Quy trình kiểm toán tại IAC được thống nhất phổ biến cho tất cả các khách
hàng. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể thay đổi linh hoạt trong phạm vi cho phép, để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Quy trình
này được cụ thể hóa bằng văn bản và được phổ biến rộng rãi trong công ty. Từ
khi VACPA ban hành chương trình kiểm toán mẫu thì công ty đã sử dụng quy trình này như quy trình tham khảo vào thực tế công việc kiểm toán tại công ty khách hàng.
- Chuẩn bị kiểm toán + Tiền kế hoạch
Đối với khách hàng mới
Phương pháp tìm hiểu: Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, IAC sẽ phân
công KTV điều hành tiến hành khảo sát khách hàng. KTV sẽ tiến hành quan sát, phỏng vấn, thu thập những thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý, những thông tin về tổ chức kế toán và KSNB của doanh nghiệp.
Nội dung tìm hiểu:
KTV phải tìm hiểu khách hàng và ghi lại trong bảng “Khảo sát khách hàng” những thông tin bao gồm:
Thông tin khảo sát về doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, ngành nghề…
Tìm hiểu về ban quản trị, ban giám đốc, số lượng nhân viên
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: quy chế hoạt động của từng bộ
phận, sự hiện diện của ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ…
Tìm hiểu về hệ thống kế toán: KTV thu thập thông tin về bộ máy kế toán của công ty hoạt động theo hình thức nào, tổ chức nhân sự của phòng kế toán…
Tìm hiểu hệ thống sổ sách, chứng từ của công ty…
Xem xét xem doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán không? Tên phần mềm, nhà cung cấp.
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 21 Tìm hiểu thông tin về BCTC như: Tổng tài sản, nguồn vốn kinh doanh, doanh thu, chi phí, giá vốn…
Sau khi tìm hiểu đầy đủ thông tin cho quá trình tìm hiểu sơ bộ khách hàng, KTV sẽ đưa ra nhận xét chung về quy mô và tính chất dự kiến của công việc,
đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát để từ đó quyết định có chấp nhận khách hàng hay
không và đề xuất kế hoạch kiểm toán.
Đối với khách hàng cũ:
Thông thường, KTV chỉ cập nhật những thông tin về sự thay đổi trong HTKSNB, công tác kế toán của khách hàng, xem xét HTKSNB có hữu hiệu và có hoạt động hiệu quả không. Trên cơ sở đó, KTV sẽ quyết định có tiếp tục thực hiện kiểm toán cho khách hàng nữa hay không.
+ Lập kế hoạch kiểm toán
KTV họp với ban chức năng của khách hàng như Ban Giám Đốc, ban kiểm soát, kế toán trưởng để tìm hiểu kỹ về tình hình hoạt động, chiến lược kinh
doanh, môi trường kiểm soát của khách hàng. Qua đó:
Đánh giá tổng quát về mức trọng yếu và rủi ro của khoản mục. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết.
Tổ chức nhân sự cho cuộc kiểm toán. Nếu khách hàng cũ thì nhân sự sẽ gồm ít nhất một kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm trong khi là khách hàng cũ thì sẽ có thêm ít nhất một kiểm toán viên tiền nhiệm để đảm bảo đạt được hiệu quả công việc.
Tất cả những tài liệu thu thập được trong giai đoạn này được lưu lại trong hồ sơ. Các tư liệu này bao gồm lịch sử công ty, giấy phép kinh doanh, tổ chức bộ
máy công ty, hợp đồng, quyết định quan trọng. - Thực hiện kiểm toán
Các KTV và trợ lý kiểm toán tiến hành kiểm toán tất cả các khoản mục Trên
BCTC như vốn bằng tiền, hàng tồn kho, nợ phải thu, tài sản cố định, doanh thu, nguồn vốn… Tất cả các bằng chứng thu thập được, các thử nghiệm đã thực hiện phải được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán theo đúng quy định.
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 22 - Hoàn thành kiểm toán
Tổng hợp lại những kết quả đạt được. Các bút toán điều chỉnh hay phân loại lại sẽ được liệt kê trên bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh. Sau đó KTV chính sẽ
thảo luận với Ban Giám đốc về công việc kiểm toán, các bút toán điều chỉnh, một số đề nghị về tình hình quản lý của khách hàng.
Trước khi kết thúc quá trình kiểm toán, KTV xem xét: các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, giả định hoạt động liên tục của khách hàng, đánh giá kết quả của cuộc kiểm toán.
Kế đến, KTV tổng hợp lập dự thảo BCKT và thư quản lý (nếu có) và gửi cho khách hàng. Sau khi lập dự thảo đã được xem xét và thống nhất giữa KTV và khách hàng, KTV sẽ ký và phát hành BCKT chính thức. Dự thảo báo cáo kiểm toán có thể lập nhiều lần cho đến khi khách hàng chấp nhận và ý kiến kiểm toán sẽ dựa vào bản dự thảo BCKT lần cuối cùng.
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 23
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH VÀ KẾT QUẢ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN TƯ VẤN ĐỘC LẬP
4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY IAC
4.1.1 Phân tích các loại báo cáo kiểm toán tại công ty IAC
Các báo cáo kiểm toán là thành quả của một quá trình làm việc của các KTV, vì vậy nó phải phản ánh đúng bản chất của từng báo cáo tài chính của khách hàng. Tại công ty IAC các loại BCKT đước phát hành đều phải thông qua quá trình làm việc, soát xét và theo một quy định chung.
Hàng năm công ty IAC ký hợp đồng kiểm toán với rất nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kết quả tổng hợp từ kết quả kiểm toán của khách
hàng trong ba năm qua được thể hiện trong các báo cáo kiểm toán như sau
Bảng 2: CÁC LOẠI Ý KIẾN KIỂM TOÁN ĐÃ BAN HÀNH TỪ NĂM 2009 - 2011 Số khách hàng 2009 2010 2011 Loại ý kiến Số KH % Số KH % Số KH % Chấp nhận toàn phần 87 90, 63 95 92,2 3 82 90,1 1 Chấp nhận từng phần (ngoại trừ) 9 9,3 7 7 6,8 9 9,89 Chấp nhận từng phần
(tùy thuộc vào) 0 0 1 0,97 0 0
Không chấp nhận 0 0 0 0 0 0
Từ chối cho ý kiến 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 96 100 103 100 91 100
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 24 - Báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần: dạng Báo cáo này chỉ được phát hành trong một số trường hợp như BCTC không có sai lệch trọng yếu, hoặc có sai lệch trọng yếu nhưng sau khi trao đổi, khách hàng chấp nhận chỉnh sửa số
liệu cho đúng quy định. Dạng này thường có đoạn “ theo ý kiến của chúng tôi,
BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty... tại ngày 31/12/X cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/X phù hợp với chế độ kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành và những quy định pháp lý có liên quan”. Nếu KTV cho rằng có vi phạm ảnh hưởng
đến hoạt động liên tục thì BCKT thường có đoạn : “… Ở đây chúng tôi không
phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn lưu ý người đọc báo
cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: khoản lỗ
thuần của đơn vị là ZZZ trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200x và tại ngày này khoản nợ ngắn hạn của đơn vị vượt quá tổng tài sản là ZZZ. Những
điều kiện này cùng với những vấn đề khác được nêu trong điểm X trong phần thuyết minh, chỉ ra sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị”. Dạng ý kiến chấp nhận toàn phần thường chiếm đa số trong các loại Báo cáo kiểm toán đã ban hành vì một số lý do sau:
+ Trước khi kiểm toán công ty IAC luôn thực hiện tìm hiểu sơ lược về khách hàng cũng như kiểm soát nội bộ tỉ mỉ và được đánh giá trong hồ sơ bởi những KTV chuyên nghiệp.
+ Trong công tác kế toán của doanh nghiệp sai sót xay ra nhưng thường nhỏ, không trọng yếu, có thể bỏ qua được.
+ Doanh nghiệp thường luôn muốn BCTC phản ánh gần đúng nhất thực trạng của mình nên việc chấp nhận điều chỉnh BCTC sau khi kiểm toán viên phát hiện
sai sót thường được thực hiện nghiêm túc.
+ Đối với công ty cổ phần niêm yết :ý kiến kiểm toán đối với BCTC là quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, đầu tư và giá cổ phiếu trên thị trường vì vậy họ luôn cân nhắc số liệu để KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến kiểm toán tốt nhất có thể.
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 25 - Báo cáo kiểm toán dạng từng phần dạng ngoại trừ: thường KTV đưa ra kết quả là báo cáo này khi cho rằng có giới hạn trong việc thu thập các bằng chứng làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc kiểm toán, tuy nhiên ảnh hưởng này không trọng yếu đến toàn bộ BCTC. Một số giới hạn thường gặp khi khi kiểm toán là :
+ Một số doanh nghiệp từ chối việc kiểm kê tiền mặt vì một số lý do.
+ Còn một số công ty việc nộp BCTC đã kiểm toán chỉ là theo yêu cầu của cơ
quan chức năng, theo luật định, trong khi việc kiểm kê hàng tồn kho khi thực hiện sẽảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy
để tránh tình trạng đó, doanh nghiệp đã không tiến hành kiểm kê.
+ Một số trường hợp do kiểm toán viên không nhận lại được bất kỳ thư xác
nhận nợ nào và cũng không có thủ tục thay thế nào đảm bảo xác minh được số dư
nợ phải thu, phải trả là đúng trên sổ sách và nợ là khoản mục không trọng yếu trên BCTC
- Báo cáo kiểm toán dạng từng phần tùy thuộc vào : kết quả này thường
được đưa ra khi có sự kiện phát sinh với điều kiện này thì báo cáo tài chính lại khác so với trường hợp kia. Trong ba năm liên tiếp chỉ một ý kiến dạng này được ban hành do doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu theo thời gian của hóa đơn chứ
không theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tuy nhiên các khoản này đều đã thu
được tiền. Tuy nhiên con số này chưa ảnh hưởng trọng yếu lên Báo cáo tài chính.
- Dạng không chấp nhận là một loại ý kiến của kiểm toán viên đưa ra khi
kiểm toán một thông tin nào đó - báo cáo tài chính chẳng hạn. Kiểm toán viên
đưa ra loại ý kiến này thì có nghĩa là bằng chứng về các thông tin đã được kiểm toán cho thấy các thông tin này không phù hợp với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Và có sự bất đồng nghiêm trọng với giám đốc đơn vị về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin trong báo cáo tài chính, hoặc thuyết minh báo cáo tài chính. Các vấn đề bất đồng là quan trọng, liên quan đến đa số khoản mục và làm cho tổng thể của báo cáo tài chính bị sai lệch trọng yếu đến mức phản ánh không trung thực và không hợp lý về tình hình tài chính, hoặc kết quả hoạt động của đơn vị. Lúc này vì tính nghiêm trọng của vấn đề nên ý kiến chấp nhận từng phần là không thể áp dụng. Khi đưa
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 26 ra ý kiến không chấp nhận, kiểm toán viên phải thu thập đủ bằng chứng để làm
cơ sở cho ý kiến của mình; giải thích về lý do không chấp nhận và nêu những ảnh
hưởng chính của nó đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị như
trong Báo cáo tài chính, giá trị TSCĐ là XXX đồng; khoản vay công ty B là
YYY đồng đã không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh…
“Theo ý kiến chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên,
báo cáo tài chính đã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty … tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, không phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán VN hiện hành và
các quy định pháp lý có liên quan”.
- Ý kiến không chấp nhận thường ít xảy ra khi kiểm toán và đối với công ty
IAC trong ba năm qua chưa có một Báo cáo kiểm toán nào được đưa ra dưới dạng này. Và Báo cáo loại này thường không được công khai cùng BCTC vì nó có tác dụng phản diện đối với doanh nghiệp trừ khi nó được quy định công khai.
- Báo cáo kiểm toán dạng từ chối đưa ra ý kiến: dạng này phát sinh trên BCKT khi có khoản nào đó trọng yếu mà KTV không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán, và vấn đề này có thể trọng yếu đến toàn bộ Báo cáo tài chính. Vì vậy dạng Báo cáo kiểm toán này cũng không được phát hành khi KTV kiểm toán BCTC của khách hàng trong ba năm tại IAC.
4.1.2 Các sai phạm thường gặp khi kiểm toán BCTC
Các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động, quy mô, chính sách khác nhau vì vậy tình hình cũng khác nhau. Bộ máy doanh nghiệp, nhân sự đều không giống nhau. Và trong quá trình kiểm toán, KTV nhận thấy rằng một số sai phạm thường gặp trong kế toán của công ty khách hàng chủ yếu là:
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 27
Bảng 3 :THỐNG KÊ CÁC LOẠI SAI PHẠM THƯỜNG GẶP Ở CÔNG
TY KHÁCH HÀNG 2009 2010 2011 Loại sai phạm KH % KH % KH % Phản ánh không đúng kỳ các nghiệp vụ phát sinh 12 12,5 10 9,71 14 15,38 Trích khấu hao không đúng quy định 8 8,33 7 6,80 8 8,79 Không kiểm kê hàng tồn kho vào 31/12 hàng năm 4 4,17 6 5,83 4 4,4 Trả lương bằng tiền mặt 11 11,46 9 8,74 9 9,89 Tổng cộng 35 36,46 32 31,07 35 38,46
(Nguồn: Công ty kiểm toán tư vấn độc lập)
- Phản ánh không đúng kỳ các nghiệp vụ phát sinh: việc phản ánh không kịp thời này trong niên độ không ảnh hưởng nhiều tuy nhiên khi nó xảy ra vào cuối niên độ làm ảnh hưởng số dư cuối kỳ thường không chính xác dẫn đến BCTC cũng không đúng vào thời điểm cuối kỳ. Nó có thể ảnh hưởng đến doanh thu hay chi phí hoặc bất kỳ một khoản mục nào đó. Sai phạm này chủ yếu liên
quan đến hoạt động ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện vào thời điểm đó
và nhiều trường hợp hàng hóa đã bán đủ điều kiện nhưng lại chưa được ghi nhận trên sổ sách. Trong số này, một phần khách hàng do áp lực công việc trước và
sau niên độ tuy nhiên vẫn có một bộ phận khách hàng muốn làm đẹp BCTC nhằm tăng doanh thu, thổi phồng lợi nhuận bằng những giao dịch trên hóa đơn
với khách hàng thân thuộc.
- Trích khấu hao không đúng quy định : do một số nhân viên kế toán không cập nhật quy định liên quan đến việc trích khấu hao tài sản cố định nên áp dụng sai khung thời gian sử dụng tài sản. Một số doanh nghiệp thường vẫn trích khấu hao khi tài sản hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng.
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 28 - Không kiểm kê hàng tồn kho vào 31/12 hàng năm: hầu như các doanh
nghiệp nhỏ đều không tiến hành kiểm kê vào thời điểm cuối năm mà chỉ tiến hành kiểm kê khi cần thiết.
- Trả lương bằng tiền mặt :hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều trả lương
thông qua thẻ ATM nhằm giảm thiểu công việc và trách nhiệm của nhân viên
phát lương cũng như hạn chế được gian lận biển thủ tiền của đơn vị, tuy nhiên