Đánh giá về tín dụng xuất nhập khẩu của Đông Đô:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Đô (Trang 41 - 45)

- Đối với bộ chứng từ hoàn hảo hoặc bộ chứng từ có bất đồng được Ngân hàng nước ngoài chấp nhận bằng điện.

2.3. Đánh giá về tín dụng xuất nhập khẩu của Đông Đô:

Chi nhánh BIDV Đông Đô bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004, và nhanh chóng trở thành một trong những Ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Với mục tiêu chung ban đầu là tài trợ cho các hoạt động phát triển kinh tế và đầu tư cơ sở hạ tầng đất nước, Chi nhánh chủ yếu phát triển hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất công nghiệp, xây lắp và cho vay mua bán bất động sản. Đồng thời là một ngân hàng thương mại quốc doanh, cho nên Chi nhánh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

Đông Đô cũng như các chi nhánh khác của BIDV đều tập trung ưu tiên cung cấp vốn vay cho các công ty nhà nước hoặc chính quyền Nhà nước địa phương.

Việc cho vay đối với các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã xuất hiện từ khá sớm tại Đông Đô và hiện đang được phát triển theo hướng ngày càng mở rộng và đa dạng hơn. Tuy nhiên tình hình tín dụng xuất nhập khẩu của Chi nhánh trong thởi gian qua chịu tác động nhiều của những yếu tố sau đây:

2.3.1. Các nhân tố hạn chế tín dụng xuất nhập khẩu của Đông Đô:

* Nhân tố khách quan:

- Ảnh hưởng của cơ chế chính sách của Nhà nước từ trước đổi mới: Do trước đây việc cho vay lĩnh vực xuất nhập khẩu được Chính phủ quy định là thuộc toàn quyền của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nên hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng khác diễn ra không được sôi nổi lắm. Vì vậy, cho đến tận thời điểm hiện tại, Ngân hàng Ngoại thương vẫn chiếm thị phần cao nhất trong thị trường cho vay xuất nhập khẩu Việt Nam vì uy tín và kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này. Điều này tất yếu làm giảm khả năng phát triển cho vay xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam, bao gồm cả chi nhánh Đông Đô.

- Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu là lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao, do đó nó khiến cho việc thực hiện giao dịch tín dụng xuất nhập khẩu đem đến nhiều rủi ro cho bản thân ngân hàng, đòi hỏi nhiều chi phí trong công tác thẩm định hố sơ vay vốn, và tâm lý e ngại trong việc thực hiện các hợp đồng vay vốn có thời hạn dài.

- Thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam và các quốc gia khác: Việc Chính phủ các nước đánh thuế đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu là nguyên nhân làm giam tương đối lợi nhuận từ hoạt động này. Sự giảm lợi nhuận là một lý do làm nản lòng các nhà sản xuất và kinh doanh trong nước khi đầu tư vào xuất nhập khẩu. Cũng chính vì thế mà làm giảm số lượng khách hàng đến ngân hàng vay vốn tín dụng xuất nhập khẩu.

- Chính sách của Nhà nước sau khi gia nhập WTO: Năm 2007 là năm Chính phủ đã thực hiện việc mở cửa thị trường trong nước, cho phép các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài được vào Việt Nam hoạt động tự do hơn. Các ngân hàng này có ưu thế nhiều hơn trong tín dụng ngoại thương so với các ngân hàng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

thương mại trong nước, đặc biệt là ngân hàng thương mại quốc doanh như Đông Đô. Do đó làm cho môi trường cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, khả năng khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu đến Chi nhánh để vay vốn cũng giảm đi.

- Biến động tỷ giá và sự giảm nguồn cung ngoại tệ trong năm 2007: Trong năm này, nguồn cung đồng ngoại tệ có xu hướng giảm mạnh, thậm chí khan hiếm so với nhu cầu vay vốn, do tâm lý của các công ty xuất nhập khẩu muốn dự trữ ngoại tệ để dùng hơn là gửi vào ngân hàng, vì tỷ giá có sự biến động thất thường. Điều này giải thích một phần cho việc suốt 3 quý sau của năm 2007 lượng vay ngoại tệ của Chi nhánh luôn ở mức 0.

*Nhân tố chủ quan:

- Thủ tục vay vốn xuất nhập khẩu của Chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống BIDV nói cung là khá phức tạp. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng khi vay vốn.

- Việc duy trì mức lãi suất tiền gửi ngoại tệ thấp hơn so với lãi suất nội tệ khiến cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu gửi tiền thường có xu hướng đổi sang đồng Việt Nam để gửi chứ không gửi bằng ngoại tệ. Nguồn cung ngoại tệ của Chi nhánh hạn hẹp sẽ dẫn đến việc hạn chế khả năng tiến hành các giao dịch tín dụng xuất nhập khẩu bằng đồng ngoại tệ.

- Lãi suất vay xuất nhập khẩu không có sự cạnh tranh đặc biệt so với các ngân hàng khác cũng là một điểm không gây thu hút được các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Trong một môi trường có rất nhiều sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, thì việc cạnh tranh lãi suất là điều rất cần thiết.

- Khả năng tư vấn và hướng dẫn khách hàng của các cán bộ Ngân hàng: Theo nhiều nguồn tin phản hồi từ phía khách hàng thì các ngân hàng trong hệ thống BIDV còn mang tính hành chính, rườm rà gây khó chịu cho khách hàng. Thái độ thiếu nhiệt tình và tốc độ giải quyết hồ sơ chậm có thể làm cho khách hàng không muốn lựa chọn Ngân hàng để vay vốn nữa.

2.3.2. Các nhân tố góp phần tăng cho vay xuất nhập khẩu tại Đông Đô:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

- Chủ trương phát triển của Nhà nước: Việc cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Đông Đô bắt đầu có những tăng trưởng đáng kể so với trước là vì Chính phủ đưa ra một loạt các chủ trương mở đường cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời kỳ hội nhập trong thời gian gần đây, cùng với việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO.

- Tình hình thuận lợi của hoạt động xuất nhập khẩu trong nước: Từ sau khi gia nhập WTO, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một mạnh hơn. Xuất nhập khẩu phát triển nhanh và thuận lợi góp phần tăng số lượng khách hàng tìm kiếm vốn tại ngân hàng để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.

- Thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng có xu hướng giảm ở cả trong nước và ngoài nước: Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải tiến hành giảm dần các mức thuế, trong đó có thuế nhập khẩu. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu tăng cường hoạt động của mình, tích cực vay vốn kinh doanh. Mặt khác, thuế nhập khẩu tại các quốc gia khác trong khối WTO đối với các mặt hàng của Việt Nam cũng giảm đi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hoạt động mạnh hơn, và cũng giúp cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng, kể cả Đông Đô, phát triển hơn.

* Các nhân tố chủ quan:

- Mối quan hệ với các cơ quan nhà nước: Ngân hàng Đông Đô là ngân hàng thương mại quốc doanh, cho nên có nhiều khoản tín dụng liên quan đến xuất nhập khẩu của chính quyền nhà nước địa phương thường do Chi nhánh đảm nhiệm. Các khoản tín dụng này tuy không đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng nhưng độ rủi ro khá thấp vì có sự bảo đảm bằng uy tín của Nhà nước.

- Ngân hàng Đông Đô có cơ sở vững chắc là hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với mối quan hệ rộng rãi với các ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới. Do đó, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cũng như thanh toán quốc tế của Ngân hàng có điều kiện phát triển tốt.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TRONG LĨNH VỰC

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Đô (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)