0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực trạng về hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Ba

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA ĐÌNH – THANH HÓA (Trang 29 -35 )

5. Kết cấu đề tài

2.1.1. Thực trạng về hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Ba

nhánh Ba Đình - Thanh Hóa năm 2009 – 2011

Đa dạng hoá nguồn vốn, tạo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn luôn

là chiến lược hàng đầu của Ngân hàng. Quy mô vốn sẽ quyết định phạm vi

kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vậy, NHNo&PTNT Chi nhánh Ba Đình - Thanh Hóa trong nhiều năm qua đã tăng cường hình thức huy động vốn, mở

rộng kinh doanh, tăng niềm tin trong dân chúng, tạo nên lợi thế huy động vốn

cho Chi nhánh. Được sự quan tâm đặc biệt của ban lãnh đạo Chi nhánh trong

việc kiện toàn mạng lưới giao dịch, nhằm đảm bảo việc phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, cùng với tinh thần luôn cố gắng tìm ra các giải pháp để làm hài hoà lợi ích giữa ngân hàng với khách hàng thì nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã có những bước tiến vượt bậc.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT Chi nhánh Ba Đình qua 3 năm 2009 – 2011. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) So sánh năm 2010/2009 Năm 2011 Tỷ trọng (%) So sánh năm 2011/2010 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn nội tệ 199.207 100 158.947 100 (40.260) (20,21) 198.371 100 39.424 24,80 1. Tiền gửi của khách hàng 187.355 94,04 151.579 95,36 (35.776) (19,09) 193.758 97,67 42.179 27,82 - TG không kỳ hạn 27.292 13,7 8.526 5,36 (18.766) (68,76) 17.812 8,98 9.286 108,91 - TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 136.690 68,61 126.550 79,62 (10.140) (7,42) 171.278 86,34 44.728 35,34 - TG có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 23.373 11,73 16.503 10,38 (6.870) (29,39) 4.668 2,35 (11.835) (71,71)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên cho ta thấy tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động ngày càng giảm, vốn huy động có kỳ hạn ngày càng tăng, trong đó vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng đang có xu hướng tăng lên so với vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng.

Năm 2009 nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 27.292 triệu đồng,

chiếm 13,7% tổng nguồn vốn huy động . Năm 2010 nguồn vốn huy động này chỉ còn 8.526 triệu đồng chiếm 5,36% tổng nguồn vốn huy động; giảm 18.766

triệu đồng, tốc độ giảm 68,76% so với năm 2009. Năm 2011 nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 17.812 triệu đồng tăng 9.286 triệu đồng, tốc độ tăng

108,91% so với năm 2010, nhưng tỷ trọng của vốn này chỉ còn chiếm 8,98% tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2009 là 136.690

triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,61%. Năm 2010 nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12

tháng đạt 126.550 triệu đồng, giảm 10.140 triệu đồng, tốc độ giảm 7,42% so

với năm 2009; chiếm tỷ trọng 79,62%. Năm 2011 số dư nguồn vốn này là

171.278 triệu đồng, tăng 44.728 triệu đồng, tốc độc tăng 35,34% so với năm

2010; chiếm tỷ trọng 86,34% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy tỷ trọng của

vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất

trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên năm 2009 là 23.373

triệu đồng, chiếm 11,73% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 là 16.503

triệu đồng giảm 6.870 triệu đồng, tốc độc giảm 29,39% so với năm 2009;

chiếm 10,38%. Năm 2011 nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 4.668

triệu đồng, giảm 11.835 triệu đồng, tốc độ giảm 71,71%; chiếm 2,35% tổng

nguồn vốn huy động.

Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đều giảm, trong khi tỷ trọng tiền gửi dưới 12 tháng tăng tương ứng một mặt biểu

hiện các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của nền kinh tế đã có dấu hiệu được cân

nhắc kỹ hơn, mặt khác phản ảnh tỷ lệ tích luỹ thực sự của nền kinh tế đang có xu hướng tăng dần và có sự tác động của cơ chế lãi suất phù hợp.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Chi nhánh Ba Đình qua 3 năm 2009 – 2011. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009 Năm 2011 So sánh năm 2011/2010 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn nội tệ 199.207 158.947 (40.260) (20,21) 198.371 39.424 24,80

- Nguồn vốn dân cư 159.676 143.400 (16.276) (10,19) 175.986 32.586 22,72

- Tiền gửi TT của các TCKT 27.179 7.679 (19.500) (71,74) 17.772 10.093 131,43 - Tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT 500 500 - - - (500) (100)

- Phát hành giấy tờ có giá 11.852 7.368 (4.484) (37,83) 4.613 (2.755) (37,39)

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động của NHNo&PTNT

Chi nhánh Ba Đình qua 3 năm 2009 – 2011.

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009 Năm 2011 So sánh năm 2011/2010 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 228.036 181.483 (46.553) (20,41) 214,682 33.199 18,29 - Nguồn vốn nội tệ 199.207 158.947 (40.260) (20,21) 198.371 39.424 24,80 - Nguồn vốn ngoại tệ 28.829 22.536 (6.293) (21,83) 16.311 (6.225) (27,62)

(Nguồn số liệu: Biểu tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình năm 2009 – 2011)

Nhận xét:

- Nguồn vốn nội tệ:

Mặc dù, NHNo Chi nhánh Ba Đình phải đứng trước sự cạnh tranh gay

gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn nhưng nguồn tiền gửi của các TCKT

liên tục ổn định qua các năm. Trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát cao và tăng trưởng thấp nhưng trong năm 2009 nguồn vốn huy động vẫn đạt được 199.207 triệu đồng. Bước sang năm 2010 tỉ lệ tăng trưởng nguồn vốn

là 158.947 triệu đồng giảm 40.206 triệu đồng tương đương 20,21% so với năm

2009. Năm 2011 tình hình kinh doanh đã trên đà tăng trưởng lại ổn định lại đạt mốc 198.371 triệu đồng, tăng 39.424 triệu đồng tương đương 24.80% so với năm 2010. Trong đó:

+ Năm 2009 nguồn tiền gửi thanh toán của các TCKT là 27.179 triệu đồng và nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT là 500 triệu đồng ; lượng tiền huy động từ dân cư đạt 159.676 triệu đồng; tiền gửi kỳ phiếu trái phiếu đạt

11.852 triệu đồng; trong năm này chi nhánh chưa huy động được nguồn vốn từ

tiền gửi ký quỹ.

+ Sang năm 2010 tình hình huy động vốn của chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT của chi nhánh không thay đổi vẫn đạt mốc 500 triệu đồng nhưng tiền gửi thanh toán của các TCKT đã giảm

19.500 triệu đồng tương đương 71,74% còn 7.679 triệu đồng; lượng tiền huy động từ dân cư giảm 16.276 triệu đồngtương đương 10,19% còn 143.400 triệu đồng; lượng tiền gửi kỳ phiếu trái phiếu giảm 4.484 triệu đồng tương đương

37,83% so với năm 2009.

+ Bước sang năm 2011 thì tình hình huy động vốn đã tăng trưởng dần

trở lại: chủ yếu là do lượng tiền gửi thanh toán từ các TCKT đã đạt được

17.772 triệu đồng tăng 10.093 triệu đồng; nguồn tiền huy động từ dân cư tăng trưởng lại đạt 175.986 triệu đồngtăng 32.586 triệu đồng.

Nguồn vốn nội tệ thay đổi vậy chính là do ảnh hưởng chung từ khủng

hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2008. Ngoài ra còn chịu tác động từ các

yếu tố như: lạm phát, sự biến động về lãi suất , chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng cao hơn khiến người dân có xu hướng phải giữ lại đồng tiền đề phòng sự

mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó một sự kiện thực tế năm 2010 cho thấy sự

biến động khá mạnh của vàng khiến thị trường vàng xôn xao cũng tác động to

lớn dến người dân thông qua hành vi mua bán và dự trữ vàng, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nguồn tiền gửi trong dân cư có xu hướng giảm. Không

những thế, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu

mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng

chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một

trong những nguyên nhân; như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung và trên địa bàn Thanh Hóa nói riêng…

Nhận thấy có một điểm khác biệt rõ rệt giữa nguồn tiền gửi tiết kiệm

của dân cưtương đối là cao, nó chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động

của chi nhánh biểu hiện rõ rệt trong 2 năm 2009 và 2011. Điều này đã được chi nhánh đặc biệt chú ý vì nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là rất quan

trọng, nó giúp ngân hàng chủ động rất nhiều trong việc sử dụng vốn. Điều

này chứng tỏ NHNo Chi nhánh Ba Đình đã thực hiện khá tốt các chương trình quảng cáo, khuyến mại, các công tác tác động tới tâm lý người tiêu dùng, dần

xây dựng được lòng tin ở dân cư.

- Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi:

Nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn ngoại tệ huy động được chủ yếu qua công tác thu đổi ngoại tệ và có một số đơn vị gửi vào Ngân hàng qua việc kiểm tra, thu giữ của các ngành

biên độ nhỏ. Việc giảm đó chủ yếu là do tác động chung của nền kinh tế: ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, nợ công Châu Âu dẫn đến sự mất giá của các đồng tiền nước ngoài và các yếu tố khác như lạm phát, giá cả hàng hóa tăng

nhanh…

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều tác động của nền kinh tế nhưng có thể thấy tập thể chí nhánh NHNo Ba Đình đã cho thấy sự nỗ lực vươn lên trong khó khăn qua những kết quả đã đạt được trên trong công tác

huy động vốn của chi nhánh. Ngoài những kết quả đã đạt được chi nhánh cần

có nhiều biện pháp hơn nhằm nâng cao khối lượng huy động tiền gửi từ các

khoản tiết kiệm, như các chế độ ưu đãi về lãi suất đối với các khách hàng, các

phương thức trả lãi thoả thuận, tích cực triển khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Hội sở chính: Tiết kiệm dự thưởng với quy mô giải thưởng lớn và hấp

dẫn, tiết kiệm gửi góp, tặng quà đối với khách hàng đầu tiên của Ngân hàng…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA ĐÌNH – THANH HÓA (Trang 29 -35 )

×