0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Yếu tố khác

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN TƯ VẤN ĐỘC LẬP (IAC) (Trang 70 -70 )

Việc đào tạo KTV ở Học viện, Trường Đại học chỉ mang tính chất lý luận, chưa sát

với thực tế. Ngoài ra, việc đào tạo KTV ở các công ty kiểm toán thường mang tính chất kinh nghiệm chưa vận dụng lý luận kiểm toán, hoặc việc đào tạo KTV theo tiêu chuẩn quốc tế ở các hãng kiểm toán. Do đó, việc vận dụng kiến thức vào hoạt động kiểm toán thực tế thường không phù hợp.

Các nhu cầu về công khai thông tin kế toán tài chính chưa trở thành thói quen, vì vậy kết quả kiểm toán chưa thực sự quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin.

5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN

Một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng như để giảm rủi ro sai sót có thể xảy ra:

Công ty nên xây dựng cách chọn mẫu kiểm toán, cách xác định mức trọng yếu tổng thể và khoản mục đối với từng loại hình đặc điểm, quy mô doanh nghiệp giúp cho cuộc kiểm toán chuyên nghiệp hơn, độ tin cậy cao đồng thời hạn chế được một số rủi ro trong cách làm việc theo kinh nghiệm chủ quan của KTV.

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán nếu việc phân tích sơ bộ chưa tính toán các chỉ

số tài chính của doanh nghiệp thì các chỉ số này phải được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm đảm bảo đánh giá đúng đắn hơn về bản chất của những biến

động.

Kiểm toán viên tiền nhiệm được phân công khi kiểm toán khách hàng cũ tuy sẽ nắm bắt được những thay đổi của khách hàng tốt hơn tuy nhiên dễ dẫn đến việc không thận trọng trong một số khâu tìm hiểu tình hình khách hàng. Vì vậy việc phân công này cũng cần được chú ý.

Ngoài ra công ty cần chú ý kiểm tra xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến của

công ty khách hàng trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, vì đây cũng là vấn đề khá quan trọng trong cuộc kiểm toán, nó có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả của cuộc kiểm toán.

SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 60

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở Việt Nam, cùng với nhu cầu kiểm toán ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, công ty TNHH kiểm

toán tư vấn độc lập đã và đang tạo được chổ đứng trong ngành kiểm toán. Với đội ngũ

nhân viên chuyên nghiệp, công ty IAC dần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Tuy nhiên trong xu thế mới đòi hỏi các công ty kiểm toán phải luôn phấn đấu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với những công ty kiểm toán tên tuổi hàng đầu quốc tế. Do đó không riêng gì công ty IAC mà các công ty kiểm toán nói chung cần phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa.

Qua quá trình thực tập, tôi nhận thấy rằng quy trình kiểm toán tại công ty được thực hiện tốt bên cạnh những nhược điểm. Hơn nữa trong quá trình làm việc các kiểm toán viên có nhiều sáng tạo trong việc kiểm toán. Đồng thời, công ty có nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, nhân viên có chuyên môn nghề nghiệp cùng với phẩm chất đạo đức tốt. Với những kết quả có được như ngày hôm nay là kết quả của toàn thể nhân viên, quản lý công ty. Và chắc rằng công ty sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa để đáp ứng tốt nhu cầu xã hội cũng như nâng cao vị thế của ngành kiểm toán trong nước lẫn quốc tế.

6.2 KIẾN NGHỊ

Về phía Nhà nước

- Cần thiết lập môi trường pháp lý hoạt động kiểm toán trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay một cách chặt chẽ hơn.

- Phải xây dựng, quy hoạch và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng KTV chiến lược. Bên cạnh đó phải xây dựng nội dung chương trình đào tạo kiến thức cho phù hợp trong từng thời kỳ, từng đối tượng, theo tường mục tiêu kiểm toán hay tổ chức kiểm toán.

- Nhà nước cần mở rộng tăng cường năng lực và vai trò hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, tăng cường chất lượng hoạt động của Hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, Hội đồng Quốc gia về kế toán, các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các KTV hành nghề. - Nhà nước cần phải đảm bảo cho các công ty kiểm toán cũng như các KTV có được sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao năng lực và thế mạnh của các công

SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 61 ty kiểm toán trong nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán.

SVTH: Trương Thị Thanh Tuyền Trang 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khoa kế toán- kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2006).Kiểm toán, NXB Lao Động Xã Hội, TPHCM.

2. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính về

việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

3.Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc

hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

4. VAS số 14 “doanh thu và thu nhập khác” ngày 31 tháng 12 năm 2001của Bộ Tài chính.

5. VSA số 320 “tính trọng yếu trong kiểm toán” ngày 14 tháng 3 năm 2003 của Bộ

Tài chính.

6. Phạm Thế Hưng, “kiểm toán viên Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển thực trạng và giải pháp”, tạp chí kế toán, tháng 8, năm 2011,

<URL:http://ketoan.org/kiem-toan-vien-viet-nam-trong-dieu-kien-hoi-nhap-va.html >

7. Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TPHCM, “giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011, miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2012”, tháng 8, năm 2011,

<URL:http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/tintuc/kim-toan-thu/150-giam-thue- thu-nhap-doanh-nghiep >

Phụ lục 1: BÁO CÁO KIỂM TOÁN DẠNG CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN

Số. /2011/ABC - BCKT

BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Về Báo cáo tài chính của Công ty ABC

cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011

Kính gi: Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty ABC

Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC (“Công ty”) gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2011, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011, được lập ngày … tháng … năm …, từ trang … đến trang … kèm theo.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với Báo cáo tài chính

Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tại Việt Nam. Trách nhiệm này bao gồm: thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; chọn lựa và áp dụng các chính sách kế toán thích hợp; và thực hiện các ước tính kế toán hợp lý đối với từng trường hợp.

Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính của Công ty không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về các số liệu và các thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hay nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán đã được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho chúng tôi đưa ra ý kiến kiểm toán.

Ý kiến của kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/2011, cũng như kết quả sản xuất, kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Mai Thanh Hiếu Tổng Giám đốc

Chứng chỉ Kiểm toán viên số xxxx/KTV

Mai Thanh Giang Kiểm toán viên

Phụ lục 2: BÁO CÁO KIỂM TOÁN CHẤP NHẬN TỪNG PHẦN DẠNG NGOẠI TRỪ

Số. /2011/ABC – BCKT

BÁO CÁO KIỂM TOÁN (1)

Về Báo cáo tài chính của Công ty ABC

cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011

Kính gi: Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty ABC

Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC (“Công ty”) gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2011, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011, được lập ngày … tháng … năm …, từ trang … đến trang … kèm theo.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với Báo cáo tài chính

Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tại Việt Nam. Trách nhiệm này bao gồm: thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; chọn lựa và áp dụng các chính sách kế toán thích hợp; và thực hiện các ước tính kế toán hợp lý đối với từng trường hợp.

Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính của Công ty không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về các số liệu và các thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hay nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán đã được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho chúng tôi đưa ra ý kiến kiểm toán.

Cơ sở cho ý kiến

Chúng tôi không thể tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt và hàng tồn kho cuối năm

của Công ty vì chúng tôi được bổ nhiệm làm kiểm toán sau ngày kết thúc năm tài

chính. Số dư khoản mục tiền mặt và hàng tồn kho tại ngày 31/12/2011 tương ứng là XXX VND và YYY VND. Do cách thức ghi chép, theo dõi và kế toán các khoản này của Công ty, chúng tôi không thể thu thập bằng chứng đáng tin cậy về khoản mục tiền mặt và hàng tồn kho bằng các thủ tục kiểm toán thay thế khác. Vì vậy, chúng tôi cũng

này tại ngày 31/12/2011 và ảnh hưởng của chúng tới các khoản mục khác trên Báo cáo

tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày của Công ty.

Ý kiến của kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng nếu có đến Báo cáo tài chính liên quan đến hạn chếở trên, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/2011, cũng như kết quả sản xuất, kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Mai Thanh Hiếu

Giám đốc

Chứng chỉ Kiểm toán viên số xxxx/KTV

Thay mặt và đại diện

Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn độc lập

TPHCM, ngày tháng năm

Mai Thanh Giang Kiểm toán viên

Số. /2011/ABC – BCKT

BÁO CÁO KIỂM TOÁN (1)

Về Báo cáo tài chính của Công ty ABC

cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011

Kính gi: Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty ABC

Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC (“Công ty”) gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2011, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011, được lập ngày … tháng … năm …, từ trang … đến trang … kèm theo.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với Báo cáo tài chính

Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tại Việt Nam. Trách nhiệm này bao gồm: thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; chọn lựa và áp dụng các chính sách kế toán thích hợp; và thực hiện các ước tính kế toán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN TƯ VẤN ĐỘC LẬP (IAC) (Trang 70 -70 )

×