Một số quan điểm về mối quan hệ giữa GD với XH và công bằng XH

Một phần của tài liệu XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC (Trang 30 - 32)

1.Thuyết chức năng

Quan điểm của các nhà XHH chức năng coi sự bất bình đẳng và phân tầng XH như là đặc trưng tất yếu của XH loài người, nhờ đó XH bảo đảm những địa vị quan trọng nhất phải do những người có tài năng nhất đảm nhận một cách có ý thức. Theo họ, hệ thống GD đóng vai trò chủ yếu với ba chức năng sau:

. Là môi trường, phương tiện chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực trong một quốc gia công nghiệp.

. Phân hoá nghề nghiệp

(Trong sản xuất công nghiệp, có sự phân hoá cao các lĩnh vực nghề nghiệp nên có những yêu cầu kỹ thuật, kỹ năng và trách nhiệm khác nhau. Từđó xuất hiện cơ chế

lựa chọn cá nhân theo tài năng của họ và đào tạo cho công việc mà họ sẽ đảm nhận. Như vậy, GD có thêm chức năng định vị cho con người chuẩn bị tham gia vào sản xuất XH).

Qua các kỳ thi, điểm số, bồi dưỡng tài năng v.v... GD quyết định (qua chức năng chọn lọc) sự phân công lao động vào các lĩnh vực nghề nghiệp - sự bất bình đẳng này không phải là do chính hệ thống GD gây ra, mà là kết quả của sự phân chia về kỹ năng trong XH và sự cần thiết của việc đãi ngộ khác nhau ứng với mỗi nghề nghiệp.

. Cố kết XH:

GD trường học bằng cách lựa chọn nội dung giảng dạy với các giá trị trung tâm hay cốt lõi của XH đó để thực hiện chức năng cố kết XH. (Đây là một chương trình tiêu chuẩn hoá mà tất cả học sinh phải học, qua đó đưa các em vào "di sản văn hoá chung” bất kể nguồn gốc).

Hiệu quả của việc làm này là để tăng cường sựđồng cảm về những giá trị cơ bản của XH và để đảm bảo sự tán thành ở mức cơ bản văn hoá chung đó, bất chấp sự đa dạng về văn hoá truyền thống của học sinh và kinh nghiệm văn hoá của các em.

Khiếm khuyết của thuyết chức năng trong GD là ở chỗ:

trong nhà trường với, yêu cầu của thực tế sản xuất (bằng cấp chỉ cần thiết cho cá nhân với tư cách cần cho một nghề nào đó, còn thành thạo trong nghề thì chưa giải quyết

được). Việc chọn lọc, đánh giá, giới thiệu các học sinh thành đạt vào các lĩnh vực nghề

nghiệp là việc làm hệ trọng, liên quan tới công bằng XH.

(Nhiều quan sát XHH cho thấy, trường học là nơi khẳng định thân phận mà học sinh được hưởng từ gia đình, bố mẹ hơn là tác nhân chọn lọc, không tính đến lịch sử

xuất thân của các em). Việc xác định nền văn hoá cốt lõi cần theo những chuẩn mực nào, đây là vấn đề cực kì phức tạp, tế nhị trong mỗi quốc gia.

2.Thuyết xung đột giai cấp:

Xung đột giai cấp trong GD đều bắt nguồn từ học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác và V.I.Lê nin.

- Các nhà XHH theo thuyết chức năng có tham vọng giải thích quan hệ giữa GD với XH công nghiệp nói chung đã gửi liền chức năng của GD với sản xuất công nghiệp (một thứ sản xuất đã bị trừu tượng ra khỏi quan hệ sản xuất tư bản).

Theo họ, GD trực tiếp đối mặt và chịu sự chi phối của kỹ thuật và kỹ năng lao

động không liên quan đến quan hệ tư bản của sản xuất đó.

Các Mác và Lênin giải thích sự xung đột giai cấp trong GD không nhằm vào xung đột giai cấp nói chung mà nhằm vào nhà trường tư bản, sự xung đột giữa giai cấp tư sản và giai cấp CN trong GD.

Theo các ông, sự bất bình đẳng và phân công lao động kỹ thuật không phải do sản xuất CN, kỹ thuật tạo ra mà là do quan hệ tư bản của nền sản xuất đó (như vậy, GD không chỉ liên hệ với kinh tế mà còn gắn liền với quan hệ sản xuất).

(Hệ thống GD phản ánh tổ chức sản xuất trong XH tư bản, phản ánh những đòi hỏi riêng của chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận hơn là nhu cầu sản xuất Công nghiệp, nhu cầu lao động kỹ thuật, kỹ năng. Xuất phát từ lợi nhuận, để kiểm soát CN được chặt chẽ, nhà tư bản phân chia quy trình lao động kỹ thuật thành những bộ phận nhỏ, manh mún. Sự phân chia này được chuyển vào lĩnh vực GD - ĐT, như vậy nhà tư bản đã góp phần vào phân chia kiến thức KH-KT (vốn nó là một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh).

Ờ đây, sự phân hoá trong kiến thức đào tạo của nhà trường phản ánh mục đích tổ

chức lao động trong XHTB chứ không phải do bản thân KHKT quy định. (Điều này phản ánh rất rõ trong nội dung, tính chất và tổ chức trường học dành cho con em các giai cấp khác nhau trong XHTB).

Các công trình nghiên cứu XHH trong lĩnh vực GD ở các nước TB phát triển đã cho ta thấy bất bình đẳng GD xuất hiện trong phạm vi rộng lớn và bao hàm các khía cạnh sau:

+ Cơ hội về GD cho trẻ em của các giai cấp khác nhau là khác nhau. Các trẻ em giai cấp CN ít có cơ may vào các trường có chất lượng cao, so với con em giai cấp

trung lưu và lớp trên.

+ Cơ hội về GD cho trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ.

+ Có sự khác nhau về cơ hội GD cho trẻ em các dân tộc khác nhau. Con em dân tộc ít người có cơ hội ít hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự phân phối vềđịa vị, nghề nghiệp và tiền thương của người lao động không

được quy định bởi kết quả GD. Cùng một thành quả GD như nhau danh độ, bằng cấp) thì những người đàn ông có địa vị gia đình cao, có thu nhập cao hơn người ở gia đình

địa vị thấp) con trai thu nhập cao hơn con gái.

Có thể nói, những bất bình đẳng trong GD TBCN là hiện tượng XH phổ biến và việc khắc phục nó không thể theo hướng như các nhà XHH chức năng đề xuất.

VI. Một số vấn đề XH về GD ở nước ta hiện nay 1. Những thành tựu cơ bản GD của Việt Nam.

Một phần của tài liệu XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC (Trang 30 - 32)