Nhận xét hệ số alpha(α) thu được từ mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Kiểm định mô hình CAPM đối với một số cố phiếu của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 42)

Kết quả hồi quy cho thấy ngoài hệ số rủi ro beta(β) còn thu được kết quả ước lượng hệ số chặn α. α được xem là tỷ suất sinh lợi bất thường của một chứng khoán hay danh mục đầu tư tức là, ngoài yếu tố phần bù rủi ro thị trường còn có các yếu tố khác tác động làm cho tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu chệch khỏi mức tỷ suất cân bằng thu được từ mô hình CAPM. Bên cạnh β, hệ số chặn α là một thước đo tỷ suất sinh lợi dựa trên rủi ro đã được điều chỉnh. α là một trong năm chỉ số định lượng đo lường rủi ro, các chỉ số còn lại là β, độ lệch chuẩn, R2 và tỷ số Sharp (tất cả các chỉ số này đều là thước đo thống kê được sử dụng trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại) nó cho thấy tỷ suất sinh lợi bất thường của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư, vượt trội hơn mức tỷ suất sinh lợi cân bằng mà mô hình CAPM đã chỉ ra, hay đại diện cho giá trị mà các nhà quản trị danh mục đã thêm vào hoặc trừ ra khỏi tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu hay danh mục đầu tư.

Trên thực tế, bên cạnh việc dùng β để đánh giá mức độ rủi ro, ta có thể sử dụng thêm hệ số α để xem xét quyết định đầu tư vào cổ phiếu. Bởi, ngoài yếu tố thị trường trường, có rất nhiều yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp, giá trị thị trường so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp, yếu tố vĩ mô,… tác động đến giá trị cổ phiếu, làm cho lợi nhuận kỳ vọng có sự khác biệt so với lợi nhuận thực tế.

Để xem xét tính ý nghĩa của hệ số α và củng cố thêm tính ứng dụng của mô hình CAPM đối với các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam, ta tiến hành kiểm định hệ số α như sau:

Cặp giả thiết: H0: α = 0 => Hệ số α không có ý nghĩa H1: α ≠ 0 => Hệ số α có ý nghĩa

Ta tiến hành so sánh P-value với giá trị 0,05.

Nếu P-value của hệ số α lớn hơn 0,05 thì ta thừa nhận H0, tức là tỷ suất lợi nhuận thực hiện không có sự khác biệt với tỷ suất lợi nhuận của mô hình CAPM và ngược lại

Cổ phiếu Alpha (α) P-value (α) So sánh với P-value = 0,05 BBC 0,0063 0,6868 Lớn hơn BHS -0,0063 0,6974 Lớn hơn DHG -0,0135 0,3849 Lớn hơn DRC -0,0010 0,7500 Lớn hơn HAP 0,0007 0,9652 Lớn hơn MHC -0,0138 0,3149 Lớn hơn PGC -0,0073 0,6184 Lớn hơn REE 0,0195 0,1787 Lớn hơn STB 0,0127 0,2829 Lớn hơn VNM -0,0055 0,6915 Lớn hơn

Bảng 4: Kết quả kiểm định tính ý nghĩa của hệ số α

Như vậy, tất cả các giá trị P-value của α từ những cổ phiếu được nghiên cứu đều lớn hơn 0,05. Vì vậy ta bác hỏ H1, thừa nhận H0, hay nói cách khác là không có lợi nhuận siêu ngạch do các yếu tố ngoài yếu tố thị trường tạo ra. Như vây, lợi nhuận được tính bằng mô hình CAPM không có sự chênh lệch với lợi nhuận thực tế. Chính vì vậy, mô hình này phù hợp và có tính thực tế khi áp dụng tại TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kiểm định mô hình CAPM đối với một số cố phiếu của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 42)