Thẩm định phương án, dự án kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 30 - 31)

2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động

2.2.2.4 Thẩm định phương án, dự án kinh doanh

Việc ngân hàng đánh giá tính khả thi và hiệu quả mang lại lợi nhuận của phương án, dự án kinh doanh trước khi ra quyết định tài trợ cho khách hàng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Ở MB, khi thẩm định phương án, dự án kinh doanh, cán bộ tín dụng thực hiện các công việc sau:

- Xác minh tính hợp pháp của phương án sản xuất, kinh doanh.

- Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ của phương án trong hiện tại và tương lai.

- Đánh giá về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm do phương án nêu ra.

- Xác định các điều kiện tác động của mọi vấn đề liên quan có thể tác động đến việc triển khai phương án: khách hàng có kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trong phương án hay khơng? Khách hàng có những lợi thế gì để bảo đảm các yếu tố đầu vào, đầu ra để thực hiện phương án? Các điều kiện về khách quan, chủ quan có thể tác động tốt hoặc xấu đến việc triển khai và hiệu quả của phương án? Các rủi ro các thể xảy ra đối với phương án và các biện pháp của khách hàng nêu ra để phòng ngừa và hạn chế tác hại của rủi ro?

- Xác định nhu cầu vốn và phương án trả nợ.

- Xác định doanh thu và lợi nhuận hiệu quả của phương án.

- Xác định thời gian để thực hiện phương án, hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh để xây dựng thời hạn tài trợ.

- Xác định nguồn trả nợ từ nguồn thu của phương án và các nguồn khác.

- Phân tích lưu chuyển tiền tệ của phương án để bảo đảm có nguồn tiền thực tế dùng trả nợ.

- Đánh giá chung về nhu cầu bảo lãnh của khách hàng có hợp lý hay khơng, việc cho vay có phù hợp với các quy định của MB hay không,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)