NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam ( VIB Bank ) (Trang 25)

2.1.Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ

Hoạt động kinh doanh thẻ diễn ra theo một chu trình khép kín, bao gồm nhiều chủ thể tham gia. Có thể khái quát chung lại các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ gồm:

2.2.Ngân hàng phát hành thẻ:

Ngân hàng phát hành thẻ (NHPH) là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời được NHTW cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành. Ngân hàng phát hành thẻ tham gia vào quá trình thanh toán với tư cách là chủ nợ của chủ thẻ và là người chịu trách nhiệm thanh toán lại cho các Ngân hàng thanh toán và các điểm chấp nhận thẻ. NHPH được quyền đưa ra các điều kiện về phát hành và thanh toán thẻ mà chủ thẻ và các NH đại lý thanh toán, cơ sở chấp nhận thẻ phải chấp hành.

2.3.Ngân hàng thanh toán thẻ:

Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTT) là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của tổ chức thẻ quốc tế, hoặc các ngân hàng được các NHPH uỷ quyền thực hiện việc thanh toán thẻ. NHTT đảm nhiệm hoạt động thanh toán chứ không liên quan đến công tác phát hành thẻ. Vì vậy, đối tượng quản lý của NHTT là các CSCNT. Riêng thẻ quốc tế Visa và Master thì NHTT phải là thành viên chính thức của các tổ chức này. Trên thực tế, nhiều Ngân hàng vừa là NHPH, vừa là NHTT.

2.4.Chủ thẻ:

Là người được NHPH cho phép sử dụng thẻ theo hạn mức tín dụng được cấp hoặc theo số dư trên tài khoản thẻ. Các thông tin về chủ thẻ được in nổi hoặc mã hoá trên thẻ

2.5.Cơ sở chấp nhận thẻ:

CSCNT là các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ…và chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán. CSCNT là khách hàng trực tiếp của NHTT nên phải có hợp đồng với NHTT. CSCNT cũng có quyền đòi hỏi NHTT cung cấp máy móc, thiết bị phục vụ việc kiểm tra và thanh toán bằng thẻ. Số lượng các điểm chấp nhận thẻ quyết định quy mô của hoạt động thanh toán thẻ, nó tác động đến tiện ích và hiệu quả của việc thanh toán bằng thẻ của khách hàng.

2.6.Tổ chức thẻ quốc tế:

Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Tổ chức thẻ quốc tế có mạng lưới hoạt động rộng khắp và làm trung tâm xử lý, cấp phép, thông tin giao dịch thanh toán của các ngân hàng thành viên trên toàn thế giới. Tên của mỗi tổ chức thẻ quốc tế đều được in trên sản phẩm của họ. Khác với Ngân hàng thành viên, tổ chức thẻ quốc tế không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay

CSCNT mà chỉ có trách nhiệm về uy tín của snr phẩm thẻ của mình cũng như cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quá trình thanh toán hay cấp phép của các ngân hàng thành viên một cách nhanh chóng. Hiện tại các có các tổ chức thẻ VISA, MASTERCARD, AMEX, JCB…

2.7. Trung tâm dịch vụ thẻ:

Trung tâm dịch vụ thẻ trực thuộc Ngân hàng phát hành thẻ, là đại diện trực tiếp của ngân hàng trong quan hệ đối ngoại về phát hành, cấp phép, tra soát, thanh toán thẻ và quản lý rủi ro. Trung tâm dịch vụ thẻ thường đứng ra ký hợp đồng sử dụng thẻ, cung cấp thẻ và các dịch vụ kèm theo cho người sử dụng thẻ, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của thẻ. Ngoài ra, trung tâm dịch vụ thẻ còn đảm nhận việc cung cấp các thiết bị chuyên dùng cho các CSCNT để phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ.

2.8.Cơ sở pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ

Hoạt động của các chủ thể trong kinh doanh và sử dụng thẻ trong tời gian qua chủ yếu dựa và hai nguồn chính. Đó là các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của các Tổ chức thẻ Quốc tế ban hành.

Trong đó, hiện nay NHNNVN mới chỉ ban hành hai văn bản đề cập đến thanh toán thẻ.

Thứ nhất là thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành kèm theo quyết định số 22/QĐ- NH1 ngày 21/02/1994. Tịa Phần 1, mục IIG, điều 24 quy định về thanh toán thẻ. Theo thể lệ này, thẻ thanh toán có nhiều loại nhưng chủ yếu là 3 loại chính là Thẻ ghi nợ, Thẻ ký quỹ thanh toán, và thẻ tín dụng. Cụ thể:

- Thẻ ghi nợ: Áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, do Giám đốc Ngân hàng phát hành thẻ xem xét quyết định.

Mỗi thẻ có hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định, khách hàng chỉ được thanh toán trong phạm vi hạn mức của thẻ.

- Thẻ ký quỹ thanh toán: Áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng muốn sử dụng loại thẻ này, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại Ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ ghi trong thẻ.

- Thẻ tín dụng: Áp dụng với khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản.

Ngoài ra còn một số quy định về trách nhiệm của các chủ thể tham gia.

Nội dung của Quyết định này đề cập còn khá sơ lược về thanh toán thẻ. Mặt khác, chưa có sự rõ ràng giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Theo khái niệm như trên thì hai loại này gần như là tương tự nhau.Tuy nhiên, vào thời điểm ban hành quy chế này, hoạt động thẻ của nước ta chưa phát triển, các ngân hàng cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy việc tồn tại những hạn chế như trên cũng là khó tránh khỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai là quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng, ban hành kèm theo quyết đinh số 371/1999/QĐ- NHNN1 ngày 19/01/1999. Quy chế này ra đời trong khi hoạt động thanh toán thẻ của Việt Nam bắt đầu có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải có hành lang pháp lý cụ thể và đầy đủ hơn. Đồng thời cũng nhằm khắc phục những hạn chế của Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Có thể nói Quy chế này là đầy đủ và cụ thể nhất trong các quy định liên quan đến thanh toán thẻ từ trước tới nay. Quy chế gồm 8 chương và 31 điều quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể trên thị trường thẻ của Việt Nam. Đồng thời cũng có sự phân biệt cụ thể giữa các loại sản phẩm thẻ như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ nội địa, thẻ quốc tế,…Các loại thẻ này được thống nhất gọi chung là thẻ Ngân hàng. Quy chế cũng có sự rõ ràng giữa thẻ thanh toán và thẻ tín dụng, cùng các quy định về các vấn đề: Điều kiện phát hành thẻ, điều kiện sử dụng thẻ, phạm vi và thời hạn sử dụng thẻ, các trường hợp mất thẻ cũng như trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trên thị trương thẻ…

Tuy nhiên, quy chế này còn có hạn chế là chưa đề cập cụ thể về vấn đề quản lý ngoại hối đối với sử dụng thẻ ở nước ngoài. Trong đó cần quy định cụ thể số tiền tối đa mà các chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán ở nước ngoài mà không cần khai báo với cơ quan hải quan. Đồng thời, quy chế cũng chưa cụ thể quá trình nghiệp cụ phát hành thẻ tại NHTM , các quy định liên quan đến giao dịch qua Internet, qua máy rút tiền tự động ATM.

Trong quá trình gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh thẻ đầy mới mẻ ,các văn bản này ra đời là hành lang pháp lý quan trọng và cần thiết với các chủ thể tham gia trên

thị trường thẻ, đặc biệt là đối với các NHTM. Gần đây nhất, với sự ra đời của Luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính ngày 29/11/2005 cũng đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng yên tâm đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán thẻ.

Bên cạnh sự điều chỉnh của các quy định của NHNNVN, Các chủ thể trên thị trường thẻ nước ta còn chịu chi phối bởi các quy định của các tổ chức thẻ quốc tế. Đặc điểm nổi bật của các quy định này là luôn nhằm bảo vệ uy tín về thương hiệu của các TCTQT. Vì vậy, nội dung các quy định thường rất chặt chẽ, cụ thể và mang tính áp đặt. Các vấn đề được các TCTQT quy định như:

- Quy định về tiêu chuẩn trong thiết kế sản phẩm. - Quy định về hạn mức thẻ.

- Quy định về trách nhiệm của các thành viên (NHTT, NHPH, các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến thẻ).

- Quy định về giải quyết các xung đột, khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên…

Các tổ chức này còn áp dụng các biện pháp xử phạt rất nặng nề đối với các thành viên vi phạm.

2.9.Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh thẻ của NHTM

Với 5 chủ thể chính trên thi trường thẻ là : NHPH, NHTT, Chủ thẻ, ĐVCNT, và Tổ chức thẻ quốc tế thì hoạt động kinh doanh thẻ có thể được khái quát theo mô hình sau:

Biểu đồ 1

1. NHPTT phát hành thẻ cho chủ thẻ.

2. Khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ. Giao dịch viên kiểm tra thẻ và quẹt thẻ qua POS.

3. ĐVCNT gửi yêu cầu cấp phép phê duyệt giao dịch đến NHTTT.

4. NHTTT gửi yêu cầu cấp phép giao dịch đến Hiệp hội thẻ Quốc tế (Visa, MasterCard…)

5. Hiệp hội thẻ Quốc tế chuyển yêu cầu cấp phép giao dịch đến NHPHT. 6. NHPHT chuyên trả lời (chấp nhận hoặc từ chối) tới Hiệp hội thẻ quốc tế. 7. Hiệp hội thẻ quốc tế chuyển tiếp trả lời tới NHTTT.

8. NHTTT chuyển tiếp trả lời tới ĐVCNT. 9. ĐVCNT hoàn tất giao dịch.

Tất cả các giao dịch trên chỉ diễn ra trong vài giây.

Hội thẻ QT Chủ thẻ ĐVCNT NHPHT NHTTT 3 4 5 6 7 8 9 2 1

Như vậy, về phía ngân hàng, hoạt động kinh doanh thẻ tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực là Nghiệp vụ phát hành thẻ và nghiệp vụ thanh toán thẻ.

2.10.Nghiệp vụ phát hành thẻ

Hoạt động phát hành thẻ bao gồm việc triển khai và quản lý cả 3 quá trình : phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Cả ba quá trình này đều rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả phục vụ khách hàng sử dụng thẻ. Các Ngân hàng phát hành thẻ phải xây dựng cụ thể các quy định về việc sử dụng thẻ và thu nợ, gồm : số tiền thanh toán tối thiểu, ngày sao kê, ngày đến hạn, các loại phí và lãi, hạn mức tín dụng tối thiểu, tối đa, các chính sách khách hàng…

Cơ bản hoạt động phát hành thẻ của các NHTM gồm các vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoạt động nghiên cứu thị trường và tiếp thị đưa sản phẩm vào thị trường. - Thẩm định khách hàng

- Cấp hạn mức tín dụng đối với chủ thẻ tín dụng. - Thiết kế thẻ và tổ chức mua thẻ trắng

- In nổi, mã hoá và cấp số PIN cho chủ thẻ. - Quản lý thông tin về khách hàng.

- Quản lý tình hình sử dụng thẻ của khách hàng. - Quản lý tình hình thu nợ đối với khách hàng. - Cung cấp các dịch vụ khách hàng.

- Thanh toán bù trừ với các Tổ chức thẻ quốc tế.

Thực hiện phát hành thẻ, lợi nhuận thu được của các NHPH ngoài phí phát hành thu từ chủ thẻ (phí phát hành lần đầu và phí thường niên) còn có khoản phí trao đổi do NHTT chia sẻ từ phí thanh toán thẻ thông qua các tổ chức thẻ quốc tế. Trên cơ sở các nguồn thu này, Ngân hàng phat hành thẻ sẽ đưa ra các chính sách ưu đãi cho khách hàng của mình để thu hút khách hàng sử dụng thẻ cũng như tăng doanh số thanh toán thẻ.

Để hiểu cụ thể hơn về nghiệp vụ phát hành thẻ, sau đây xin trình bày khái quát quy trình phát hành thẻ tín dụng và thẻ thanh toán:

Đối với thẻ tín dụng:

Thẻ tín dụng được phát hành dựa trên nguyên tắc cho vay ngắn hạn. Hạn mức tín dụng thẻ phải nằm trong tổng mức cho vay chung đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc quan trọng khi phát hành thẻ là khách hàng phải có đảm bảo bằng thế chấp hoặc tín chấp. Nếu dựa vào tín chấp, Ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, còn dựa vào thế chấp thì giá trị tài sản phải tương đương với hạn mức tín dụng được cấp. Tài sản thế chấp của khách hàng thường là tài khoản cá nhân ở ngân hàng hoặc tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

*Quy trình phát hành:

Bước 1: Hồ sơ phát hành:

Khách hàng gửi đơn và hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ đến Ngân hàng. Khách hàng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như năng lực hành vi, năng lực pháp lý… Tuỳ năng lực tài chính của mình mà khách hàng sẽ lựa chọn hình thức thế chấp hay tín chấp. Hồ sơ khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) gồm các thông tin: tên, địa chỉ, cơ quan công tác, số chứng minh nhân dân, quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiêm thăng chức,…

Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Căn cứ vào hồ sơ của khách hàng, bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành thẻ. Nếu ngân hàng chấp nhận thì sẽ tiến hành ký hợp đồng với khách hàng.

Bước 3: Chấp thuận phát hành thẻ:

Sau khi đã xác định các yếu tố về hạng thẻ, loại khách hàng…ngân hàng sẽ mở tài khoản cho khách hàng, cập nhật hồ sơ và tiến hành in thẻ. Sau khi in thẻ và xác định số PIN, thẻ sẽ được giao cho bộ phận phát hành để trao cho khách hàng. Trước khi giao thẻ cho khách hàng, Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký tên vào thông báo gửi thẻ, hợp đồng sử dụng thẻ và vào mặt sau của thẻ.

Đối với thẻ thanh toán:

Đối với thẻ thanh toán, nghiệp vụ phát hành thẻ đơn giản hơn vì khách hàng sử dụng thẻ bằng cách chi tiêu tiền từ chính tài khoản của họ tại ngân hàng.Với loại thẻ thanh toán, ngân hàng không phải đối mặt với nhiều rủi ro về những khoản nợ khó đòi hay sự lợi dụng của chủ thẻ. Vì vậy, khi yêu cầu Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán thì khách hàng chỉ cần nộp tiền ký quỹ hoặc mở tài khoản có số dư nhất định thì

sẽ được ngân hàng cấp thẻ một cách nhanh chóng mà không phải qua bước thẩm định tín dụng.

2.11.Nghiệp vụ thanh toán thẻ

Cùng với phát hành thẻ, nghiệp vụ thanh toán thẻ cũng là mảng hoạt động quyết định đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng. Thanh toán thẻ gồm việc ký hợp đồng với các ĐVCNT đến việc xử lý các giao dịch thẻ phát sinh tại ĐVCNT, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn cho ĐVCNT. Hoạt động thanh toán thẻ do NHTT đảm nhận. Đây là ngân hàng được NHPH uỷ nhiệm thực hiện dịch vụ thanh toán theo hợp đồng, hoặc là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế thực hiện giao dịch thanh toán theo thoả ước ký kết với TCTQT đó. Trong nhiều trường hợp, NHTT đồng thời cũng là NHPH.

Hoạt động thanh toán thẻ của các Ngân hàng chủ yếu gồm:

- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng CSCNT.

- Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ. - Cung cấp dịch vụ khách hàng.

- Tổ chức tập huấn kiến thức thanh toán thẻ cho nhân viên các ĐVCNT. - Cung cấp các trang thiết bị, vật tư cho thanh toán thẻ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ( VIB BANK )

I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ( VIB BANK )

1.1 Lịch sử hình thành và tình hình kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam ( VIB Bank ) (Trang 25)