0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG ĐÔ (Trang 50 -55 )

- Đối với bộ chứng từ hoàn hảo hoặc bộ chứng từ có bất đồng được Ngân hàng nước ngoài chấp nhận bằng điện.

3.3. Một số kiến nghị:

Hiện tại đang có hơn 16.000 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt nam và con số này sẽ tăng hơn nữa khi Việt Nam gia nhập WTO và các DN xuất nhập khẩu nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ các bên liên quan trong đó có các cơ quan nhà nước và các ngân hàng thương mại. Thực tế là đa số các NHTM tại Việt Nam hiện nay cho vay chủ yếu dựa trên tài sản đảm bảo. Điều này là cần thiết nhưng đôi khi lại hạn chế khả năng phát triển kinh doanh của DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Các DN này vừa cần nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng nhà xưởng, nâng cấp máy móc thiết bị vừa cần nguồn vốn ngắn hạn để sản xuất hàng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

xuất khẩu. Vì vậy trong nhiều trường hợp giá trị tài sản không đủ để đảm bảo cho các khoản vay, dẫn đến việc các ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Cũng phải nói thêm là có một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc minh bạch tài chính khiến cho các ngân hàng thiếu niềm tin vào doanh nghiệp và dè dặt trong việc cho vay. Để có thể giải quyết tận gốc vấn đề vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải có nỗ lực và sự phối hợp hành động từ nhiều phía trong đó có Chính phủ, các ngân hàng thương mại và cả các doanh nghiệp.

3.3.1. Ðối với Ngân hàng Nhà nước:

- Ngân hàng Nhà nước nên hỗ trợ vốn là tiền đồng Việt Nam cho các ngân hàng thương mại để bảo đảm khả năng thanh toán hàng xuất nhập khẩu và tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành ưu tiên cho việc thu mua ngoại tệ có nguồn gốc từ xuất khẩu của các doanh nghiệp.

- Nâng hạn mức tín dụng cho xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Như vậy có thể vừa tạo điều kiện cho ngân hàng linh hoạt trong việc xét cho vay vốn, vừa tạo điều kiện kích thích xuất khẩu, giảm tình trạng nhập siêu.

- Dành ưu tiên cho các DN vay mua hàng hóa để xuất khẩu và trả lương cho người lao động.

- Để hỗ trợ sản xuất xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích cho vay phục vụ xuất khẩu đối với những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, không khống chế mức tăng trưởng tín dụng chung 30% trong năm 2008. Do xuất khẩu mang tính thời vụ nên có những thời điểm trong năm, Nhà nước nên cho phép ngân hàng được cho vay vượt quá 30% nhưng vẫn đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng cuối kỳ về 30% hay có thể xét hạn mức tín dụng riêng để hỗ trợ vay xuất khẩu, cho vay nông nghiệp. Đơn cử như xét trên toàn hệ thống BIDV, dư nợ cho vay xuất khẩu (là các khoản vay ngắn hạn theo mùa vụ) có thời điểm tăng 70% mà vẫn thiếu.

- Trước tình trạng nguồn vốn ngoại tệ ngắn hạn ngân hàng đang thừa nhưng lại thiếu ngoại tệ trung dài hạn cho vay xuất khẩu, nhập khẩu máy móc phục vụ sản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

xuất, một giải pháp đã được nêu ra là đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng một phần quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia cho ngân hàng thương mại vay để cho vay đối với những dự án trung, dài hạn có khả năng hoàn vốn cao. Mặc dù ý kiến này vẫn còn đang được xem xét nhưng nếu trình độ phân tích an toàn tín dụng của các ngân hàng là lớn thì giải pháp này sẽ mở ra cho tín dụng xuất nhập khẩu dài hạn một khả năng phát triển mạnh trong tương lai.

3.3.2. Ðối với Chính phủ - Bộ Tài chính:

- Nhà nước cần khuyến khích xây dựng hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Hình thức bảo hiểm này đã khá phổ biến trên thế giới nhưng còn quá mới mẻ ở Việt Nam, do bản thân Luật Bảo hiểm của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài ra, khác với các hình thức bảo hiểm đã có từ trước thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có những yêu cầu khắt khe về tài lực, chuyên môn mà các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chưa đáp ứng được. Hơn nữa dù cho mô hình tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở hình thức nào thì sự tham gia của nhà nước là rất đáng kể. Tại hầu hết các thị trường, nhà nước chịu trách nhiệm bảo trợ chính cho các khoản vay tín dụng dài hạn và trung hạn, còn các tổ chức bảo hiểm thì cho các khoản vay ngắn hạn.

- Việc tăng cường các chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu như giảm bớt thủ tục hải quan, điều chỉnh thuế… cũng sẽ làm tăng số lượng và giá trị các giao dịch xuất nhập khẩu, từ đó làm tăng thêm nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần tăng cường tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại.

- Bộ Tài chính nên xem xét bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để ưu tiên các DN sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu được vay tín dụng xuất nhập khẩu với lãi suất và điều kiện cho vay phù hợp. Ðồng thời mở rộng danh mục mặt hàng được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu là: gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, cao-su, nhóm hàng cơ khí, sắt thép, các sản phẩm từ gang thép, vật liệu xây dựng và túi xách, va-ly, ô dù...

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

Các hiệp hội ngành hàng nên khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa cơ cấu ngoại tệ trong các giao dịch thương mại quốc tế và thuyết phục khách hàng thanh toán bằng các đồng tiền khác như Euro, Bảng Anh, Yên Nhật... để giảm bớt rủi ro về biến động tỷ giá đô la Mỹ. Theo dõi, cập nhật và phân tích thông tin thị trường để thông báo thường xuyên cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là giúp các ngân hàng có thêm nguồn tin để nắm bắt và phân tích các khoản vay vốn xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng với chi phí thấp hơn, tăng hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần thiết phải tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để được đảm bảo về mặt tài chính khi rủi ro xảy ra mà không có khả năng thanh toán. Cái lợi tiếp theo là doanh nghiệp xuất khẩu có thể thay đổi được tỷ giá khi đồng tiền nhập khẩu thay đổi. Ngoài ra, doanh nghiệp thông qua các công ty, hiệp hội bảo hiểm để tìm hiểu thị trường lẫn năng lực tài chính của mình.

Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới vấn đề chứng minh tài chính. Việc cung cấp đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các thông tin về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình sẽ giúp tiết kiệm chi phí vay vốn cho chính doanh nghiệp, đông thời tạo điều kiện cho Ngân hàng tiến hành thủ tục cho vay được nhanh gọn, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn.

3.3.4. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ phân tích thẩm định sẽ giúp giảm bớt rủi ro tín dụng xuất nhập khẩu, tăng tốc độ cho vay và giá trị tiền vay. - Ngân hàng nên tạo điều kiện cho Chi nhánh Đông Đô được chủ động, linh hoạt nhiều hơn trong các quy định cho vay, đặc biệt là cho vay xuất nhập khẩu. Ngay cả trong mức lãi xuất và hạn mức cho vay cũng cần có sự linh hoạt để hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu bớt chặt chẽ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà cũng làm giảm sức thu hút của Chi nhánh trong cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

KẾT LUẬN

Tín dụng kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang là đề tài tranh luận sôi nổi của các nhà phân tích và hoạch định thị trường. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy cán cân thương mại xuất nhập khẩu, mang lại nguồn thu nhập ngày càng lớn cho nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với thị trường quốc tế. Do đó việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, mà còn là cơ hội cho các ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng cũng như các loại hình dịch vụ khác của mình.

Ngân hàng BIDV Đông Đô tuy vừa mới được thành lập cách đây không lâu, nhưng đã có nền tảng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cộng thêm những biến động tích cực của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy tiềm năng phát triển của Chi nhánh Đông Đô trong tương lai đang mở ra

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp – Trương Thùy Trang

trước mắt. Tuy nhiên qua các số liệu về tình hình cho vay trong thời gian gần đây thì Chi nhánh dường như còn chưa phát huy hết khả năng đối với lĩnh vực tín dụng xuất nhập khẩu, là một lĩnh vực đang có được sự ủng hộ và tạo điều kiện nhiệt tình từ phía Nhà nước.

Gia nhập WTO là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng là thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong nước về mặt thị trường hoạt động cũng như giá trị hoạt động. Tuy nhiên mặt trái của việc mở cửa là các Ngân hàng thương mại nước ngoài và các ngân hàng liên doanh cũng có cơ hội phát triển ở nước ta, trở thành các đối thủ cạnh tranh đối với các ngân hàng truyền thống của Việt Nam. Chi nhánh Đông Đô cũng không thể không đối mặt với vấn đề đó. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy thế mạnh trong các lĩnh vực sẵn có, Ngân hàng nên chủ trương phát triển hơn nữa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vốn là thế mạnh sẵn có của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài. Điều đó vừa phù hợp với xu hướng chung của toàn ngành, vừa góp phần tăng thêm hiệu quả hoạt động cho chính Chi nhánh Đông Đô, thúc đẩy quảng bá hình ảnh Ngân hàng ra thị trường trong nước và thế giới.

Với mục tiêu là phát triển hoạt động của Đông Đô, ngoài việc đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực tín dụng xuất nhập khẩu, cần mở rộng thêm ra các mảng hoạt động ngân hàng khác như:


Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG ĐÔ (Trang 50 -55 )

×