Các nhân tố khách quan (môi trường kinh doanh của ngân hàng)

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP Quân đội (Trang 38 - 40)

d, Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến huy động vốn

1.2.3.2.Các nhân tố khách quan (môi trường kinh doanh của ngân hàng)

Hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn của ngành ngân hàng

nói riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là môi trường

kinh tế và pháp lý.

- Việc huy động của ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng

của nền kinh tế, thu nhập dự tính của người lao động, tâm lý người gửi tiền, chu kỳ

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế... tác động

trực tiếp. Có thể thấy khi nền kinh tế có sự trượt giá của đồng tiền dẫn đến việc

nguồn vốn nhàn rỗi hầu như sẽ được chuyển thành những thứ có giá trị bền vững hơn (vàng bạc, kim cương ...) để an toàn hơn; nhất là khi tỷ lệ trượt giá cao hơn cả

- Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởi nhiều chính sách, các qui định của Chính phủ và của NHTW. Thay đổi chính sách của nhà nước,

của NHTW về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh cũng như khả năng thu hút vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị hay chính

sách ngoại giao cũng tác động đến quan hệ nguồn vốn của một ngân hàng với các

quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

- Thông tin đại chúng: chính phương tiện truyền thông cũng ảnh hưởng đến

khả năng khai thác vốn của NHTM, bởi chính nó là thứ chuyển tải những thông tin

về các chính sách, tiện ích của NHTM đến mọi người, để mọi người có thể hiểu về

lợi ích của mình kho gửi tiền vào ngân hàng.

- Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thể

khai thác nhằm mở rộng qui mô huy động vốn của NHTM.

- Môi trường văn hoá như tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền của dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập về tiêu dùng và tiết

kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các TCTD hay quyết định chi số tiền

nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản, động sản, chứng khoán.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại

hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Cạnh tranh có xu

hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM với các tổ chức tài

chính phi ngân hàng. Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp vào mua

chứng khoán của Chính phủ và công ty. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân

hàng ngày càng gia tăng do các yếu tố: Thay đổi chính sách về tài chính- tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, xu hướng chứng khoán hoá.

Trong môi trường ngành ngân hàng, cạnh tranh về tiền gửi diển ra dưới nhiều

hình thức. Các ngân hàng có thể áp dụng các điều kiện giống nhau cho tất cả các

khách hàng gửi tiền. Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi

được mở rộng và được phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó nhiều tổ chức tài chính

phi ngân hàng có thể huy động gửi tiền có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài

trong khi giá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống, điều này ảnh hưởng trực

tiếp đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng.

Trên đây là hệ thống lý luận liên quan đến hoạt động của ngân hàng và nguồn

vốn, chúng ta đã nghiên cứu các thành phần, cơ cấu nguồn vốn đối với hoạt động

kinh doanh của NHTM, các phương thức tạo lập vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến

qui mô, cơ cấu nguồn vốn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ BÊN NGOÀI CỦA

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP Quân đội (Trang 38 - 40)