Kiểm toán là lĩnh vực đặc thù, khác với các ngành nghề kinh doanh khác, Công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm với ý kiến của mình khi đưa ra cho một BCKT về BCTC. Vì thế, các công ty kiểm toán luôn cẩn thận trong việc nhận xét BCTC của khách hàng, Công ty đã thực hiện đầy đủ các thủ tục và các thử nghiệm khi kiểm toán nhằm đánh giá đúng về tình hình của Công ty được kiểm toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam thì có 4 loại BCKT về BCTC được phát hành cho một công ty được kiểm toán. Trong thời gian từ khi thành lập đến nay Công ty đã thực hiện được không ít hợp đồng kiểm toán và phát hành các loại BCKT như sau:
Bảng 4.1: - CÁC LOẠI Ý KIẾN KIỂM TOÁN ĐÃ BAN HÀNH
Loạiý kiến Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Tỷ trọng lượngSố Tỷ trọng lượngSố Tỷ trọng Chấp nhận toàn phần 15 37,5% 24 33,8% 29 33% Chấp nhận từng phần 23 57,5% 46 64,8% 58 67% Không chấp nhận 2 5% 1 1,4% 0 0% Từ chối đưa ý kiến 0 0% 0 0% 0 0% Tổng cộng 40 71 87
- Ban lãnh đạo đều muốn biết rỏ về tình hình kinh doanh của công ty mình nên có các cuộc kiểm tra độc xuất nhằm kiểm tra sự trung thực của các nhân viên, do hầu hết các công ty đều thuê quản lý, chủ đầu tư không trực tiếp đều hành. Do đó các BCTC ít chứa sai phạm trọng yếu, bên cạnh đó, Công ty Kiểm toán Việt Mỹ được thành lập bởi các chuyên gia về kế toán - kiểm toán và các kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm, nên các sai phạm trong BCTC khi tiến hành cuộc kiểm toán, KTV đã phát hiện và công ty khách hàng chấp nhận đều chỉnh theo sự góp ý của KTV. Vì vậy kiểm toán viên đưa ra ý kiến về BCTC là dạng chấp nhận toàn phần loại ý kiến này được đưa ra khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình của đơn vị và phù hợp với các chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.
- Do một số yếu tố như: công ty kiểm toán không tham gia chứng kiến kiểm kê tiền, hàng tồn kho, công cụ dụng cụ, TSCĐ, không thu thập đầy đủ thư xác nhận công nợ … hoặc công ty được kiểm toán có hoạt động bình thường hay không còn tùy thuộc vào kết quả xét xử của vụ kiện tụng sau ngày kết thúc niên độ nên KTV quyết định đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần, dạng ý kiến này được trình bày khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại trừ hay các yếu tố tùy thuộc mà kiểm toán viên đã nêu trong báo cáo kiểm toán.
- Không chấp nhận: Đây là dạng ý kiến được đưa ra khi có sự bất đồng nghiêm trọng với Giám Đốc đơn vị về sự lựa chọn, áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán hoặc không phù hợp của thông tin trên báo cáo tài chính hay trong thuyết minh báo cáo tài chính. Thời gian qua KTV của công ty Kiểm toán Việt Mỹ đã đưa ra ý kiến kiểm toán dạng không chấp nhận cho 3 công ty: Công ty TNHH A (năm 2009), Công ty TNHH B (năm 2009) và Công ty Cổ phần Thương mại C (năm 2010). Do bất đồng giữa KTV với Ban Giám Đốc là quan trọng làm cho tổng thể của BCTC bị sai lệch trọng yếu đến mức phản ánh không trung thực và không hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động của công ty. Ở công ty A: do khoản vay của công ty Y số tiền 5 tỷ đồng đã không được đưa lên BCTC;Ở công ty B: công ty mua mới một dây chuyền công nghệ cao với giá 49 tỷ đồng đã
C: sau ngày kết thúc niên độ công ty đã xảy ra sự cố là cháy kho hàng chính mà không được đưa lên trên thuyết minh báo cáo tài chính. Cả ba trường hợp trên Công ty Kiểm toán Việt Mỹ đã thu thập đầy đủ bằng chứng xác minh và yêu cầu công ty khách hàng đều chỉnh nhưng BGĐ không đồng ý, do mức độ trọng yếu cao và ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty nên công ty Kiểm toán đã ra ý kiến không chấp nhận.
- Còn từ chối đưa ý kiến được đưa ra khi hậu quả của việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc các thông tin bị thiếu liên quan đến một lượng lớn khoản mục, đến mức kiểm toán viên không thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Công ty Kiểm toán Việt Mỹ chưa đưa ra đối với công ty khách hàng nào, do trước khi ký hợp đồng kiểm toán thì Công ty đã tìm hiểu sơ về công ty khách hàng, nhận thấy khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, các phạm vi bị giới hạn đềucó thể áp dụng các thủ tục thay thế được thì công ty tiến hành ký hợp đồng, ngược lại thì công ty không chấp nhận ký hợp đồng.Vì vậy công ty không đưa ra dạng ý kiến này cho BCTC nào.
Các dạng ý kiến này ít biến động qua các năm, ý kiến chấp nhận từng phần chiếm tỷ lệ cao trong năm, qua các năm thì dạng ý kiến này có chiều hướng đi lên. Do giới hạn về phạm vi kiểm toán, khách hàng chủ yếu của công ty kiểm toán là các công ty được điều hành bởi người hoa nên việc chứng kiến kiểm kê tiền mặt bị hạn chế. Dạng ý kiến chấp nhận toàn phần thì ít biến động, tỷ lệ chiếm cao nhất 37,5% vào năm 2009, do BCTC phản ánh đúng tình hình kinh doanh của công ty khách hàng. Qua các năm, số lượng khách hàng của dạng ý kiến này tăng không cao. Ngược lại, ý kiến không chấp nhận giảm mạnh năm 2009 chiếm 5%, năm 2010 chiếm 1,4% và năm 2011 chiếm 0%, qua một năm là KTV đã rút ra được kinh nghiệmthuyết phục các Ban giám đốc chỉnh sửa BCTC đúng theo quy định.
4.1.2 Các loại sai phạm phổ biến trong Báo cáo tài chính.
Hiện nay các Công ty luôn có chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên của mình, nhưng ở một số doanh nghiệp vẫn còn mắt phải một số sai phạm trong BCTC khi được kiểm toán thì Công ty Kiểm toán đã phát hiện.
Bảng 4.2 – BẢNG TỔNG HỢP CÁC LOẠI SAI PHẠM
Các loại sai phạm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng KH Tỷ lệ % Số lượng KH Tỷ lệ % Số lượng KH Tỷ lệ %
Hạch toán sai niên độ 11 27,5 12 16,9 17 19,5 Thiếu thông tin quan
trọng trên BCTC 9 22,5 7 9,9 14 16,1
Tạo nghiệp vụ ảo 5 12,5 10 14,1 9 10,3
Nhân viên gian lận
gối đâu 7 17,5 15 21,1 10 11,5
(Nguồn: Tài liệu Công ty Kiểm toán Việt Mỹ)
Ghi chú: Tỷ lệ % được tính theo số lượng khách hàng sai phạm trên tổng khách hàng của
cả năm.
-Hạch toán sai niên độ: Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn. Vào những ngày cuối năm, công ty có thể ghi nhận doanh thu trước khi thực sự xuất hàng để đạt chỉ tiêu doanh thu. Việc hạch toán doanh thu được thực hiện ngay khi xuất hóa đơn vào ngày cuối năm trong khi sang năm mới, sau nhiều ngày, hàng mới được xuất đi. Hoặc mua hàng hóa trong tháng 12 nhưng nhận hóa đơn từ nhà cung cấp vào ngày 30 hoặc 31 tháng 12 mà không ghi nhận để đến 01/01 mới ghi sổ.
-Không công bố các thông tin quan trọng trên BCTC: Với mục đích che giấu sự việc có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty sau nàynhư: Công ty có sự kiện tụng đến ngày 31/12 thì chưa biết kết quả ra sao nhưng bắt buộc phải đưa lên thuyết minh BCTC để cho đối tượng quan tâm đến tình hình kinh doanh của Công ty mà còn đưa ra quyết định đúng đắn. Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, thông tin về bên có liên quan, những
-Tạo nghiệp vụ ảo: Các công ty đã dùng các tổ chức hoặc cá nhân liên quan làm công cụ hỗ trợ. Chẳng hạn, ký các hợp đồng mua bán với số lượng cao và giá bán tốt với một số công ty mà thực chất là công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty chị emtrong tập đoàn, nhằm tăng doanh số tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho hàng hóa của công ty. Khi cần đạt chỉ tiêu lợi nhuận, các công ty cũng có thể thanh lý hàng tồn kho hoặc tài sản cố định cho người quản lý hoặc cổ đông công ty. Nhân viên bán hàng thỏa thuận với khách hàng lấy nhiều hàng vào cuối năm, sau đó trả lại vào đầu năm sau để được thưởng doanh số.
-Nhân viên có hành vi gian lận gối đầu: Đây là loại gian lận phổ biến nhất trong BCTC tại các Công ty khách hàng của Công ty Kiểm toán Việt Mỹ. Gian lận này dùng với mục đích chiếm dụng tiền của công ty, khi khách hàng A đến trả nợ cho Công ty mà nhân viên không ghi nhận giảm nợ phải thu xuống, đợi đến khách hàng B đến trả nợ thì kế toán ghi nhận số tiền trả đó là của khách hàng A (thường thì số tiền thiếu của khách hàng A nhỏ hơn khách hàng B), cứ như thế sau một thời gian thì nhân viên đã chiếm giữ được một số tiền của Công ty.
Loại sai phạm chiếm tỷ lệ cao nhất là hạch toán sai niên độ vào năm 2009 và năm 2011 nhưng trong năm 2010 thì nhân viên gian lận gối đầu lại phổ biến hơn. Số lượng khách hàng mỗi năm một tăng dần nhưng sự biến động của số lượng khách hàng có sai phạm lại không tăng cao, do khi phát hiện sai phạm KTV đều hướng dẫn các nhân viên công ty khách hàng hạch toán các nghiệp vụ cho đúng với quy định.
4.2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN N&N. TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN N&N.
4.2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phẩn N&N
4.2.1.1 Lịch sử hình thành và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần N&N
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 5602001143 đăng ký ngày 04/08/2000.
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000đ -Điện thoại: 0838485983 - Email: n&n@gmail.com
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty thương mại, dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên kinh doanh các loại bóng đèn, dây điện, trang thiết bị chiếu sáng: ống thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh…
Tư vấn, bảo trì hệthống điện, hệ thống điện chiếu sáng.
4.1.1.2Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty Cổ phần N&N
Công ty Cổ phần N&N đã xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ và có hiệu quả:
Hội đồngquản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị gồm có: 5 thành viên.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thay mặt cho Đại hội đồng Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành Công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên.
Ban Giám Đốc
Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại Hội đồng Cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc có hai Phó Giám đốc và kế toán trưởng.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, do giám đốc chỉ định. Sản phẩm chính của công ty là các loại đèn chiếu sáng nên dễ bị lỗi thời nên phải có chính sách kinh doanh phù hợp đểsản phẩm không bị tồn động.
Bộ phận kế toán
Đứng đầu bộ phận là kế toán trưởng, có nhiệm vụ hạch toán kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, báo cáo số liệu kế toán của Công ty theo qui định của chế độ kế toán và phù hợp với các văn bản pháp luật. Phân tích, đánh giá đúng tình hình kết quả kinh doanh của Công ty, phát hiện ra những lãng phí, những chi phí không mang lại hiệu quả kinh tế để tham mưu cho giám đốc nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Trong bộ máy kế toán hầu hết các nhân viên đều có trình độ đại học.
Bộ phận kinh doanh
Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu thị trường. Đưa ra kế hoạch phân công, theo dõi chặc chẽ tiến độ, khối lượng và doanh số bán từng tháng để có điều chỉnh phù hợp. Tìm các sản phẩm mới và có chiến lược marketting phù hợp. Công ty luôn duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũvà tìm kiếm mở rộng khách hàng mới.
4.1.1.3 Các chính sách kế toán của Công ty cổ phần N&N
Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các thông tư sửa đổi bổ sung.
- Hình thứckế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung. - Kỳ kế toán
Kỳ kế toán Công ty bắt đầu ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ trong BCTC
Đồng việt nam được sử dụng làm đơn vị tiền tệ trong BCTC.
Tiền và các khoản tương đương tiền có tình thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với Đồng Việt Nam (ĐVN) trong kỳ khi doanh nghiệp đang hoạt động được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính vào thu nhập hay chi phí tài chính khoản chênh lệch và được phản ánh trên BCKQKD trong kỳ.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu
Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu: theo giá gốc trừ các khoản phải thu khó đòi.
Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi: dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán.
Mức trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: HTK được ghi nhận theo giá gốc trừ dự phòng giảm giá và dự phòng cho HTK lỗi thời. Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc HTK bao gồm chi phí muavà các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp tính giá trị HTK: Theo giá nhập trước xuất trước (FIFO) Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá HTK: dự phòng cho HTK được trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc. Số dự phòng giảm giá HTK là chênh lệch giữa giá gốc HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
TSCĐ hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy