Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 50)

Hiện nay, cường độ làm việc của cán bộ thẩm định là khá căng thẳng. Thêm vào đó là nhu cầu lớn về nhân lực của ngành Ngân hàng-Tài chính trong thời gian gần đây và tình trạng “chảy máu nhân lực: từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có điều kiện làm việc tốt hơn. Vì vậy, chất lượng cơng tác thẩm định tài chính khách hàng nhìn chung bị

ảnh hưởng. Nhằm duy trì ổn định tình hình kinh doanh cho Ngân hàng và đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp, việc tăng cường nhân lực cả về số lượng và chất lượng cần được coi trọng trong giai đoạn tới

Lựa chọn cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp làm công tác thẩm định.

Khâu thẩm định có thể coi là khâu kiểm sốt trước khi cấp bảo lãnh. Chính vì vậy cán bộ thẩm định phải là người có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần hợp tác và phong cách làm việc nhóm tốt vì một cán bộ khơng thể vừa giỏi nghiệp vụ ngân hàng, vừa là chuyên gia về một số lĩnh vực kỹ thuật.

Thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Thường xuyên tổ

chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức mới, đặc biệt là các thay đổi liên quan đến chế độ kế tốn, thơng tin kinh tế, các kinh nghiệm và các kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng…Nếu Ngân hàng có điều kiện, nên gửi cán bộ đi nước ngoài đào tạo, học hỏi kinh nghiệm làm việc tại các Ngân hàng có uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới.

Xây dựng chính sách khuyến khích, cơ chế, chế tài xử lý vi phạm hợp lý. Mục đích

chính của chính sách này là gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ thẩm định đi đơi với cơng tác thẩm định tài chính khách hàng. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ, kết hợp với chất lượng xử lý công việc làm cơ sở đánh giá, phân loại nhân viên. Có chính sách khen thưởng hợp lý cho cán bộ nhân viên tín dụng có thành tích xuất sắc, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát cán bộ để đảm bảo quy trình nghiệp vụ được tuân thủ.

Tăng cường họat động kiểm tra, giám sát, đánh giá nhân viên A/O daonh nghiệp

để đảm bảo quy trình thẩm định được tuân thủ nghiêm ngặt, nghiêm túc nhằm hạn chế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do những sai lầm chủ quan từ phía nhân viên. Q trình kiểm tra nhân viên A/O có thể chia thành các bước như giai đoạn trước khi cấp bảo lãnh, giai đoạn trong thời hạn bảo lãnh. Ở giai đoạn trước khi cho vay cần làm rõ những vấn đề như có mục đích cá nhân của nhân viên tín dụng khơng, hồ sơ đề nghị bảo lãnh do khách hàng độc lập thực hiện khơng, nhân viên tín dụng có quan hệ thân thích với khách hàng không...Ở giai đoạn trong thời hạn bảo lãnh nhân viên A/O có theo sát doanh nghiệp khơng, có hiểu tình hình thực hiện cam kết giữa khách hàng và đối tác của họ không…Cả hai giai đoạn này cần có sự kiểm tra khơng những từ phía lãnh đạo cấp cao

với nhân viên mà cần kiểm tra chéo giữa các nhân viên. Việc kiểm tra này vừa tăng tính nghiêm túc trong việc thực hiện chính sách tài trợ doanh nghiệp vừa tạo ra sự khuyến khích nhân viên tín dụng nếu họ hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3.2.5 Hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng

Không ngừng cập nhật công nghệ Ngân hàng: trang bị, nâng cấp máy móc thiết bị tin học. Thay một số máy tính cũ bằng những máy có tốc độ cao, đa chức năng, chương trình phần mềm tiên tiến nhiều ứng dụng. Nâng cấp mạng lưới nội bộ, liên tục hướng tới tiêu chuẩn quốc tế cả về tốc độ xử lý dữ liệu cũng như độ bảo mật thông tin, ứng dụng thêm nhiều phần mềm tin học hỗ trợ cơng tác thẩm định tài chính được tiến hành nhanh chóng, chính xác, khách quan. Trong hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng nên lưu ý trong việc sử dụng Internets bởi đây là một kênh thơng tin phong phú mà cán bộ tín dụng có thể khai thác song, như một con dao hai lưỡi, cũng chính vì Internets mà các hacker có cơ hội tiếp cận thơng tin khách hàng hoặc gây tổn hại về hệ thống tin học trong Ngân hàng.

3.3 Một số kiến nghị hồn thiện cơng tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện chức năng chỉ đạo, định hướng và xây dựng một hệ thống thơng tin nhiều chiều có chất lượng cao để có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại thông qua cơ chế “mua-bán thơng tin”.

Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách phát triển trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) trở thành một cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho các ngân hàng thương mại. CIC phải chịu trách nhiệm về các thơng tin do mình cung cấp.

Hiện nay, nguồn thơng tin của CIC chủ yếu do ngân hàng thương mại báo cáo. Thông tin tại CIC thường không được cập nhật, chất lượng không cao chủ yếu do việc thực hiện chế độ báo cáo của ngân hàng thương mại khơng nghiêm chỉnh. Vì vậy để nâng cao chất lượng thơng tin, cần có các định chế bắt buộc các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm chỉnh việc cung cấp thơng tin cập nhật, kịp thời về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng…của các doanh nghiệp với các ngân hàng.

CIC cần có kế hoạch nâng cao trình độ cán bộ thu thập và xử lý thơng tin. Đối với việc thu thập thông tin nên mở rộng tới các bộ ngành như: Bộ Thương mại, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ thống kê…và các nguồn thơng tin từ nước ngồi.

3.3.2 Kiến nghị với các khách hàng doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng nhất thiết phải tạo cho mình thói quen hạch toán kế toán với những sổ sách, chứng từ phù hợp với quy định Luật pháp, nên tiến hành kiểm tốn thường niên với sự hỗ trợ của các cơng ty kiểm toán. Bởi nếu làm được như vậy, bản thân họ không dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với tín dụng ngân hàng, được hưởng những khuyến khích từ phía ngân hàng mà cịn tạo thuận lợi sau này khi các cơ quan Nhà nước, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra…

Phía doanh nghiệp nên hợp tác thiện chí với ngân hàng, cung cấp thơng tin đầy đủ xác thực để các cán bộ ngân hàng có thể tìm ra hướng đi đúng đắn nhất, phù hợp nhất nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công việc kinh doanh vốn tiềm ẩn nhiều thử thách của mình.

KẾT LUẬN

Thẩm định tài chính doanh nghiệp là khâu hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Bởi lẽ từ cơng tác phân tích tài chính khách hàng, cán bộ tín dụng có được các đánh giá, nhận định về tình hình doanh nghiệp, lấy đó làm cơ sở cho việc phán quyết tín dụng của Ngân hàng. Nếu khâu thẩm định không được thực hiện tốt sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng đến việc điều phối vốn trong nền kinh tế,

Với tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam khả quan như mấy năm trở lại đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn với bạn hàng trong nước cũng như quốc tế…Vì vậy, tín dụng Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nói chung hay dịch vụ cấp bảo lãnh của Ngân hàng nói riêng được doanh nghiệp thu hút được yêu cầu nhiều nhất từ phía doanh nghiệp trong các phương thức tài trợ kinh doanh của họ.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƯƠNG I: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................ 3

1.1 Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại .................................. 3

1.1.1 Khái niệm về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại ................. 3

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh ............................................................ 5

1.1.3 Các loại Bảo lãnh Ngân hàng .................................................................. 6

1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh .................................................. 8

1.1.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh .................................................................. 8

1.2 Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại ...................................................................................... 10

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của cơng tác thẩm định tài chính doanh nghiệp10 1.2.2 Phương pháp thẩm định tài chính doanh nghiệp .................................... 12

1.2.3 Nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp .......................................... 12

1.2.3.1 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp ............................... 12

1.2.3.2 Thẩm định các chỉ tiêu phi tài chính ............................................... 15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh của Ngân hàng thương mại ..................... 17

1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng ............................................................ 17

1.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp .................................... 19

1.3.3 Các nhân tố khác ................................................................................... 20

1.2.4 Đặc điểm cơng tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh ...................................................................................................................... 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP BẢO LÃNH TẠI ..................... 23

NGÂN HÀNG TNCP QUÂN ĐỘI ....................................................................... 23

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội - MB

.................................................................................................................. 24

2.1.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội .......................... 24

2.2 Thực trạng cơng tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB ................................................................................. 28

2.2.1 Tình hình hoạt động cấp bảo lãnh tại MB .............................................. 28

2.2.2 Thẩm định tài chính đối với hồ sơ đề nghị bảo lãnh .............................. 29

2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ ........................................................................ 29

2.2.2.2 Thẩm định về tư cách pháp lý khách hàng ...................................... 29

2.2.2.3 Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp ......................................................................... 29

2.2.2.4 Thẩm định phương án, dự án kinh doanh ........................................ 30

2.2.2.5 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp ................................... 31

2.2.2.6 Thẩm định nhu cầu bảo lãnh ........................................................... 32

2.2.2.7 Đánh giá chung và kết luận ............................................................. 32

2.2.3 Ví dụ minh họa về cơng tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trước khi cấp bảo lãnh ......................................................................................................... 34

2.2.3.1 Thẩm định tư cách khách hàng ....................................................... 35

2.2.3.2 Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh: .................................... 36

2.2.3.3 Rủi ro và kiểm soát rủi ro ............................................................... 44

2.3 Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB ................................................................................. 44

2.3.1 Kết quả đạt được ................................................................................... 44

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 44

2.3.2.1 Hạn chế .......................................................................................... 44

2.3.2.2 Nguyên nhân .................................................................................. 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI MB ....................... 47

3.2 Giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong

hoạt động bảo lãnh tại MB ..................................................................... 48

3.2.1 Hoạt động Marketing ............................................................................ 48

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thơng tin .................................................... 48

3.2.3 Hồn thiện nội dung thẩm định ............................................................. 49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4 Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định .......................... 50

3.2.5 Hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng ....................................................... 52

3.3 Một số kiến nghị hồn thiện cơng tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB ...................................................... 52

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 52

3.3.2 Kiến nghị với các khách hàng doanh nghiệp.......................................... 53

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 53 PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 50)