Hoàn thiện cơ chế cho vay đối với các DNV & N

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội (Trang 44 - 45)

- Phương thức cho vay: Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, Chi nhánh cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức cho vay của mình. Ngoài những phương thức cho vay chủ yếu như: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay hợp vốn, cho vay đầu tư dự án … thì Chi nhánh cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi khách hàng để cung cấp những hình thức phù hợp nhất đối với khách hàng nhằm đảm bảo tối đa lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.

- Mức cho vay: Thực tế tại Vietcombank Hà Nội, hạn mức cho vay thường phụ thuộc chủ yếu vào giá trị tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ, giá trị tái sản cầm cố, thế chấp thấp nên mức vốn được vay cũng thấp nên hầu hết các DNV & N đều thiếu vốn. Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DNV & N đòi hỏi Vietcombank Hà Nội cần phải tìm ra cách giải quyết phù hợp. Ngân hàng không nên chú trọng đến biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố mà cần mở rộng hơn nữa cá biện pháp bảo đảm tiền vay khác. Ngân hàng có thể coi tính khả thi của dự án là một sự bảo đảm, phát triển hình thức cho vay tín chấp, ngân hàng dựa vào kết uy tín và kết quả hoạt động thực tế của DN để cho vay vốn hoặc ngân hàng có thể xem xét cho các DNV & N vay khi có sự đảm bảo của bên thứ ba là các DN lớn có quan hệ lâu dài tin cậy với ngân hàng. Tuy nhiên, việc mở rộng hạn mức cho vay cũng đồng nghĩa với việc rủi ro của các khoản vay có thể tăng cao, vì vậy cần có những biện pháp giám sát, quản lý rủi ro phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay.

- Về thời hạn cho vay: Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn nhằm mua sắm máy móc, thiết bị của DNV & N, Chi nhánh cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác quản trỉ rủi ro, tăng cường công tác thẩm định và tái thẩm định nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó giúp cho các DNV & N có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn trung dài hạn.

- Lãi suất cho vay: Ngân hàng cần căn cứ vào lãi suất huy động vốn cùng loại , rủi ro ngân hàng có thể gặp phải, khả năng sinh lời của dự án vay vốn ... để đưa ra mức lãi suất hợp lý cho cả DNV & N và ngân hàng. Căn cứ vào quy định lãi suất của Tổng giám đốc NH TMCP NT VN, chi nhánh Vietcombank HN và DN thoả thuận để ghi vào hợp đồng tín dụng. Mặc dù giữa DN lớn có nhiều lợi thế hơn so với các DNV & N, tuy nhiên, ngân hàng cũng không nên phân biệt lãi suất cho vay giữa hai loại hình DN này mà cần phải có một chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau nhằm tạo điệu kiện cho các DNV & N vay vốn. Với những khách hàng có quan hệ uy tín và lâu dài, thì ngân hàng cần áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi. Điều này giúp các doanh nghiệp đảm bảo có đủ vốn để hoạt động có hiệu quả, góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng. Một chính sách nữa nên được các ngân hàng áp dụng là giảm lãi suất đối với những khách hàng vay lần đầu để thu hút thêm khách hàng mới đến với ngân hàng. Điều này sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp và niềm tin của các DNV & N đối với ngân hàng từ đó họ sẽ trở thành những khách hàng trung thực với ngân hàng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội (Trang 44 - 45)