KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨ UỞ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Đô (Trang 45 - 46)

- Đối với bộ chứng từ hoàn hảo hoặc bộ chứng từ có bất đồng được Ngân hàng nước ngoài chấp nhận bằng điện.

KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨ UỞ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

ĐÔNG ĐÔ

3.1. Định hướng tín dụng xuất nhập khẩu của Chi nhánh Đông Đô:

Bước sang năm 2008, tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi nguy cơ khủng hoảng kinh tế Mỹ, làm cho giá đồng Đô la Mỹ giảm nhanh, giá cả quốc tế tăng. Việt Nam cũng không tránh khỏi được những ảnh hưởng tất yếu của tình hình chung này. Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong quý I/2008 lên tới 9,19%, gấp 3 lần so với quý I/2007. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nước ta thời điểm này chỉ có 22,7% trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn gấp 2,7 lần với mức 62,5%. Điều này đẩy tỷ lệ nhập siêu lên tới 56,5%, vượt xa mức 18,2% tại cùng thời điểm của năm 2007.

Đầu tư phát triển đầu năm 2008 cũng đang gặp nhiều khó khăn do giá dầu tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả đầu tư, nhất là đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.

Giá USD giảm gây ra nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì các giao dịch bán hàng hóa của họ chủ yếu thu về bằng đồng tiền này. Trong khi đó các doanh nghiệp nhập khẩu lại được lợi rất nhiều vì mua hàng bằng đồng Đô la Mỹ. Do đó việc nhập siêu tăng cao cũng là điều tất yếu. Chính vì thế mà nhu cầu vay vốn xuất khẩu có xu hướng giảm xuống, mức dư nợ tín dụng cho xuất khẩu của Đông Đô cũng như các ngân hàng khác cũng bị giảm mạnh, trong khi dư nợ tín dụng nhập khẩu lại tăng cao.

Trước tình hình kinh tế biến động bất ổn như vậy, là một ngân hàng thương mại quốc doanh nên Đông Đô phải thực hiện việc điều chỉnh tín dụng theo như chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Việc tăng tốc độ nhập khẩu nhanh so với tốc độ xuất khẩu hoàn toàn không ảnh hưởng xấu tới tổng dư nợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh, nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến cán cân thương mại quốc tế của

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

Việt Nam, nên trong thời gian tới Chi nhánh sẽ phải thực hiện những biện pháp khuyến khích cho vay xuất khẩu, thắt chặt cho vay đối với nhập khẩu. Đối với nhập khẩu, định hướng chỉ ưu tiên cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, xăng dầu và không cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ như ôtô, điện tử... Cụ thể, trong mấy tháng đầu năm 2008 doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của cả hệ thống BIDV đạt 11.300 tỷ đồng, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 72,% so với 2006. Trong đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thị trường ổn định như thủy sản, gỗ, gạo, điều... đều được hưởng chính sách ưu tiên.

Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đông Đô đang xúc tiến hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu với mục đích chung là kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá cũng như giá cả thị trường. Do đó hạn chế khả năng tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với một số nhóm khách hàng là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Đô (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)