Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ ĐƯỢC KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN (Trang 38)

Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

Nghiên cứu có phản hồi kết quả

Giữ bí mật thông tin của người bệnh, tôn trọng, thông cảm và chia sẻ với bệnh nhân.

Động viên và tư vấn cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, hướng dẫn cách tự theo dõi và kiểm soát bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2010 đến tháng 7/2010 có 106 thai phụ mang thai từ 24 – 28 tuần được khám thai tại khoa Sản - Bệnh viện A Thái Nguyên, chúng tôi thu được những kết quả như sau:

3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu.

Bảng 3.1. Đặc điểm về phân bố tuổi của các đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi n (n = 106) Tỷ lệ (% ) < 25 tuổi 54 50,9 25-29 28 26,4 30-34 18 17,0 ≥ 35 tuổi 6 5,7 X ± SD 25,3 ± 5,0

Nhận xét: Đa số phụ nữ mang thai đến khám có độ tuổi < 25, chiếm tỷ lệ 50,9%. Nhóm tuổi ≥ 35 chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,7% tổng số). Các thai phụ có tuổi trung bình là 25,3 ± 5,0.

Bảng 3.2. Trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu

Trình độ học vấn n Tỷ lệ (%)

Mù chữ hoặc chỉ tốt nghiệp tiểu học 7 6,6

Tốt nghiệp trung học cơ sở 49 46,2

Tốt nghiệp trung học phổ thông 26 24,5

Cao đẳng - Đại học 23 21,7

Sau đại học 1 0,9

Tổng 106 100,0

Nhận xét: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu có 46,2% đối tượng có trình độ học vấn là trung học cơ sở. Chỉ có 21,7% đối tượng là có trình độ học vấn là cao đẳng và đại học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.3. Nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu

Nghề nghiệp n Tỷ lệ (%)

Công nhân, nông dân 63 59,4

Nội trợ, buôn bán và nghề tự do 26 24,5

Cán bộ hành chính 17 16,0

Tổng 106 100

Nhận xét: Nghề nghiệp chủ yếu của nhóm đối tượng nghiên cứu là công nhân và nông dân chiếm 59,4%. Nhóm nghề cán bộ hành chính là thấp nhất chiếm 16,0%.

Bảng 3.4. Phân bố địa dư của nhóm đối tượng nghiên cứu

Địa dƣ n Tỷ lệ (%)

Thành thị 35 33,0

Nông thôn 71 67,0

Tổng 106 100

Nhận xét: Đa số phụ nữ mang thai được chọn vào nhóm đối tượng nghiên cứu là ở nông thôn chiếm tỷ lệ 67,0%.

Bảng 3.5. Chỉ số BMI của nhóm đối tượng nghiên cứu trước khi mang thai

BMI n (n=106) Tỷ lệ (% )

< 18,5 48 45,3

18,5 - 22,9 54 50,9

≥ 23 4 3,8

X± SD 18,7 ± 1,8

Nhận xét: Đa số đối tượng trong nhóm nghiên cứu đến khám thai có chỉ số khối cơ thể bình thường (BMI 18,5 – 22,9: 50,9%). Chỉ có 3,8% trường hợp thừa cân và béo phì. BMI trung bình trước khi mang thai là 18,7 ± 1,8.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.6. Đặc điểm tiền sử gia đình của sản phụ

TS gia đình n %

ĐTĐ 15 14,2

ĐTĐ thai kỳ 0 0

Tăng huyết áp 4 3,8

Tổng 106 100

Nhận xét: Nhìn chung, có 14,2% đối tượng có tiền sử gia đình với các bệnh đái tháo đường, 3,8% tăng huyết áp.

Bảng 3.7. Số lần mang thai ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Số lần mang thai n Tỷ lệ (%) Lần đầu 57 53,8 Lần thứ 2 36 34,0 Lần thứ 3 8 7,5 Lần thứ 4 trở lên 5 4,7 Tổng 106 100,0

Nhận xét: Có 53,8% đối tượng mang thai lần đầu; 34,0% mang thai lần thứ hai; 7,5% mang thai lần thứ ba và 4,7% mang thai lần thứ tư trở lên.

Bảng 3.8. Số lần đẻ của đối tượng nghiên cứu trong những lần mang thai trước

Số lần sinh con trƣớc kỳ thai này n Tỷ lệ (%)

0 lần 13 26,5

1 lần 33 67,4

2 lần 3 6,1

3 lần 0 0

Tổng 49 100,0

Nhận xét: Trong số 49 người đã từng mang thai ít nhất một lần trước kỳ thai này, có 33 người đẻ 1 lần chiếm tỷ lệ 67,4% và chỉ có 6,1% đẻ 2 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.9. Tiền sử sản khoa bất thường

Tiền sử sản khoa bất thƣờng n (n=49) Tỷ lệ (%) Tiền sản giật 0 0 Thai lưu 11 34,4 Đẻ non 6 18,8 Sảy thai 5 15,6 Nạo thai 10 31,2

Nhận xét: Trong số 49 người đã từng mang thai trước kỳ thai này, có 10,4% có tiền sử thai lưu; 5,7% có tiền sử đẻ non. Không có trường hợp nào có tiền sử tiền sản giật.

Bảng 3.10. Cân nặng con trong những lần đẻ trước

Cân nặng con n Tỷ lệ (%) < 2500g 6 16,7 2500g - 3000g 15 41,7 3100g - 3500g 11 30,5 3600g 4 11,1 ≥ 3700g 0 0 Tổng 36 100

Nhận xét: Trong số 49 người đã từng mang thai ít nhất một lần trước kỳ thai này thì có 36 người đã từng sinh con. Có 4 người (11,1%) có tiền sử sinh con nặng 3600. Không có trường hợp nào có tiền sử sinh con ≥ 4000g.

Bảng 3.11. Số con sống của đối tượng nghiên cứu trong những lần mang thai trước

Số con sống n Tỷ lệ (%) 0 con 16 32,7 1 con 32 65,3 2 con 1 2,0 3 con 0 0 Tổng 49 100

Nhận xét: Trong số 36 thai phụ đã từng sinh con trước kỳ thai này chỉ có 33 người có con còn sống chiếm tỷ lệ 67,3%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.12. Tiền sử tần suất các yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ n(n = 106) Tỷ lệ (%)

Tuổi ≥ 25 52 49,1

Tiền sử sản khoa bất thường 19 17,9

Tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ nhất 15 14,2

Tiền sử BMI ≥ 23 trước khi mang thai lần này 4 3,8

Tiền sử ĐTĐTK lần mang thai trước 1 0,9

Nhận xét: Số thai phụ mang thai có tuổi ≥ 25 gặp nhiều nhất (49,1%) và tiền sử sản khoa bất thường (17,9). Ít gặp nhất là tiền sử thừa cân béo phì trước mang thai và tiền sử ĐTĐTK lần mang thai trước.

3.2. Tỷ lệ đái tháo đƣờng thai kỳ và một số thông số sinh hoá trong nhóm đối tƣợng có glucose máu ≥ 5,3 mmol/l

Bảng 3.13. Kết quả glucose máu của nghiệm pháp tăng đường máu trong nhóm đối tượng có glucose máu ≥ 5,3 mmol/l

Glucose máu Giá trị bệnh lý (mmol/l) n (n =24) Tỷ lệ (%)

Go

≥ 5,3 22 91,7

≥ 7,0 2 8,3

G1 ≥ 10,0 7 29,1

G2 ≥ 8,6 2 8,3

Nhận xét: Trong số 106 thai phụ được làm test glucose lúc đói có 22 thai phụ có kết quả Go ≥ 5,3 mmol/l, 2 thai phụ có Go ≥ 7 mmol/l (8,3%) và được chẩn đoán ngay đái tháo đường. Trong số 22 thai phụ được làm nghiệm pháp tăng đường máu có 29,1% thai phụ có G1 ≥ 10,0 mmol/l và 8,3% có G2 ≥ 8,6 mmol/l.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.14. Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ n Tỷ lệ (%) ĐTĐ thai kỳ 10 9,4 Không ĐTĐ thai kỳ 96 90,6 Tổng 106 100,0 90,6% 9,4%

ĐTĐ thai kỳ Không ĐTĐ thai kỳ

Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ ở đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Trong số 106 phụ nữ mang thai từ 24 - 28 tuần được chọn vào nghiên cứu có 24 đã được làm nghiệm pháp dung nạp glucose với 75g uống (2 người trong số này được chẩn đoán ngay là đái tháo đường vì có glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l). Kết quả là có 10 thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, chiếm tỷ lệ 9,4%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệm lipid máu trong nhóm đối tượng có glucose

máu ≥ 5,3 mmol/l

mmol/l Giá trị bệnh lý (mmol/l) n(n=24) Tỷ lệ (%)

Triglycerides ≥ 2,3 8 33,3

Cholesterol TP ≥ 5,2 8 33,3

HDL – C < 0,9 1 4,7

LDL – C ≥ 3,4 2 8,3

Nhận xét: Đa số phụ nữ mang thai trong nhóm có glucose máu ≥ 5,3 mmol/l có chỉ số xét nghiệm lipid máu ở giới hạn bệnh lý. Trong đó có 33,3% trường hợp có triglycerid tăng > 2,3 mmol/l và 8,3% có LDL-C > 3,4 mmol/l.

Bảng 3.16. Hình thái rối loạn các thành phần lipid máu trong nhóm đối tượng có glucose máu ≥ 5,3 mmol/l.

Hình thái rối loạn n(n=24) Tỷ lệ (%)

Tăng cholesterol đơn thuần 2 8,3

Tăng triglycerid đơn thuần 1 4,2

Tăng hỗn hợp 13 54,2

Nhận xét: Trong số phụ nữ mang thai có đường huyết ≥ 5,3 thì hình thái rối loạn lipid gặp nhiều nhất là tăng hỗn hợp triglycerid và cholesterol (54,2%); 8,3% tăng cholesterol đơn thuần; 4,2% tăng triglycerid đơn thuần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.17. Kết quả xét nghiệm lipid máu trong nhóm đối tượng ĐTĐTK

Lipid máu (mmol/l) ĐTĐTK n (n = 10) Tỷ lệ (%) Triglycerides ( ≥ 2,3) 4 40,0 Cholesterol TP ( ≥ 5,2) 4 40,0 LDL - C ( ≥ 3,4) 1 10,0

Nhận xét: Phần lớn các thai phụ bị ĐTĐTK có kèm theo rối loạn lipid máu. Không có trường hợp nào có HDL-C bệnh lý.

3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa ĐTĐ thai kỳ và tuổi mang thai

Nhóm tuổi ĐTĐ thai kỳ Không ĐTĐ thai kỳ p

n % n % < 25 1 10,0 53 55,2 p < 0,05 25 - 29 4 40,0 24 25,0 30 - 34 5 50,0 13 13,5 ≥ 35 0 0 6 6,3 Tổng 10 100 96 100 X± SD 28,9 ± 3,5 24,9 ± 5,0 Nhận xét:

Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo nhóm tuổi. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở nhóm tuổi 30 - 34 là 50,0%.

Trong nhóm thai phụ mang thai có tuổi ≥ 25 tuổi có 9 thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ chiếm tỷ lệ 90,0% cao hơn 44,8% ở nhóm không bị đái tháo đường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.19. Mối liên quan giữa ĐTĐTK và BMI trước khi mang thai

BMI ĐTĐ thai kỳ Không ĐTĐ thai kỳ

p n % n % < 18,5 4 40 44 45,8 p < 0,05 18,5 - 22,9 4 40 50 52,1 ≥ 23 2 20 2 2,1 Tổng 10 100 96 100 X ± SD 19,5 ± 2,6 18,6 ± 1,7 Nhận xét:

Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm thai phụ thừa cân và béo phì có 2 thai phụ chiếm 20% cao hơn 2,1% ở nhóm không bị bệnh. So sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa nhóm thai phụ thừa cân và béo phì với nhóm không thừa cân, béo phì thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa ĐTĐTK và tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ nhất

Tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ nhất

ĐTĐ thai kỳ Không ĐTĐ thai kỳ p

n % n %

p < 0,05

Có 6 60,0 9 9,4

Không 4 40,0 87 90,6

Tổng 10 100,0 96 100,0

Nhận xét: So sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa nhóm có tiền sử gia đình (60%) và không có tiền sử gia đình đái tháo đường (40%) thấy tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường làm tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,005).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.21. Mối liên quan giữa ĐTĐ thai kỳ với tiền sử sản khoa bất thường

Tiền sử sản khoa bất thƣờng

ĐTĐ thai kỳ Không ĐTĐ thai kỳ p

n % n % p < 0,05 Có 6 60,0 13 13,5 Không 4 40,0 83 86,5 Tổng 10 100,0 96 100,0 Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ có tiền sử sản khoa bất thường (thai lưu, đẻ non) ở thai phụ mang thai làm tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường với p < 0,05.

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa ĐTĐ thai kỳ với tiền sử cân nặng con trong những lần đẻ trước

Cân nặng con ĐTĐ thai kỳ

Không ĐTĐ thai kỳ p n % n % p > 0,05 < 3600g 9 100 23 85,2 ≥ 3600g 0 0 4 14,8 Tổng 9 100 27 100

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm thai phụ có tiền sử đẻ con có cân nặng < 3600g (100%) cao hơn nhóm có tiền sử đẻ con có cân nặng ≥ 3600g.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.23. Liên quan giữa tỷ lệ ĐTĐ TK và số lượng yếu tố nguy cơ

Số yếu tố nguy cơ

ĐTĐ thai kỳ Không ĐTĐ thai kỳ p

n % n % 0 0 0 44 45,8 p < 0,05 1 2 20,0 36 37,5 2 4 40,0 15 15,6 ≥ 3 4 40,0 1 1,1 Tổng 10 100 96 100

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo số yếu tố nguy cơ, sản phụ càng có nhiều yếu tố nguy cơ càng dễ mắc đái tháo đường thai kỳ. Trong nhóm thai phụ bị ĐTĐTK thì tỷ lệ ĐTĐTK tăng tỷ lệ thuận với số lượng yếu tố nguy cơ, còn nhóm không ĐTĐTK thì tỷ lệ bệnh giảm tỷ lệ nghịch với số lượng yếu tố nguy cơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 1 năm 2010 và kết thúc tháng 6 năm 2010. Tổng cộng có 106 đối tượng nghiên cứu được chọn là những phụ nữ mang thai được khám tại khoa Sản - Bệnh viện A Thái Nguyên. Các đối tượng được chọn khi mang thai tuần thứ 24 – 28, được khám lâm sàng, làm test glucose máu và làm nghiệm pháp dung nạp glucose với 75g đường uống. Trong đó có 24 người có nghi ngờ tăng đường huyết (đường huyết lúc đói mao mạch ≥ 5,3mmol/l) được lấy máu tĩnh mạch định lượng lipid máu.

* Đặc điểm phân bố tuổi:

Phần lớn các thai phụ tham gia trong nghiên cứu của chúng tôi là ở lứa tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ 50,9%; 26,4% có tuổi từ 25 – 29; 17,0% có tuổi 30 – 34 và chỉ có 5,7% ở độ tuổi lớn hơn 35 tuổi. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy đa số phụ nữ mang thai trong lứa tuổi dưới 25 tuổi, trong khi các tác giả trong nước nghiên cứu thấy đa số thai phụ mang thai ở lứa tuổi 25 - 34. Điều này là do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu sống ở nông thôn nên thường kết hôn và sinh con sớm hơn so với phụ nữ sống ở thành thị.

Tuổi trung bình của các thai phụ là 25,3 ± 5,0. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2002) và cộng sự trên 1611 thai phụ có tuổi trung bình là 28,3 ± 4,3 [3], nhưng thấp hơn nghiên cứu của Vũ Bích Nga (29,2 ± 4,4). Như vậy tuổi mang thai trung bình của các thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi không tăng hơn so với các tác giả trong nước đã nghiên cứu do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có trình độ học vấn thấp lại sống ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vùng nông thôn là chủ yếu nên tuổi mang thai của các thai phụ là thấp hơn so với phụ nữ sống ở thành thị.

* Trình độ học vấn, nghề nghiệp và phân bố địa dư:

Đa số đối tượng có trình độ học vấn thấp: 46,2% chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở và chỉ 22,6% có trình độ học vấn từ cao đẳng trung cấp trở lên. Điều này giải thích do phần lớn phụ nữ nông thôn chỉ học hết cấp 2 là bỏ học ở nhà

Đa số đối tượng nghiên cứu là công nhân và nông dân (59,4%). So với nghiên cứu của Tạ Văn Bình (16,8%) và Nguyễn Thế Bách (35,2%) thì kết quả của chúng tôi cao hơn. Trong khi số thai phụ là cán bộ hành chính chiếm tỷ thấp (16,0%) do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở bệnh viện gần với vùng dân cư phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

Như vậy qua kết quả trên cho thấy những biện pháp can thiệp, giáo dục cho đối tượng phụ nữ mang thai sẽ gặp nhiều khó khăn do các đối tượng chủ yếu có học vấn thấp và nghề nghiệp không ổn định.

* BMI trước khi mang thai:

Trong nhóm đối tượng nghiên cứu đa số các thai phụ đến khám tại cơ sở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ ĐƯỢC KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)