ở nhóm bà mẹ trẻ nhất là 18-25 tỷ lệ này chỉ

có 20%. Hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhất có tỷ lệ cho trẻ ăn đúng cách thấp hơn

so với hộ có thu nhập cao nhất (32,2% so với 37,6%). Không có khác biệt khu vực sống và học vấn của mẹ. Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ 7-24 tháng ở thành thị chưa được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cao hơn so với nông thôn, có thể là do khả năng tiếp cận thực phẩm sạch (rau, thịt, cá) được sản xuất tại địa phương rất hạn chế. Sự khó khăn trong

việc tiếp cận thực phẩm sạch ở địa phương của các bà mẹ thành thị cũng có thể giải thích cho việc khẩu phần dinh dưỡng công thức được chú trọng hơn để bổ sung thêm chất dinh dưỡng an toàn cho con.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ trẻ ăn ít nhất 4 nhóm thực phẩm theo khuyến nghị (N=475)

26 37.8 25.6 33.2 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Hiện đang bú mẹ chủ yếu Hòan toàn ăn thực phẩm

khác

Thành thị Nông thôn

Chế độ ăn Khu vực

%

b) Sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất

WHO khuyến cáo nên bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em không được bú mẹ

nhằm phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em44. Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất cho trẻdưới 2 tháng tuổi là rất quan trọng nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Ví

dụ, việc bổ sung chất sắt là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể và để có một sức khỏe dồi dào. Cơ thể trẻ thơ và kể cả ở giai đoạn thanh thiếu niên cần nhiều chất sắt. Trẻ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn trong suốt giai đoạn phát triển nếu chế độ

44

dinh dưỡng thiếu sắt. Hoặc các sản phẩm có chứa DHA, là một acid béo thuộc nhóm omega-3, là dưỡng chất tối quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ như ảnh

hưởng đến sự hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, quan trọng cho chức năng của não và mắt. Theo nghiên cứu của WHO và FAO, đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, DHA

ở hàm lượng 0,32% trong tổng axit béo, tương ứng 17mg/100kcal là tối ưu. Trẻ từ 1-6 tuổi thì cần được bổ sung DHA với hàm lượng từ 75mg/ngày. Dầu cá cũng là lựa chọn

để các bà mẹ bổ sung DHA cho con, song lựa chọn này cần được sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ. Như vậy, điều quan trọng cần phải lưu ý là vai trò tư vấn của bác sĩ, ví dụ trẻ không nên được bổ sung sắt liều mạnh mà không được bác sĩ tư vấn trước. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) thì việc hấp thụ sắt quá nhiều là nguyên nhân chính gây ngộ độc nặng ở trẻ em.

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy, đa phần các bà mẹ chưa từng sử dụng bất cứ

loại thuốc bổ gì cho trẻ từ 7-24 tháng (70,2%), nhóm trẻ nhỏ ở nông thôn chưa từng sử

dụng loại thuốc bổ nào cao hơn đáng kể so với trẻ ở thành thị (81% so với 49,1%). Các

loại sản phẩm bổ sung vi chất được các bà mẹ sử dụng bao gồm các loại vitamin hỗn

hợp, bổ sung chất sắt, vitamin D, khoáng chất, nhưng tỷ lệ các bà mẹ đã từng sử

dụng các loại sản phẩm bổ sung vi chất này rất thấp, dao động từ 4,9 đến 17,1%,

không có một bà mẹ nào bổ sung sản phẩm có DHA, AA và ARA cho trẻ ở nhóm

tuổi này (Biểu đồ 2.8).

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng giầu chất sắt, theo khuyến nghị trẻ cần được bổ sung thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm bổ sung sắt được sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 6-24 tháng. Tỷ lệ các bà mẹ hiện có bổ sung sắt cho trẻ là rất thấp, 9,1%. Đa số các bà mẹ bắt đầu cho trẻ bổ sung các sản phẩm thuốc bổ trong vòng 12

tháng đầu. Việc cho trẻ bổ sung thuốc bổ phải có sự chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên, chỉ

có khoảng một nửa (48%) bà mẹ trong số này cho biết họ có sử dụng các loại thuốc bổ

cho trẻ theo kê đơn của bác sĩ.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc bổ và sản phẩm bổ sung (N=475)

15 9.1 17.1 10.4 4.9 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 %

Một phần của tài liệu báo cáo khoa học nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở một số địa phương của việt nam -thực tiễn và vấn đề chính sách (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)