Các quy tắc CSTT

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG CỦA NHTW VÀ VIỆC THỰC THI CSTT Ở VIỆT NAMTW và thực thi CSTT (Trang 36 - 48)

II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.3. Các quy tắc CSTT

Quy tắc chính sách là cách thức ra quyết định sử dụng những thông tin theo cách nhất quán và có thể dự đoán được. Mỗi NHTW có các quyết định lựa chọn mục tiêu theo đuổi khác nhau, vì thế xây dựng và cam kết theo đuổi những quy tắc CSTT khác nhau. Các quy tắc CSTT thường được NHTW các quốc gia theo đuổi bao gồm:

Mục tiêu tỷ giá hối đoái: quy tắc này đã có một lịch sử lâu dài. Đó là việc ấn định giá

trị đồng nội tệ theo giá đồng tiền của một quốc gia khác, thường là một quốc gia có tỷ lệ lạm phát ổn định; hoặc gắn giá trị nội tệ vào ngoại tệ theo chế độ tỷ giá cố định điều chỉnh từ từ (còn gọi là chế độ tỷ giá trườn bò). Gần đây, người ta thường sử dụng phương pháp neo giá trị của đồng nội tệ theo giá trị một ngoại tệ trong một biên độ nhất định. Phương pháp này rất đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát thông qua đồng ngoại tệ được chọn làm neo. Lợi thế khác của quy tắc này là có thể hạn chế NHTW theo đuổi CSTT mở rộng quá mức vì hậu quả của nó là nội tệ bị phá giá. Một số quốc gia đã sử dụng thành công chính sách này như Anh, Pháp (sau khi gắn đồng tiền của nó vào đồng Mark Đức). Tuy nhiên nõ cũng có những mặt hạn chế như làm mất đi tính độc lập của các chính sách tiền tệ; do có sự ổn định của đồng tiền, các nhà đầu tư không lường hết được mọi sự rủi ro và làm luồng vốn đổ vào tăng nhanh, khi vốn bị rút ra một cách bất ngờ thì đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mức độ trầm trọng của các cuộc khủng hoảng. Hiện nay hầu hết các quốc gia đều đã từ bỏ quy tắc mục tiêu tỷ giá, quy tắc này chỉ còn được thực hiện tại một số các quốc gia đang phát triển.

Mục tiêu cung tiền: Quy tắc này được ủng hộ bởi các nhà kinh tế tiền tệ, điển hình là Milton

Friedman. Các nhà kinh tế tiền tệ tin rằng nguyên nhân chính gây ra các biến động của nền kinh tế là biến động của cung tiền. Với quy tắc này, NHTW sẽ ấn định mức tăng cung tiền hàng năm ở mức thấp và ổn định nhằm duy trì sự ổn định của sản lượng, việc làm, giá cả. Thông thường mức độ tăng trưởng cung tiền được ấn định ở mức lớn hơn đôi chút so với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Việc lựa chọn khói lượng tiền làm mục tiêu có nhiều lợi thế như: NHTW dễ dàng kiểm soát vì các đại lượng M0, M1, M2… có thể được đo lường dễ dàng trong thời gian ngắn; NHTW có thể điều chỉnh CSTT đáp ứng với các chính

Mặc dù quy tắc này đáng lẽ có thể giúp cho nền kinh tế tránh khỏi nhiều biến động trong quá khứ song hầu hết các nhà kinh tế cho rằng nó không phải là tối ưu. Sự ổn định của cung tiền chỉ ổn định tổng cầu khi tốc độ lưu chuyển của tiền là không đổi. Trong thực tế nhiều cú sốc kinh tế gây ra sự biến động của cầu tiền và do vậy là tốc độ lưu chuyển. Các nhà kinh tế tin rằng cung tiền cần được điều chỉnh linh hoạt, chứ không nên cố định để trung hòa các cú sốc này.

Mục tiêu GDP danh nghĩa: Đây là quy tắc được ủng hộ rộng rãi. NHTW sẽ công bố mức

mục tiêu của GDP danh nghĩa. Nếu GDP danh nghĩa thấp hơn mức mục tiêu này, NHTW sẽ tăng cung tiền để kích thích tổng cầu và ngược lại. Do mục tiêu GDP danh nghĩa cho phép CSTT phản ứng với những thay đổi của tốc độ lưu chuyển tiền tệ nên hầu hết các nhà kinh tế tin rằng nó có thể mang lại sự ổn định về sản lượng và giá cả tốt hơn so với quy tắc của các nhà kinh tế tiền tệ. Tuy nhiên, nhược điểm là NHTW không dễ dàng kiểm soát GDP danh nghĩa và cần có thời gian kiểm chứng trước khi đánh giá sự thành công của CSTT. Thêm vào đó, việc dự tính GDP danh nghĩa thường có độ chính xác thấp và hay thay đổi, do đó có thể gây hiểu lầm cho công chúng.

Mục tiêu lạm phát: Đây cũng là quy tắc được nhiều nhà kinh tế ủng hộ và được sử dụng phổ

biến nhất bởi ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới như Anh, Úc, Canada, Thụy Điển,… Theo quy tắc này, ngân hàng trung ương sẽ công bố một mức mục tiêu đối với tỉ lệ lạm phát và điều chỉnh cung tiền, do vậy là lãi suất, khi tỉ lệ lạm phát thực tế lệch khỏi tỉ lệ lạm phát mục tiêu. Giống như quy tắc mục tiêu GDP danh nghĩa, quy tắc này cũng giúp nền kinh tế trung hòa được các cú sốc về cầu tiền. Ngoài ra, quy tắc mục tiêu lạm phát có lợi thế thêm nữa về tính minh bạch đối với công chúng.

Quy tắc Taylor: Ngoài việc theo đuổi mục tiêu lạm phát ngân hàng trung ương các nước còn

có thể đồng thời theo đuổi mục tiêu đối với tỉ lệ thất nghiệp hoặc GDP thực – GDP tính theo giá so sánh. Đây chính là quy tắc đề xuất bởi nhà kinh tế John Taylor và được ngân hàng trung ương Mĩ thực hiện trong nhiều năm qua. Theo quy tắc này, ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh cung tiền và lãi suất bất cứ khi nào lạm phát lệch khỏi mức mục tiêu và/hoặc tỉ lệ thất nghiệp lệch khỏi mức thất nghiệp tự nhiên (Hoặc GDP lệch khỏi mức GDP tiềm năng trong dài hạn). Do mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và thất nghiệp khi điều chỉnh tiền tệ, nên điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách là phải kết hợp hài hòa được giữa hai mục tiêu này một cách đồng thời.

Một NHTW của một quốc gia thường theo đuổi CSTT dựa trên một hoặc một số quy tắc được nêu trên. Tuy nhiên thường thì các quốc gia tự đặt ra quy tắc hay mục tiêu được ưu tiên và các quy tắc hay mục tiêu phụ để tránh tình trạng xung đột khi điều hành CSTT. Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự minh bạch và tính có trách nhiệm là điều cốt yếu để điều khiển một chính sách tiền tệ nhằm mang lại một kết quả mong muốn trong dài hạn, việc sử dụng loại quy tắc nào là tùy thuộc điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và lịch sử của từng quốc gia.

2.4. Các công cụ của CSTT

Có rất nhiều các công cụ khác nhau để NHTW thực hiện tác động tới nền kinh tế và đạt được mục tiêu mình đã đặt ra. Việc lựa chọn và sử dụng các công cụ là tùy vào hoàn cảnh của từng quốc gia. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các công cụ đang được sử dụng ở nước ta, bài tập lớn này xin trình bày 5 công cụ của CSTT đó là: hạn mức tín dụng, kiểm soát lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở.

Dựa trên cơ chế tác động của các công cụ này đến mục tiêu của CSTT mà chúng được chia thành các công cụ trực tiếp và gián tiếp. Các công cụ hạn mức tín dụng, kiểm soát lãi suất là các công cụ trực tiếp, còn lại là các công cụ gián tiếp.

2.4.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng Khái niệm

Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi. Đối với một ngân hàng thương mại, tín dụng là chức năng cơ bản của ngân hàng, là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được định nghĩa như sau:

Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên cho vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Có thể hiểu đơn giản: Hạn mức tín dụng là lượng tín dụng tối đa mà các NHTM có thể

cho vay ra trong một thời gian quy định (thường là một năm), được NHTW đặt ra với các NHTM. Trong phần lớn các trường hợp, những hạn mức riêng này được các định căn cứ vào

NHTM chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định.Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực.

Ưu điểm

Hạn mức tín dụng là một biện pháp mạnh có hiệu quả đáng kể. Thông qua đó, NHTƯ khống chế được lượng tiền cung ứng một cách có hiệu quả.

Hạn chế

Trên cơ sở hạn mức tín dụng, NHTƯ tiến hành phân bổ hạn mức tín dụng. Cùng với thời gian, hạn mức có từng thời điểm này phù hợp, thời điểm khác lại không phù hợp. Điều này gây ra các khó khăn cho các đơn vị khi nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao trong khi đó các nguồn kể cả hạn mức tín dụng cũng không đủ.

Kiểm soát bằng hạn mức là cách kiểm soát gò bó, cứng nhắc không phù hợp với cơ chế hiện nay, một cơ chế đòi hỏi sự quản lý phải hết sức mềm dẻo, uyển chuyển, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm mất đi cơ hội đầu tư của một số ngân hàng, giảm khả năng điều tiết của NHTƯ. Vì việc điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng không thể một sớm một chiều mà cần có thời gian vì vậy tính kịp thời khó đảm bảo.

Việc kiểm soát bằng hạn mức tín dụng có thể là một trong nhiều nguyên nhân đẩy lãi xuất lên. Trong khi nhu cầu chiết khấu để vay NHTƯ của một số ngân hàng phát sinh không được giải quyết do hết hạn mức tín dụng thì ở một số ngân hàng khác mức tín dụng lại tạm thời dư thừa. Ở đây quan hệ trao đổi sẽ diễn ra và chi phí sẽ góp phần làm cho lãi xuất tăng lên.

2.4.2. Chính sách lãi suất Khái niệm

Lãi suất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoạc các dạng thức tài sản khác nhau. Đến kì hạn người đi vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn còn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăn của tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất.

Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHTW (thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trong đó,dặc biệt là lãi suất triết khấu của NHTW tác động mạnh đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Song khi các công cụ trên đây hoạt động

không hiệu quả thì NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Để tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng thì NHTW thường quy định lãi suất sàn đối với tiền gửi và lãi trần đối với tiền vay. Nếu nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng thì NHTW lại quy định ngược lại.

NHTƯ có thể quy định khung lãi suất cho vay buộc các ngân hàng kinh doanh phải chấp hành. Khi muốn tăng khối lượng cho vay, NHTƯ giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn. Khi cần hạn chế đầu tư NHTƯ ấn định mức lãi suất cao. Lãi suất tiền tệ có tác động khá lớn đến các yếu tố của nền kinh tế tuy vậy việc quản lí nó là có cần thiết hay không? Dưới đây là những ưu, nhược điểm của chính sách kiểm soát lãi suất.

Ưu điểm

Biện pháp này giúp NHTW có thể kiểm soát được chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt của mình, góp phần vào chính sách kiểm soát tín dụng của NHTW.

Giúp các ngân hàng lựa chọn dự án kinh tế tối ưu để cho vay, loại bỏ các dự án kém hiệu quả.

Nhược điểm

Tuy nhiên quy định khung lãi suất tiền gửi hay quy định lãi suất trần và sàn làm cho tính linh hoạt của thị trường tiền tệ bị suy giảm, các NHTM bị động trong kinh doanh, hạn chế đầu tư. Nó dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn của các ngân hàng, nhưng lại thiếu vốn đầu tư, hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự dữ vàng, ngoại tệ, bất động sản trong khi ngân hàng hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay. Ngoài ra việc quy định một cách hành chính lãi suất trần, sàn hoặc khung lãi suất đánh đồng tất cả các ngân hàng lớn hay bé, hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả, làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.

2.4.3. Dự trữ bắt buộc

Khái niệm

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư , mức dự trữ này do NHTW quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. (Giáo trình môn Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB ĐHKTQD)

Theo quy chế dự trữ bắt buộc đối với Các TCTD ban hành theo quyết định số 581/QĐ - NHNN ngày 9/9/2003 của Thống đốc NHNN: “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức

tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước”.

Như vậy có thể hiểu dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW. Các khoản tiền này được tính theo tỷ lệ trên tổng số tiền gửi của ngân hàng và được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Trên thực tế, số tiền này có thể được gửi toàn bộ vào tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHTW hoặc được để một phần tại quỹ tiền mặt của TCTD tuỳ theo quy định của NHTW từng nước.

Đối với NHTM, một khoản cho vay luôn dù dài hay ngắn hạn đều có thời hạn, thậm chí đến thời hạn cũng chưa chắc đã lấy lại được vì người đi vay có thể không đủ khả năng chi trả. Trong khi đó các khoản tiền gửi của khách hàng lại rất khó kiểm soát thời hạn khi họ có thể rút lúc nào họ muốn. Hơn nữa, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể làm cân bằng thời hạn giữa người gửi tiền và các khoản cho vay mà thực tế, các khoản cho vay thường dài hơn tiền gửi. Chính vì vậy NHTM luôn đứng trước nguy cơ lớn về thanh khoản khi khách hàng rút tiền ồ ạt, thậm chí còn có thể dẫn tới phản ứng bay hơi dây chuyền trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy dự trữ bắt buộc ra đời một cách khách quan như một kho dự trữ lỏng đối với các ngân hàng và đảm bảo an ninh cho hệ thống.

Dần dần dự trữ bắt buộc, thông qua ảnh hưởng của nó lên số nhân tiền tệ, trở thành một công cụ đắc lực trong điều hành chính sách tiền tệ của các NHTW.

Tác động

Các tác động của dự trữ bắt buộc là:

- Tác động đến tiềm năng tín dụng của NHTM

Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng chính là làm tăng nguồn vốn khả dụng của các NHTM. Thông qua quá trình tạo tiền tiềm năng tín dụng của cả hệ thống sẽ tăng lên theo số nhân tiền. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG CỦA NHTW VÀ VIỆC THỰC THI CSTT Ở VIỆT NAMTW và thực thi CSTT (Trang 36 - 48)