Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA ĐÌNH – THANH HÓA (Trang 37 - 38)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Bảng 2.5: Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh

NHNo&PTNT Ba Đình năm 2009 – 2011.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

I. Nguồn vốn 199.207 158.947 198.371

TG không kỳ hạn 27.292 8.526 17.812

TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 136.690 126.550 171.278

TG có kỳ hạn 12 trở lên 23.373 16.503 4.668

II. Sử dụng vốn 182.399 198.241 232.586

Dư nợ cho vay ngắn hạn 160.277 167.399 207.248

Dư nợ cho vay trung hạn 22.122 30.842 25.338

III. Chênh lệch thừa (thiếu) vốn 16.808 39.294 34.215

(Nguồn: Biểu tổng hợp kết quả kinh doanh năm 2009 – 2011 của NHNo&PTNT Chi nhánh Ba Đình - Thanh Hóa)

Nhận xét:

Huy động vốn và sử dụng vốn là có mối liên hệ mật thiết với nhau.

NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà cũng phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ

chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay và đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng

vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm

uy tín của mình trên thị trường.

Qua bảng số liệu cho thấy, Chi nhánh không tự cân đối được nguồn

vốn. Nguồn vốn mà Chi nhánh huy động năm 2009 là 199.207 triệu đồng và cho vay 182.399 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 160.277 triệu đông,

trung hạn là 22.122 triệu đồng, số vốn dư là 16.808 triệu đồng. Tuy nhiên việc dư thừa nguồn vốn huy động được không cho vay hết buộc Chi nhánh phải

gửi lên cấp trên, mặc dù sẽ được trả lãi nhưng rõ ràng sẽ không bằng được với

việc cho vay sẽ dẫn đến hiệu quả nguồn vốn không cao, do đó sẽ ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Năm 2010 tổng vốn huy động là 158.947 triệu đồng trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 8.526 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 126.550 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là

16.503 triệu đồng. Trong khi đó sử dụng vốn là 198.241 triệu đồng, chênh lệch thiếu vốn là 39.294 triệu đồng. Năm 2011 tổng vốn huy động là 198.371 triệu đồng, sử dụng vốn là 232.586 triệu đồng, chênh lệch thiếu vốn là 34.215 triệu đồng. Năm 2010 và năm 2011 nguồn vốn huy động không đủ để cho vay

và khả năng không đáp ứng đủ nguồn vốn ngày càng tăng buộc Chi nhánh

phải điều vốn từ cấp trên hoặc các phòng giao dịch. Điều này thúc đẩy hơn

nữa công tác huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA ĐÌNH – THANH HÓA (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)