Chính sách tái cấp vốn

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG CỦA NHTW VÀ VIỆC THỰC THI CSTT Ở VIỆT NAMTW và thực thi CSTT (Trang 61 - 65)

III. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.4. Chính sách tái cấp vốn

NHNN đã điều hành lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn linh hoạt qua các thời kỳ, cụ thể:

Hình 3.5. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu (2000 – 4/2013)

Nguồn: số liệu tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Giai đoạn 2000 – 2005, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết

khấu luôn được duy trì ở mức lần lượt là 6,5% và 4,5%. Từ đợt điều chỉnh vào tháng 12/2005 đến tận năm 2008 không có thêm đợt điều chỉnh nào mới. Sang năm 2008, trước bối cảnh lạm phát cao và nhập siêu tăng mạnh, cùng với các biện pháp thắt chặt tiền tệ khác, NHNN đã thực hiện nâng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn lên cao (bảng 2).

Bảng 3.4. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn năm 2008 và 2009 Ngày áp dụng Lãi suất tái cấp

vốn Lãi suất chiết khấu

01/12/2009 8,00% 6,00% 01/10/2009 7,00% 5,00% 10/04/2009 7,00% 5,00% 01/02/2009 8,00% 6,00% 22/12/2008 9.50% 7.50% 05/12/2008 11,00% 9,00% 21/11/2008 12,00% 10,00% 05/11/2008 13,00% 11,00% 21/10/2008 14,00% 12,00% 11/06/2008 15,00% 13,00% 19/05/2008 13,00% 11,00% 01/02/2008 7,50% 6,00%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Giai đoạn 2006 – 2009, lãi suất tái cấp vốn từ mức 6,5% duy trì từ năm 2005 được

nâng lên cao nhất là 15% vào tháng 6/2008 và chỉ giảm khi sang năm 2009 (7%). Tương tự lãi suất chiết khấu cũng được nâng từ mức 4,5% cuối năm 2005 lên đến 13% vào năm 2008 và giảm dần xuống còn 5% vào năm 2009. Năm 2009 là năm Việt Nam tung ra các gói kích cầu nhằm khôi phục nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu, chính vì thế các lãi suất cũng được cắt giảm để tạo thuận lợi cho ngân hàng mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.

Giai đoạn 2010 – nay (tháng 4/2013), tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến phức

tạp. Nhằm kiểm soát lạm phát phi mã xảy ra năm 2010, sang năm 2011 NHNN tiếp tục thực hiện đợt tăng lãi suất (bảng 3).

Bảng 3.5. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn năm 2009 - 2012 Ngày áp dụng Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu

24/12/2012 9% 7% 01/07/2012 10% 8% 11/06/2012 11% 9% 28/05/2012 12% 10% 11/04/2012 13% 11% 13/03/2012 14% 12% 10/10/2011 15% 13% 01/05/2011 14% 13% 01/04/2011 13% 12% 08/03/2011 12% 12% 17/02/2011 11% 7% 05/11/2010 9% 7% 01/02/2010 8% 6%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được nâng lên mức 15% và lãi suất chiết khấu được nâng lên ngưỡng 13%. Cho đến nay mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ vẫn được thi hành nên cả hai loại lãi suất đều được duy trì ở mức cao. Tuy nhiên do khó khăn của ngành ngân hàng cũng như sự đi xuống của nền kinh tế trong 2 năm vừa qua, lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn được giữ ở mức trên dưới 10% và đang có dấu hiệu giảm xuống. Thực tế thì từ tháng 6/2011 đến nay, các lãi suất chủ chốt của NHNN được điều hành theo cơ chế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất chiết khấu, biên độ giao động +/- 2% để điều tiết thị trường, lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường mở được ấn định biến động trong biên độ giữa lãi suất tái cấp vốn (trần) và lãi suất chiết khấu (sàn). Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụng vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất lớn.

Có thể thấy công cụ lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu đang được NHNN sử dụng đúng mục đích và linh động nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nếu như giai đoạn 2010 – 2011, dự trữ bắt buộc không được điều chỉnh thì chính sách tái cấp vốn vẫn được sử dụng và đặc biệt có vai trò quan trọng. Điều đó cho thấy vai trò ngày càng lớn của công cụ này trong các chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Một số hạn chế và giải pháp

Trong thời gian qua, công cụ tái cấp vốn chưa đủ tiềm lực vốn và điều kiện để phát huy hiệu quả, vai trò cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD, chưa tác động được nhiều đến cung cầu vốn và các loại lãi suất trên thị trường.

Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vốn cho vay hạn hẹp, NHNN chỉ được cho vay tái cấp vốn trong một giới hạn nhất định, nằm trong hạn mức tăng tổng phương tiện thanh toán M2 đã được Chính phủ duyệt hàng năm; nhiều TCTD cần vay nhưng không điều kiện được vay tái cấp vốn; một số TCTD đủ điều kiện vay vốn nhưng không có nhu cầu vay. Do đó, doanh số cho vay và dư nợ tái cấp vốn đối với các TCTD không lớn;mức độ tác động tới lãi suất và cung cầu vốn trên thị trường hạn chế.

Trong điều kiện lạm phát bùng phát cao từ 1/2011- 2/2012, việc lựa chọn sử dụng công cụ tái cấp vốn tuy giải quyết được khó khăn thanh khoản cho một số TCTD, nhưng làm tăng thêm tiền cung ứng trong lưu thông, gây áp lực thêm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Công cụ tái cấp vốn chỉ phát huy hiệu quả cao trong điều kiện lạm phát bình thường và mục đích cho vay nhằm giải quyết khó khăn chi trả có tính chất tạm thời. Đối với các trường hợp mất thanh khoản có nguyên nhân từ rủi ro cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng, chất lượng tài sản sản thấp, nợ xấu cao như các TCTD nông thôn mới chuyển đổi thành NHTM không phải là sự mất thanh khoản có tính tạm thời và phải giải quyết bằng biện pháp tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tài sản nợ, tài sản có mới đúng bản chất. Trong điều kiện lạm phát cao và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nếu sử dụng công cụ tái cấp vốn để bơm vốn một cách thường xuyên nhằm giải quyết khó khăn thanh khoản triền miên cho các NHTM sẽ không phải là sự lựa chọn hợp lý .

Mức lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu còn thấp cho dù trong tình trạng lạm phát cao, thấp hơn nhiều so với lãi suất liên ngân hàng và lãi suất thị trường.

Chênh lệch 2 loại lãi suất quá lớn sẽ tạo ra cơ hội phát triển các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ dưới nhiều hình thức đầu tư tiền gửi khác nhau, làm bất ổn thêm thị trường tiền tệ.

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG CỦA NHTW VÀ VIỆC THỰC THI CSTT Ở VIỆT NAMTW và thực thi CSTT (Trang 61 - 65)