4.2.1.1 Đặc điểm Công ty TNHH ABC
Công ty TNHH ABC được thành lập vào năm 2006.
Vốn điều lệ: 3.500.000.000 đồng. Mã số thuế : 0301307242
Lĩnh vực hoạt động : mua bán trang trí nội thất và văn phòng.
Trụ sở chính : số 118 đường Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP Hồ
Chí Minh.
Tel: (08) 3840 5959
4.2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH ABC
Giám đốc
Phó GĐ bán hàng Phó GĐ tài chính
Phòng tài chính- KT Kho hàng
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 29
4.2.1.3 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và thông tư
244/2009/TT-BTC.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).
Hình thức kế toán áp dụng là Nhật ký chung. - Nguyên tắc xác định các khoản tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dể dàng thành một
lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bằng ngoại tệ được chuyển đổi thành tiền VNĐ theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Chênh lệch tỷ
giá qua chuyển đổi nêu trên được ghi nhận vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
Cuối niên độ kế toán, số dư của tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu và phải trả có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm 31 tháng12 năm 2011. Các khoản chênh lệch tỷ giá do việc đánh
giá lại nêu trên được kết chuyển toàn bộ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
+ Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở
giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí sản xuất và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 30
+ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị
thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Cuối niên độ kế toán, Công ty không có hàng tồn kho nào hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm cần lập dự phòng.
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định được trình bày trên BCTC theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua hoặc giá thành thực tế và các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chỉ ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí đã chi ra để nâng cấp TSCĐ được ghi
tăng nguyên giá của TSCĐ đó.
Các chi phí sửa chữa TSCĐ được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Khấu hao TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao TSCĐ được căn cứ vào khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/QĐ-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Thời gian sử dụng ước tính cho một số nhóm TSCĐ như sau:
Nhóm TSCĐ Thời gian khấu hao ước tính - Nhà cửa, vật kiến trúc 20-25 năm
- Máy móc, thiết bị 7-10 năm
- Phương tiện vận tải 6-10 năm
4.2.2 Phân tích quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính công ty TNHH ABC tại công ty IAC
4.2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán
Đây là năm đầu tiên công ty ký hợp đồng kiểm toán với công ty TNHH ABC
nên giai đoạn chuẩn bị thực hiện kiểm toán được thực hiện chặt chẽ.
Qua thơ mời kiểm toán của Công ty TNHH ABC đã thể hiện mục đích mời kiểm toán cho toàn bộ Báo cáo tài chính của công ty nhằm xác nhận độ trung thực, hợp lý của các khoản mục trên báo cáo tài chính đồng thời đóng góp ý kiến
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 31
để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
Riêng đối với khoản mục hàng tồn kho thì nhằm mục đích sau:
- Xác nhận thông tin về số dư hàng tồn kho thực tế của đơn vị và giá trị
hàng tồn kho được thể hiện trên báo cáo tài chính chưa kiểm toán là có thể thực hiện được.
- Điểm đặc biệt quan trọng là kết quả kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
đối với Ban giám đốc công ty và cơ quan chủ quản sẽ là căn cứ để đánh giá hiệu quả của quá trình kinh doanh của công ty.
Tiếp theo đó tiến hành khảo sát một số thông tin về tình hình chung và tình hình kinh doanh của công ty TNHH ABC như:
Tình hình chung
- Tên, địa chỉ, lĩnh vực kinh doanh, chủ sở hữu, công ty mẹ - con, vốn, nhân sự, có KSNB không, nhân viên phòng kế toán, phần mềm sử dụng, cơ quan thuế đã kiểm tra chưa, trước giờ đã kiểm toán chưa, năm cuối cùng kiểm toán là năm
nào, công ty kiểm toán nào, hàng năm có kiểm kê, đối chiếu công nợ không, báo cáo tài chính có hợp nhất không?
Cơ cấu tổ chức khách hàng có sự thay đổi nào không? Khách hàng có bất kỳ thay đổi đáng kể nào về các vấn đề? Khách hàng có bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong hoạt động? Khách hàng có bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong việc mua sắm?
Khách hàng có bất kỳ thay đổi đáng kể (về cạnh tranh và vấn đề khác) trên thị trường mà khách hàng cung cấp hàng hóa hay dịch vụ?
Khách hàng có phát sinh bất kỳ khoản chi phí đáng kể nào để phát triển sản phẩm mới? có khoản chi phí nào được lập kế hoạch trước không?
Khách hàng đã công bố kết quả giữa niên độ không?
Khách hàng có thay đổi đáng kể nào về:
Khách hàng có bất kỳ thay đổi nào trong phương pháp Ban Giám đốc kiểm soát hoạt động kinh doanh?
Khách hàng có bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong quyền sở hữu công ty không?
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 32 Các giới hạn ý kiến kiểm toán trước đây đến nay có thể vẫn còn ảnh hưởng? Khách hàng có hoạt động mua hay bán doanh nghiệp và các tổ chức khác không? Có nghiệp vụ nào đã được lập kế hoạch trước không? (Phụ lục 7)
Ngoài viêc khảo sát tình hình kinh doanh công ty IAC còn tiến hành khảo sát
đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát như sau:
- Quan điểm về tính chính trực
- Cam kết về sự chính xác và hợp lý của BCTC
- Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin và kế toán
đáng tin cậy
- Cơ cấu tổ chức, quá trình kiểm soát và điều hành - Phương pháp phân công quyền hạn và trách nhiệm - Phương pháp kiểm soát quản lý lãnh đạo
- Ảnh hưởng của hệ thống máy vi tính Hình thức và môi trường kinh doanh - Hình thức kinh doanh
- Các kết quả tài chính Bản chất của cuộc kiểm toán
+ Có lý do nào băn khoăn về những ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm toán không?
+ Có lý do nào để nói rằng sự tuân thủ những chuẩn mực kiểm toán chung
được thừa nhận của chúng ta sẽ bị thắc mắc không? - Rủi ro kiểm toán
+ Có vấn đề gì nói rằng việc kiểm toán của chúng ta sẽ bị thắc mắc bởi bên thứ
3 về tính không độ lập không?
+ Có vấn đề tranh chấp giữa doanh nghiệp với một khách hàng nào đó của hãng dẫn tới việc tranh chấp lợi ích không?
+ Liệu doanh nghiệp hay bộ phận chính của nó có bị bán không?
+ Kết quả của cuộc kiểm toán liệu có được các kiểm toán viên khác tin tưởng hay không?
+ Chúng ta có nên tin tưởng vào công việc của kiểm toán viên khác về các vấn
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 33 + Có những doanh nghiệp liên kết lớn hoặc các bên liên quan mà chúng ta không kiểm toán song lại có những giao dịch quan trọng có thể xảy ra hay không?
Có lý do nào khiến chúng ta cho rằng không thể phát hành báo cáo chấp thuận toàn bộ vì lý do hạn chế phạm vi kiểm toán, vấn đề về kế toán, diển giải số liệu và “ hoạt động liên tục” không?
+ Có vấn đề gì về kế toán trọng yếu dẫn đến mức độ rủi ro kiểm toán lớn hơn
mức trung bình hay không?
Các nhận xét đánh giá của người khảo sát
Đánh giá khái quát và xử lý về rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán được đánh giá là cao hơn trung bình Xử lý với ro kiểm toán được xác định:
- Đây có phải là cuộc kiểm toán đầu tiên không? Không. - Tiếp tục kiểm toán
- Đánh giá môi trường kiểm soát
- Kết luận về tính độc lập và những mâu thuẫn lợi ích
Chủ phần hùn và đội ngũ nhân viên kiểm toán được chỉ định là độc lập với khách hàng và hoàn toàn hiểu biết về khách hàng. Kết quả là có sự độc lập giữa khách hàng và công ty kiểm toán.
Qua những thông tin thu thập được công ty đã quyết định ký hợp đồng kiểm toán. Và sau khi chấp nhận công ty tiến hành thảo luận sơ bộ với khách hàng và gởi thư thông báo giá phí kiểm toán bao gồm một số vấn đề sau:
- Mục đích kiểm toán của khách hàng là:
+ Xác nhận độ trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính.
+ Đóng góp ý kiến để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt là công tác quản lý hàng tồn kho.
- Phạm vi kiểm toán : Kiểm toán tất cả các khoản mục được trình bày trên
báo cáo tài chính niên độ kết thúc 31/12/2011.
- Thời gian thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng - Phí kiểm toán.
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 34
Công ty TNHH ABC đã gởi thư hồi báo chấp nhận mời kiểm toán với giá phí và những thỏa thuận như trên. Công ty IAC tiến hành soạn thảo hợp đồng kiểm toán chính thức với công ty TNHH ABC.
Sau khi ký hợp đồng công ty tiến hành lập kế hoạch tổng quát bao gồm miêu tả
lại những thông tin tổng quát về công ty TNHH ABC, lập kế hoạch kiểm toán
ban đầu. Lập kế hoạch kiểm toán là công việc rất quan trọng nhằm giúp kiểm toán viên thực hiện những công việc trọng tâm để giải quyết nhanh chóng các vấn đề và hạn chế sai sót. Đồng thời tạo điều kiện tổ chức và phối hợp công việc giữa các thành viên tham gia kiểm toán, sử dụng một cách có hiệu quả kinh nghiệm của các thành viên để đạt được kết quả tốt nhất. Đây là bước quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Công việc đầu tiên là
Xác định mức trọng yếu kế hoạch - Mức trọng yếu của báo cáo tài chính: PM - Mức trọng yếu của khoản mục: TE
Tỷ lệ thường áp dụng để xác định mức trọng yếu cho khách hàng là
Bảng 4: TỶ LỆ DÙNG XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU TẠI IAC
Chỉ tiêu Từ(%) Đến(%) Ghi chú LN trước thuế 5 10 Doanh thu 0.5 1 TS lưu động 2 4 Hoặc 3%-6% TS ngắn hạn 2 4 Hoặc 3%-6% Tổng TS 1 2 Hoặc 2%-4%
Tổng TS 0.25 0.5 Trường hợp thanh lý phá sản doanh nghiệp
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 35
KTV ước lượng ban đầu về tính trọng yếu như sau:
Bảng 5: BẢNG TÍNH MỨC TRỌNG YẾU CỦA CÔNG TY TNHH ABC TẠI CÔNG TY IAC
Đvt : đồng
Tối thiểu Tối đa
Chỉ tiêu Giá trị % Số tiền % Số tiền LN trước thuế 267.521.500 5 13.376.075 10 26.752.150 Doanh thu 2.306.080.000 0.5 11.530.400 1 23.060.800 TS lưu động 2.515.066.092 2 50.301.321.84 4 100.602.643.68 TS ngắn hạn 3.549.828.614 2 70.996.572 4 141.993.144 Tổng TS 9.470.432.503 1 94.704.325 2 189.408.650
(Nguồn: Công ty kiểm toán tư vấn độc lập)
KTV lựa chọn ban đầu về mức trọng yếu tổng thể PM =(tối thiểu+ tối đa)/2
Mức trọng yếu được tính toán dựa trên doanh thu: PM= (11.530.400+23.060.800)/2 = 17.295.600đ
Sau đó mức trọng yếu cho các khoản mục được phân bổ :
- Đối với khoản mục Tài sản cố định, xét thấy rủi ro xảy ra gian lận, sai sót là khá thấp, kết hợp với kinh nghiệm kiểm toán của các năm trước, nhóm kiểm toán
đánh giá mức trọng yếu là 50% PM.
- Đối với khoản mục hàng tồn kho, xét thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn liên quan tới nhiều khoản mục vì vậy KTV đánh giá mức trọng yếu là 30%PM.
- Đối với các khoản phải trả :các khoản vay là khá lớn, dễ sai sót nhưng khả năng xảy ra gian lận không cao nên được đánh giá mức trọng yếu là 40%PM.
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 36
Bảng 6: BẢNG PHÂN BỔ TRỌNG YẾU CHO TỪNG KHOẢN MỤC
Đvt : đồng Khoản mục Số tiền (đồng) Mức trọng yếu cho khoản
mục 10% giá trị khoản mục Sai sót có thê bỏ qua Hàng tồn kho 1.034.762.52 2 30%PM = 5.188.680 103.476.25 5 5.188.680 Tài sản cố định 6.662.000.00 0 50%PM = 8.647.800 666.200.00 0 8.647.800 Nợ phải trả 5.702.911.00 3 40%PM = 6.918.240 570.291.10 0 6.918.240
(Nguồn: công ty kiểm toán tư vấn độc lập)
PM : Mức trọng yếu tổng thể BCTC = 17.295.000đ
Bên cạnh việc xác định trọng yếu thì việc phân công nhóm kiểm toán có ảnh
hưởng quan trọng đến kết quả cuộc kiểm toán do đó chỉ được phân công cho những nhân viên có kiến thức nhiều trong lĩnh vực mà công ty khách hàng kinh doanh. Tại công ty IAC việc phân công nhóm kiểm toán do trưởng phòng kiểm
toán đề và trình lên giám đốc duyệt.
Ngoài ra, trong giai đoạn này kiểm toán viên kiểm tra sơ bộ sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đối với hàng tồn kho: giá trị thay đổi nhiều so với năm 2010, tăng 341.885.210đ khoảng gần 50%.
Hướng kiểm toán: khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng vì vậy nên kiểm tra chi tiết kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH ABC năm 2011 của doanh nghiệp để phát hiện bất thường.
Tài sản cố định: tăng 1.751.000.000đ tương ứng 36%
Hướng kiểm toán: tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô
hình. Kiểm toán viên phải chú ý khi quy mô hoạt động khi TSCĐ lại tăng đáng
SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 37 Nợ phải trả: biến động khá lớn tăng 1.890.327.725đ tương ứng 49,58% so với năm 2010.
Hướng kiểm toán: khoản mục này biến động đáng kể nhưng phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị do đó KTV có thể kiểm toán theo chương trình thiết kế sẵn, có thể bổ sung thêm một số thủ tục khi thực hiện kiểm toán tùy theo