Áp dụng mô hình CAPM cho một danh mục đầu tư

Một phần của tài liệu Kiểm định mô hình CAPM đối với một số cố phiếu của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 46)

Như đã biết, danh mục đầu tư là một tập hợp gồm ít nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư là nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tài chính, theo nguyên tắc “không bỏ trứng vào trong cùng một rổ”, nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn. Khi đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, sự thua lỗ của một loại chứng khoán có thể được bù đắp bởi lợi nhuận từ các chứng khoán khác có trong danh mục. Xây dựng một danh mục đầu tư được đa dạng hóa là nhằm tối thiểu hóa rủi ro không hệ thống của cổ phiếu, là một nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh.

Qua quá trình kiểm định nhóm nhận thấy mô hình CAPM phù hợp với các cổ phiếu đơn lẻ, vậy nó có phù hợp với trường hợp danh mục đầu tư hay không? Để trả lời câu hỏi này nhóm tiến hành kiểm định đối với trường hợp danh mục đầu tư với sự kết hợp đa dạng của nhiều loại cổ phiếu khác nhau với mục đích loại bỏ các ảnh hưởng của rủi ro không thể đa dạng hóa. Danh mục đầu tư này được thiết lập từ 10 cổ phiếu mà nhóm lựa chọn nghiên cứu là STB, PGC, REE, DRC, VNM, BBC, BHS, HAP, DHG, MHC, với những ngành nghề khác nhau thỏa mãn phần nào mục tiêu đa dạng hóa danh mục và có tỷ trọng đầu tư vào các cổ phiếu trong danh mục là bằng nhau.

Tương tự như áp dụng trên từng cổ phiếu đơn lẻ, ta tiến hành những bước sau: Trước tiên hồi quy hệ số β của danh mục đầu tư với các dữ liệu như sau :

Rp=

10

Ri

Với

Ri là tỉ suất sinh lợi của cổ phiếu thứ i trong danh mục đầu tư; Rp là tỉ suất sinh lợi của danh mục đầu tư trên5.

Hàm hồi quy: Rp – Rf =β (Rm –Rf)

Các dữ liệu Rm, Rf là dữ liệu sử dụng để hồi quy hệ số β của các cổ phiếu trong danh mục.

Quá trình hồi quy cho kết quả như sau:

5

Hệ số beta (β) Alpha (α) R-square (R2)

Se(β) P-value (β) P-value (α)

0. 9943 0.000453 0.7986 0.0597 4.69 *10-26 <0.05 (1)

0.9482 > 0.05

Bảng 5: Kết quả hồi quy và kiểm định cho danh mục đầu tư

Đồng thời tính toán được.

Hệ số β của danh mục đầu tư chỉ ra rằng danh mục có β nhỏ hơn 1 nhưng chênh lệch không đáng kể, cho thấy sự biến động lợi nhuận của danh mục xấp xỉ biến động của thị trường. Beta của danh mục được nhóm nghiên cứu là 0.9943, chỉ thấp hơn mức độ rủi ro của thị trường xấp xỉ 0,57%.

Từ kết quả hồi quy và kiểm định qua thống kê T và giá trị P-value trên có thể thấy hệ số β của mô hình là có ý nghĩa, như vậy mô hình CAPM có thể áp dụng đồng thời cho từng cổ phiếu đơn lẻ cũng như cho cả danh mục đầu tư, có thể sử dụng mô hình để tính toán được suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư dựa vào hệ số rủi ro β đã tính toán được và thấy được mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận..

Ta thấy trong 10 cổ phiếu mà nhóm lựa chọn chỉ có 5 cổ phiếu là STB, VNM, BHS, HAP, DHG là có β <1 còn cổ phiểu còn lại đều có β> 1 cho thấy số lượng cổ phiếu rủi ro tương đương nhau. Tuy nhiên khi xây dựng danh mục đầu tư gồm 10 cổ phiếu này với tỉ trọng như nhau thì βp =0.9943 < 1 cho thấy rủi ro của khoản đầu tư này ít hơn so với khi đầu tư riêng lẻ. Điều này có thể giải thích như sau : trong danh mục đầu tư có 5 cổ phiếu có rủi ro cao và 5 cổ phiếu có rủi ro thấp, với tỷ trong như nhau, đây có thể xem như là một sự bù đắp rủi ro khá hợp lý. Khi 5 cổ phiếu kia biến động tiêu cực thì sẽ được bù đắp bằng sự biến động tích cực của các cổ phiếu còn lại,

do đó sẽ hạn chế được rủi ro cho khoản đầu tư hoặc là số cổ phiếu còn lại biến động tiêu cực ít hơn do đó mức độ thiệt hại sẽ ít hơn.

Đồng thời, hệ số tự do α của danh mục đầu tư α=0.000453 được xem xấp xỉ gần bằng 0, với P-value =0.947>0.05 chứng tỏ mô hình CAPM phù hợp cho giai đoạn đang kiểm định và α không có ý nghĩa phụ trội, không tạo ra tỷ suất sinh lợi vượt trội nào so với những gì đã được chỉ ra trong mô hình CAPM đối với danh mục đầu tư được nghiên cứu.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Kiểm định mô hình CAPM đối với một số cố phiếu của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)