Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh từ năm 2005 - 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tổng thu nhập 177.153 387.903 737.941
Tổng chi phí 74.056 139.856 277.186
Lợi nhuận trước thuế và sau khi
trích dự phòng 103.097 248.047 460.755
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2005-2007 của HABUBANK)
Biểu đồ Lợi nhuận trước thuế và sau khi trích dự phòng 103.097 248.047 460.755 0 100000 200000 300000 400000 500000 2005 2006 2007 Năm T ri ệ u đ ồ n g
Sau một năm 2006 không ngừng nỗ lực và cố gắng của tất cả các thành viên Ngân hàng, HABUBANK đã đạt được những thắng lợi trong hoạt động kinh doanh với những chỉ tiêu tài chính đều vượt kế hoạch từ 80% đến 250%. Lợi nhuận tăng trưởng một cách vững chắc. Lợi nhuận trước thuế và sau khi trích dự phòng đã được
kiểm toán đạt 248,047 tỷ VNĐ, tăng 140% so với năm 2005 và vượt 45 tỷ so với kế hoạch.
Năm 2007 tiếp tục là một năm thành công vượt bậc của HABUBANK về hiệu quả và an toàn, là năm thứ hai trong giai đoạn 2006 - 2010 phát triển nhanh, mạnh và toàn diện theo đúng chiến lược đã đề ra. Vị thế của HABUBANK ngày càng được khẳng định trên thị trường với nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín cả trong nước và quốc tế, giá trị cốt lõi cho cổ đông ngày càng được tăng cao và liên tục tích lũy. Lợi nhuận trước thuế và sau khi trích dự phòng của HABUBANK là 460,755 tỷ đồng, đạt 107,37% kế hoạch, tăng gần gấp đôi so với năm 2006.
Tuy nhiên, HABUBANK còn tập trung nhiều vào hoạt động bán buôn, mạng lưới chi nhánh còn nhỏ hẹp, do đó lợi nhuận thu được chưa lớn so với nhiều ngân hàng trong hệ thống NH TMCP. Thực tế, đã có những ngân hàng cực kỳ thành công trong lĩnh vực bán lẻ. Ví dụ như hai NH TMCP hàng đầu Việt Nam là ACB (hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ) và ngân hàng Sacombank ( Ngân hàng bán lẻ). Có thể thấy rõ hiệu quả của hoạt động bán lẻ khi so sánh những con số ấn tượng trong lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng này với HABUBANK :
Bảng 2.2 Lợi nhuận trước thuế của ACB, Sacombank, HABUBANK trong năm
2006 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng
ACB Sacombank HABUBANK
2006 658 543 248
2007 2.127 1.452 460
So sánh 2007/2006
+ 223% + 167 % + 85%
(Nguồn: Công khai báo cáo tài chính của các ngân hàng trên website: http://habubank.com.vn , http://www.acb.com.vn, http://sacombank.com.vn) 2.1.3.2 Tăng trưởng nguồn vốn
* Tình hình huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đến 31/12/20 05 Đến 31/12/20 06 Đến 31/12/2 007 So sánh 2006/20 05 So sánh 2007/20 06 Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Tiền gửi tiết kiệm 2.468.36 7 50 3.595.21 2 37 6.624.65 4 31 + 144,60 + 184,26 Tiền gửi khách hàng 609.908 13 1.371.87 8 14 2.907.59 6 15 + 224,93 + 211,94 Huy động liên ngân hàng 1.806.11 0 37 4.776.24 2 49 10.742.7 51 54 + 236,60 + 224,92 Tổng huy động 4.902.38 5 100 9.743.33 2 100 19.875.0 01 100 + 198,74 + 203.99
Biểu đồ tổng vốn huy động 4.902.385 9.743.332 19.875.001 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 2005 2006 2007 Năm T ri ệ u đ ồ n g
Trong năm 2006, mặc dù thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới được thành lập, mạng luới của các ngân hàng đuợc mở rộng kết hợp với “chạy đua” về lãi suất. Bằng các biện pháp hữu hiệu, HABUBANK đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn huy động trong năm. Tổng vốn huy động của HABUBANK đến 31/12/2006 đạt 9.743 tỷ VNĐ, tăng trưởng 98,74% so với năm 2005 (tương đương 4.841 tỷ đồng).
Với các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt được hỗ trợ bởi các phương thức Marketing hiệu quả, HABUBANK ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng dân cư và tổ chức kinh tế. Năm 2007 tổng huy động đạt 19.875 tỷ đồng, tăng 103,99% so với năm 2006.
* Chỉ số an toàn vốn
Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức an toàn của ngân hàng là tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng này tối thiểu là 8%. Năm 2005 tỷ lệ an toàn vốn của HABUBANK là 8,89% . Tỷ lệ này năm 2006 là 14%. Đây là chỉ số mà HABUBANK đánh giá là tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam. Đây cũng là một trong những tiêu chí chủ chốt để ngân hàng Thế giới lựa chọn HABUBANK là một trong những ngân hàng giải ngân cho Dự án tài chính Nông thôn II với mục đích nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của dự án hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể ở các vùng nông thôn Việt Nam.
2.1.3.3 Sử dụng vốn
* Cho vay khách hàng
Bảng 2.4 Tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng từ
năm 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007
Tổng dư nợ 3.330.218 6.087.385 9.811.735
Dư nợ phân theo thời hạn vay
Cho vay ngắn hạn 2.297.850 4.284.910 7.074.261 Cho vay trung và dài hạn 1.032.368 1.802.475 2.737.474
Dư nợ phân theo ngành kinh tế
Thương mại 2.195.946 3.866.098 6.096.031
Nông lâm nghiệp 32.636 12.784 17.774
Sản xuất và chế biến, may mặc 126.548 193.579 291.409
Xây dựng 289.063 375.592 718.219
Vận tải và thông tin liên lạc 66.271 62.091 138.345 Các ngành khác 619.754 1.577.241 2.550.317
Tổng dư nợ cho vay khách hàng
3.330.218 6.087.385 9.811.735 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 2005 2006 2007 Năm T ri ệ u đ ồ n g
Năm 2006, hệ thống mạng lưới của HABUBANK đã khai trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Song song đó, HABUBANK còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm các cá nhân và doanh nghiệp. HABUBANK đã không ngừng mở rộng và phát triển dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng là 6.087,385 tỷ đồng, tăng 82,7% so với năm 2005.
Với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế trong những năm vừa qua, theo đó nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng không ngừng tăng lên. Để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển, với tiêu chí phục vụ khách hàng, HABUBANK đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều rộng và chiều sâu. Tổng dư nợ cho vay năm 2007 đạt 9.811,735 tỷ đồng, tăng trưởng 61,18% so với năm 2006.
* Hoạt động đầu tư
+ Đầu tư vào thị trường Liên ngân hàng và thị trường mở
Năm 2005 HABUBANK tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trên thị trường liên ngân hàng trong các lĩnh vực đầu tư vốn và kinh doanh tiền tệ. HABUBANK luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng có uy tín và có tính thanh khoản tốt nhất trên thị trường. Việc tạo thanh khoản tốt một phần lớn nhờ vào sự phân bổ và sử dụng nguồn vốn có được một cách hiệu quả hơn năm 2004.
Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của HABUBANK trên thị trường Liên ngân hàng. Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng 3,2 lần so với năm 2005, đạt 139.086 tỷ đồng, tương đương 526 tỷ đồng/ngày. Ngoài ra, HABUBANK cũng tăng cường hoạt động đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư. Kết quả thu lãi tiền gửi năm 2006 của ngân hàng đạt 422,56 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với 2005 và thu từ tham gia thị trường tiền tệ đạt 114,6 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005.
+ Đầu tư vào thị trường chứng khoán
HABUBANK đã đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán. Năm 2005 số dư đầu tư vào chứng khoán các loại là 856,8 tỷ đồng, tăng 2,9 lần so với 2004. Năm 2005, nguồn vốn đã mang lại cho Ngân hàng thu lãi thuần đầu tư chứng khoán hơn 53 tỷ VNĐ, tăng hơn 200% so với 2004.
Trong năm 2006, công ty chứng khoán HABUBANK đã hoàn thiện các dịch vụ và sản phẩm của mình và đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phép hoạt động. Mặc dù đây là năm đầu tiên đi vào hoạt động nhưng Công ty chứng khoán HABUBANK đã kinh doanh có hiệu quả cao. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của HABUBANK SECURITIES là 18,4 tỷ đồng.
+ Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của HABUBANK được chính thức đưa vào hoạt động kể từ tháng 01/1999 với sự ra đời của Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối. Xác định tầm quan trọng của của nghiệp vụ này, từ nhiều năm trước, Ban lãnh đạo của ngân hàng đã đầu tư thích đáng về nhân sự cũng như trang bị những phương tiện,
thiết bị hiện đại như mạng giao dịch Reuters Dealing 3000, màn hình cung cấp uy tín của Reuters, đường Internet tốc độ cao để đảm bảo chất lượng hoạt động. Với uy tín hoạt động trên thị trường, kinh doanh an toàn và hiệu quả, đến nay, hạn mức giao dịch của HABUBANK ngày càng được các tập đoàn tài chính toàn cầu nâng cao, từ 1 triệu USD năm 2004 đến 5 triệu USD/ngày năm 2005 mỗi ngân hàng. Điều này đã hỗ trợ HABUBANK mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng trong thời gian vừa qua. Năm 2005, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 3,56 tỷ VNĐ. Tổng doanh số mua bán các ngoại tệ đạt 1,94 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2004.
Doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2006 đạt 3,634 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2005. Lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,17% kế hoạch.
2.1.3.4 Dịch vụ ngân hàng
+ Bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng năm 2005 đạt 6,98 tỷ đồng, tăng 154% so với 2004. Tổng doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt 966,5 tỷ đồng, tăng 72,28% (tương đương 405,5 tỷ) so với năm 2005. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh năm 2006 đạt 11,8 tỷ VNĐ, tăng 69% so với 2005.
+ Thanh toán quốc tế
Dịch vụ thanh toán quốc tế tại HABUBANK được đánh giá là có chất lượng cao với tỷ lệ điện chuẩn được xử lý tự động đạt trên 98%, phương thức thực hiện nhanh chóng, linh hoạt, không có sai sót, nhầm lẫn, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Trong năm 2005, HABUBANK đã được trao tặng các giải thưởng về quản lý tiền tệ và thanh toán toàn cầu của Citigroup, HSBC và Union Bank of California. Mặc dù doanh số hoạt động năm 2005 giảm nhẹ so với năm 2004 nhưng thu phí đạt 8,582 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2004. Giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống của HABUBANK trong năm 2005 đạt 151 triệu USD.
Năm 2006 cũng là năm HABUBANK đạt được giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Citigroup trao tặng tháng 4/2006 giành cho ngân hàng có tỷ lệ điện tự động từ 98% trở lên. Thực hiện quyết tâm đẩy mạnh dịch vụ Thanh toán của
Hội đồng quản trị, toàn ngân hàng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan: hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh số Thanh toán quốc tế và thu phí dịch vụ thanh toán được Hội đồng quản trị đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động. Doanh số Thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 349,22 triệu USD, đạt 149% so với kết hoạch đầu năm, tăng 131% so với cùng kỳ năm 2005.
2.2 Thực trạng cho vay mua nhà trả góp tại HABUBANK
2.2.1 Những quy định chung về cho vay mua nhà trả góp của HABUBANK
2.2.1.1 Đối tượng cho vay
Khách hàng có thể vay tiền tại HABUBANK để mua nhà ở, đất ở, căn hộ mua mới của các Công ty kinh doanh nhà.
2.2.1.2 Đối tượng áp dụng
Chương trình cho vay mua nhà trả góp áp dụng cho tất cả các cá nhân (hoặc các cặp vợ chồng) có nhu cầu mua nhà để ở thực sự và có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh, thành phố nơi HABUBANK có trụ sở giao dịch như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.
2.2.1.3 Các điều kiện tín dụng
* Thời hạn cho vay tối đa: 15 năm. * Ân hạn trả gốc tối đa: 06 tháng.
* Lãi suất cho vay mua nhà trả góp được áp dụng là lãi suất trung dài hạn của Ngân hàng tại từng thời điểm và thời gian điều chỉnh lãi suất ấn định vào ngày 01/01 và 01/07 hàng năm.
* Mức cho vay: Ngân hàng có thể cho khách hàng vay số tiền tối đa 70% trị giá nhà/đất mua mới ghi trong Hợp đồng mua bán .
* Tài sản đảm bảo cho món vay là nhà đất/căn hộ hình thành từ vốn vay của HABUBANK do khách hàng mua mới từ Công ty kinh doanh nhà và/hoặc các tài sản thế chấp cầm cố khác và/hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
* Tiền lãi trả hàng tháng, tiền gốc được trả hàng tháng/quý tùy vào nguồn thu của khách hàng. Thời gian trả gốc vay chia làm 4 giai đoạn và có 3 phương thức để khách hàng lựa chọn:
- Giai đoạn thứ nhất khách hàng trả 15% số tiền vay; giai đoạn thứ hai khách hàng trả 25% số tiền vay; giai đoạn thứ 3 và thứ 4 khách hàng trả nốt 30% tổng số tiền vay còn lại.
- Khách hàng có thể trả nợ với số tiền bằng nhau trong cả 4 giai đoạn.
- Trả theo quy tắc từ cao đến thấp (30% ; 30% ; 25% ; 25%) tùy theo khả năng tài chính của từng khách hàng.
2.2.1.4 Điều kiện đối với bên vay vốn
* Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự: khách hàng phải là công dân trên 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực pháp luật và hành vi dân sự.
* Thu nhập hợp pháp, ổn định, đủ khả năng trả nợ: ví dụ như đối với các cặp vợ chồng trẻ, phải là những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định trung bình 1 tháng tối thiểu 2,5 triệu đồng/ người và 6 triệu đồng cho cả hai vợ chồng, thực hiện việc trả thu nhập (cả vợ/chồng) qua tài khoản mở tại ngân hàng HABUBANK.
* Có vốn tự có tối thiểu 30% trị giá nhà đất/căn hộ mua mới.
* Có đơn đề nghị xin vay vốn để mua nhà: Nêu rõ mục đích sử dụng nhà, nguồn trả nợ, kế hoạch trả nợ và cam kết về tài sản đảm bảo (phụ lục 1).
2.2.1.5 Các hồ sơ chính
+ Hồ sơ pháp lý:
* Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân:
- Nếu khách hàng chưa đăng ký kết hôn: Chứng nhận độc thân của phường xã nơi cư trú.
- Nếu khách hàng đã kết hôn: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản sao, cán bộ phát triển kinh doanh sẽ đối chiếu lại với bản chính) hoặc sổ hộ khẩu nếu có ghi rõ quan hệ vợ chồng, trong một số trường hợp có thể dùng giấy khai sinh của con.
- Nếu khách hàng đã ly hôn: Giấy chứng nhận thuận tình ly hôn của Tòa án Nhân dân (bản sao, cán bộ phát triển kinh doanh sẽ đối chiếu lại với bản chính)
* Chứng minh nhân dân: Chứng minh nhân dân của khách hàng (gồm cả hai vợ chồng, trường hợp khách hàng đã đăng ký kết hôn).
+ Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn:
Để xem xét việc khách hàng có sử dụng tiền vay đúng vào mục đích mua nhà đất