Vốn khác: Các khoản nợ khách như thuế chưa nộp, lương chưa trả

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP Quân đội (Trang 26 - 28)

Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các NHTM có thể sử dụng kết dư

trên các tài khoản thanh toán vãng lai như chênh lệch thu hộ lớn hơn chi hộ các ngân

hàng khác trong thanh toán liên ngân hàng. Ngoài ra còn có thể có số dư trên các tài

khoản ký quỹ hoặc các khoản quản lý giữ hộ nhưng số vốn này không nhiều và ngân

hàng không chủ động trong việc tập trung nguồn này.

Như vậy, thông qua các hình thức huy động vốn trên có thể thấy rằng: Các

NHTM huy động vốn chủ yếu qua hình thức nhận tiền để khai thác lượng tiền

tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, trường hợp mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thể vay vốn các TCTD hoặc dưới hình thức chiết khấu của NHTW để tài trợ cho danh mục tài sản. Trong số các phương thức này huy

động thông qua nguồn tiền gửi giữ vai trò quan trọng nhất do đó cho phép khai

thác phát huy nội lực để phát triển kinh tế đồng thời nguồn này thường có chi

phí thấp hơn so với nguồn khác vì vốn này nhận được trực tiếp từ người gửi

tiền.

1.2.2. Công tác huy động vốn từ bên ngoài của NHTM

Huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và

phát triển của mỗi ngân hàng. Do vậy, mục tiêu của nó không nằm ngoài mục

tiêu hoạt động và phát triển của ngân hàng. Theo PGS.TS Vương Trọng Nghĩa

thì huy động vốn tức là khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công

chúng, hộ gia đình, của các tổ chức kinh tế để thực hiện 4 hoạt động cơ bản của

NHTM, đó là :

- Huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc.

- Huy động vốn để cho vay.

- Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

- Huy động vốn để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh.

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài

Trên đây, chúng ta đã nghiên cứu các bộ phận cơ bản của nguồn vốn từ bên

ngoài, đặc điểm của chúng và vai trò đối với mục tiêu an toàn và lợi nhuận của ngân hàng cùng các phương thức tạo lập vốn trong đó huy động một lượng lớn vốn nhàn rỗi

từ các tầng lớp dân cư, TCKT trong xã hội là trọng tâm để khai thác.

Vốn của NHTM khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn của chủ

chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn nợ là nguồn

chủ yếu của ngân hàng. Vốn này rất đa dạng và gồm nhiều thành phần, trong

số đó có những thành phần không ổn định, đổi lại khả năng giao dịch lại cao

và tỷ lệ lãi suất thấp, một số khác hạn chế khả năng phát hành séc ổn định

nhưng lãi suất cao hơn.

Rõ ràng phần lớn các nguồn nợ của ngân hàng liên quan tới chi phí trả lãi. Chi

phí trả lãi là bộ phận chi phí lớn nhất đối với các ngân hàng, vì vậy có ảnh hưởng

quyết định đối với thu nhập của ngân hàng. Chi phí trả lãi bị tác động trực tiếp bởi quy mô, cơ cấu các nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt.

Vì vậy, hoạt động huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá là có

hiệu quả khi:

- Quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định.

- Nguồn vốn có chi phí hợp lý.

- Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kỳ hạn.

- Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP Quân đội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)