Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội (Trang 51 - 52)

Khuyến khích DNV & N phát triển là vấn đề mới được chú trọng trong vài năm trở lại đây nên việc xây dựng các bộ luật liên quan đến vấn đề này còn mắc phải một số thiếu sót. Các DNV & N thường bị hạn chế bởi khả năng tài chính nên ít có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu về tài sản bảo đảm khi đi vay từ các tổ chức tín dụng. Để tháo gỡ vấn đề này, Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm góp phần giúp các DNV & N dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn chính thức. Đồng thời, nhà nước cần sửa đổi bổ sung cơ chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng để Quỹ thực sự trở thành cầu nối giữa DNV & N và các ngân hàng. Có thể thấy rằng nhà nước ta chưa chú ý đến việc giải quyết nhu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh do thủ tục còn phiền hà phức tạp, nhất là trong khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm

mất đi cơ hội kinh doanh của DN. Do đó, nhà nước cần có thay đổi trong việc cấp các giấy tờ này để tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho DN có mặt bằng để tiến hành xây dựng nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù nhà nước ta dành cho các DNV & N rất nhiều ưu đãi, nhưng những ưu đãi đầu tư này được quy định rải rác trong các luật và văn bản dưới luật khác nhau, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý cũng như cho DN trong việc nhận biết và tiếp cận các ưu đãi đầu tư. Bất cập trong việc đưa ra các ưu đãi là có những ưu đãi sử dụng nhằm đạt được đồng thời nhiều mục tiêu nên đôi khi xung đột lẫn nhau. Nhà nước cần xây dựng được hệ thống ưu đãi mới, thống nhất, có những tiêu chí cụ thể để xác định những doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên. Bên cạnh đó thì trong vấn đề xử lý nợ quá hạn bằng tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc từ môi trường pháp lý, nên để ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, khi đến hạn trả mà bên doanh nghiệp vay vốn không có khả năng trả nợ ngân hàng có đơn lên toà án để ra quyết định ngay cho ngân hàng phát mại tài sản mà không cần thiết phải tiến hành các bước điều tra hoà giải, xét xử như hiện nay để làm cho tình hình thu nợ bị mất nhiều thời gian và tốn kém. Bởi vậy nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý đối với trường hợp này, kiên quyết trong việc sắp xếp lại các DN nhà nước, chỉ nên để lại các DN thực sự làm ăn có hiệu quả hoặc các DN hoạt động trong lĩnh vực cần thiết phải phát triển dân sinh. Nhà nước chính vì vậy nên ban hành, hoàn thiện và đồng bộ các văn bản pháp luật có liên quan đến môi trường kinh tế, pháp lý vững chắc cho tất cả các hoạt động của DN cũng như của bản thân ngân hàng. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý là rất cần thiết, các văn bản pháp luật không được chồng chéo nhau mà vừa đảm bảo tính bình đẳng vừa kích thích cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)