Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ ĐƯỢC KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN (Trang 34 - 35)

* Bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu được hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng theo trình tự mẫu bệnh án nghiên cứu

- Hỏi kỹ bệnh nhân về: + Ngày kinh cuối cùng.

+ Tiền sử sản khoa của bản thân thai phụ: số lần mang thai, số lần đẻ con, số con còn sống, cân nặng con trong lần đẻ trước.

+ Tiền sử sản khoa bất thường: tiền sản giật, thai lưu, đẻ non, sảy thai, nạo thai:

. Đẻ non: là đẻ khi thai được 28 đến dưới 37 tuần (được 196 đến dưới 259 ngày). Theo WHO trẻ sơ sinh thiếu tháng là trẻ sơ sinh có trọng lượng khi sinh dưới 2500g và sinh trước 37 tuần tuổi thai (tính từ ngày kinh cuối cùng ) [1], [12].

. Thai chết lưu: là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong buồng tử cung trên 48 giờ [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn . Sảy thai: là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước khi tuổi thai có thể sống được, được tính từ lúc thụ tinh là 180 ngày hay trước 28 tuần mất kinh [24].

. Tiền sản giật: gồm tăng huyết áp, protein niệu và phù [17], [23].

+ Tiền sử bệnh của bản thân thai phụ: đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

+ Tiền sử gia đình: đái tháo đường thế hệ thứ nhất, đái tháo đường thai kỳ. - Khám lâm sàng: đo chiều cao thai phụ (cm).Cân nặng trước khi mang thai (kg). Từ đó tính chỉ số khối cơ thể ( BMI - Body Mass Index) theo công thức [70]:

BMI= cân nặng (kg)/ chiều cao2 (m)

Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị cho khu vực châu Á- Thái Bình Dương tháng 2/2000.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ ĐƯỢC KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN (Trang 34 - 35)