Xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC (Trang 34 - 54)

XHH là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của Xh như

một khuôn mẫu XH. Quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng XH của bản thân, học hỏi được cách sống (suy nghĩ, ứng xử trong cộng đồng, trong đời sống XH và phát triển được khả năng đảm nhiệm các vai trò XH với tư cách vừa là cá thể

vừa là một thành viên của XH

1. Nội dung của XHHGD

Quá trình XHH cá nhân và nhóm XH có ba nội dung cơ bản sau đây:

- Sự học tập (học và tập) của cá nhân về cách thức và quy định để tham gia một nhóm XH; để được nhóm đó chấp nhận như một thành viên thuộc nhóm.

(Khi mới sinh ra, đứa trẻ chưa có khả năng tự hội nhập với XH. Để có được nó phải có quá trình tiếp nhận (học) những tri thức, kỹ năng, thao tác cần thiết mà XH đòi hỏi (hoạt động XH, các quan hệ và liên hệ giữa các thành viên trong XH hay còn gọi là các chuẩn mực văn hoá của XH).

- Cá nhân học hỏi không phải để làm biến mất bản thân mình trong XH mà là để

phát triển các năng lực của chính mình, ý thức của mình như là một thực thể XH độc lập, tách riêng ra khỏi các cá nhân khác nhau và tham gia vào các hoạt động của nhóm như một chủ thể, một yếu tố nhóm. (XHH là quá trình phát triển "cái tôi" của mỗi cá nhân trong XH).

XH không chỉ tồn tại với tư cách là tổ hợp các cá nhân mà còn là tổ hợp các nhóm XH. Vì vậy quá trình XHH còn bao hàm nội dung làm cho các nhóm XH thích nghi lẫn nhau theo chuẩn mực chung của văn hoá XH (quá trình XHH nhóm).

được thay đổi theo sự thay đổi của XH. (Trong XH cũ, XHH là đúc theo khuôn mẫu; trong XH hiện đại, XHH mang ý nghĩa như là quá trình giúp đỡ, khiến cho cá nhân phát huy được cái năng lực hoạt động và sáng tạo của mình).

2. Các nhân tố tác động đến quá trình XHHGD

Xét trên bình diện tổng quát, toàn bộđời sống XH là những tác nhân XHH. Tuy nhiên, trong số các tác nhan đó, có các nhân tố chính thức và không chính thức.

- Nhân tố chính thức là các tổ chức, các thiết chế XH có chức năng XHH, được cấu trúc chặt chẽ, được quy định trách nhiệm truyền đạt các mô thức hành vi và ý thức

đã được XH chấp nhận tới cá nhân (nhân tố chính thức điển hình là GD, tôn giáo, pháp luật v.v...).

- Nhân tố không chính thức bao gồm các tác động qua lại của cá nhân đã được XHH trong các nhóm, các cộng đồng, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng... mà kết quả là vừa đạt được hiệu quảđối với XH, vừa làm biến đổi cá nhân.

- Các nhân tố chủ yếu: ảnh hướng chủ yếu tới quá trình XHH cá nhân bao gồm cá nhân tố chính thức và không chính thức

+ Gia đình: . Đứa trẻ ra đời phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình để được tồn tại (về

vật chất, tinh thần, tình cảm), sự phụ thuộc này tạo nên sự kết dính mạnh mẽ giữa trẻ

và những người chăm sóc.

Sự cảm nhận thế giới, về Xh và chính bản thân của trẻđược quyết định bởi thái

độ, hành vi và niềm tin của gia đình (thông qua các thông tin có lời và không có lời, chủ đích và không chủ đích, người lớn truyền đạt cho trẻ những giá trị, niềm tin, thái

độ và tri thức sống, hoạt động).

Nội dung và phương pháp XHH của cá nhân tuỳ thuộc vào nguồn gốc giai cấp XH, truyền thống văn hoá của gia đình.

Trong phạm vi bao quát, XHH gia đình phụ thuộc và được thay đổi tuỳ theo sự

biến đổi của XH và sự thay đổi của nó, cả về chức năng, nội dung, phương pháp và mức độảnh hưởng.

+ Trường học:

Trong XH truyền thống, nông nghiệp, XHH gia đình có vai trò chủ yếu. Ngày nay, vai trò đó được chuyển dần sang các tổ chức, các thiết chế XH khác nhau, trong

đó nhà trường giữ vị trí then chốt.

Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm hình thành cho trẻ hệ thống tri thức khoa học, kỹ thuật các giá trị chuẩn mực văn hoá mà XH mong đợi.

Cũng như gia đình, thiết chế giáo dục cũng mang tính giai cấp, đẳng cấp và tính XH sâu sắc, được thể hiện trong mục đích, nội dung và phương pháp tổ chức giáo dục.

sách và các ưu đãi XH khác. Đồng thời thiết chế GD được tổ chức sao cho phản ánh

được các quy luật đang vận động trong XH hiện tại, nhà trường gắn với cuộc sống),

được thiết kế sao cho các kiến thức được truyền đạt qua các thế hệ (khoá học) mang tính kế thừa và phát triển.

- Nhóm XH :

+ Nhóm XH mà đứa trẻ đang sống (đặc biệt là nhóm bạn bè) có chức năng cơ

bản là thoả mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giải trí giữa các cá nhân.

+ Quan hệ trong nhóm là quan hệ bình đẳng, cùng vị thế XH nên các cá nhân thường chia xẻ thái độ, tâm tư, cảm xúc với nhau. Vì thế, tác động của nhóm mạnh mẽ

tới mức có thể lấn át cảảnh hưởng của gia đình và nhà trường. - Thông tin đại chúng:

Trong XH nông nghiệp, mọi thông tin tới trẻ đều phần lớn thông qua gia đình, bạn bè (qua hình thức tiếp xúc cá nhân).

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, cho phép trẻ thu nhận thông tin nhiều, đa dạng. Do đó, nhân tố thông tin không phải là một nhân tố chính thức nhưng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình XHH trẻ.

Cần đặc biệt lưu ý tới tính hai mặt của thông tin (mặt tích cực thể hiện ở chỗ nó tăng cường ý nghĩa của các giá trị, các chuẩn mực văn hoá cũng như các tri thức khoa học đa dạng và bổ ích; mặt tiêu cực thể hiện ở chỗ nó làm méo mó, lệch lạc việc tiếp nhận các giá trị thông tin qua các chương trình không lành mạnh do tính thương mại hoá và thiếu thận trọng, dẫn đến sự lầm tưởng của trẻ em cho rằng những gì được in

ấn, truyền tải qua thông tin đại chúng đều là những thứ được XH thừa nhận. Trong nhiều trường hợp, các giá trị thông tin không phù hợp với giá trị chuẩn mực văn hoá chung và đài ngược trực tiếp với những cái được dạy dỗ trong nhà trường và gia đình, nó cản trở việc XHH tích cực đối với trẻ).

Xã hôi hoá giáo dục

XHH GD là huy động lực lượng của toàn XH cùng tham gia vào GD, tạo điều kiện để mọi người dân được thụ hưởng các thành qua do GD đem lại; huy động sự đóng góp của người dân. Đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp, phát triển hệ

thống trường lớp ngoài công lập, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường gia đình và XH. Nhà nước giữ vai trò định hướng, tạo cơ chế, chính sách cho sự phối hợp đồng bộ

giữa các lực lượng GD.

- XHHGD là một tư tưởng chiến lược về GD, chỉ đạo quá trình xây dụng và phát triển GD nhằm tạo ra chuyển biến sâu sắc, có tính "cách mạng” trong hoạt động thực tiễn GD, biến hoạt động GD vốn mang tính chuyên biệt trong một lĩnh vực, một thiết chế XH (ngành GD) trở thành một hoạt động XH rộng lớn, sâu sắc đi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần của toàn XH.

Xây dựng và phát triển GD theo hướng XHH sẽ huy động được mọi tiềm năng của XH ở những mức độ khác nhau, tạo cơ sở mở rộng quy mô, đẩy nhanh tốc độ, tăng cường chất lượng GD đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ XH.

Nghiên cứu XHHGD là nghiên cứu một trong những vấn đề cơ bản nhất của GD, giúp cho GD phát huy mọi tiềm năng của chính mình, dựa vào sức mạnh của XH để

phát triển bền vững.

XHHGD mang tính phổ quát đối với sự nghiệp GD chung, có tính toàn cầu.

3. Các yêu cầu đối với XHHGD

Phải có biện pháp nâng cao hiểu biết của toàn XH về vai trò, tác dụng của GD làm chuyển biến thái độ của cộng đồng của XH đối với GD.

Tạo cho quần chúng biến thái độ bằng hành vi cụ thể tham gia hoạt động GD dưới nhiều hình thức tương ứng với thế mạnh của chính họ.

Tổ chức được các phong trào hỗ trợ giáo dục để góp phần giải quyết những khó khăn về vật chất, quản lý GD.

XHHGD phải đặt dưới sự kiểm soát của Đảng và chính quyền các cấp để trên cơ

sở đó mà tổ chức phối hợp các hoạt động, xây dựng môi trường GD thích hợp với hoàn cảnh của mỗi địa phương.

Giữ vững vai trò tham mưu của trường học nhằm hướng mọi hoạt động vào việc thực hiện tốt mục tiêu GD. Nhà trường phải trở thành nòng cốt của mọi phong trào, mọi cuộc vận động thực hiện XHHGD.

4. Cơ chế tổ chức thực hiện

Kết hợp giữa việc huy động các đoàn thể XH tham gia hỗ trợ hoạt động GD với việc tổ chức mọi lực lượng XH cấp cơ sở tham gia giáo dục.

GD với chiến lược phát triển toàn diện con người trong thời kỳ CNH-HĐH

I. Một số khái niệm:

1- Phát triển con người .(Human Development) bao gồm rất nhiều hiện tượng gần nhau như: con người (Human beings); cá thể (individual); cá nhân (person); nhân cách (personality); nhân lực (human resources).

+ Phát triển con người là lĩnh vực của sự phát triển nói chung, nó còn là tiên chỉ, mục tiêu cao cả của phát triển. (phát triển XH là phát triển cấp 2, phát triển kinh tế là phát triển cấp 1 , phát triển con người là phát triển cấp

+ Phát triển con người là sự phát triển loài người, cá thể người, cá nhân, nhân cách, nhân lực, do đó nhiều hình thái, nhiều giá trị và nhiều chức năng.

+ Bản chất của sự phát triển con người là làm gia tăng giá trị của con người trên các mặt tinh thần, thể chất, đạo đức, kinh tế, kỹ thuật, nghệ thuật, trí tuệ, tình cảm, XH,

pháp lý v.v...

(Với ý nghĩa đó, phát triển con người được xem là nguyên tắc hạt nhân của sự

phát triển bền vững xét trên bình diện toàn XH).

+ Về mặt triết học, phát triển con người được xét đều trên ba lĩnh vực cơ bản: . Phát triển thể chất hoặc thể xác (thể lực, thể hình, thể năng)

. Phát triển tâm trí (lý trí và trí tuệ, các chức năng nhận thức và lôgíc- trí dũng). . Phát triển tâm hồn, tình cảm (đánh giá, biểu thị thái độ, thể hiện nhu cầu tâm năng.

2 - Phát triển nguồn nhân lực

+ Về mặt giá trị (phát triển con người là gia tăng giá trị nói chung của con người) phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị sử dụng của con người.

+ Về mặt lôgíc (phát triển con người là gia tăng giá trị của con người như là giá trị cứu cánh - mục đích của phát triển và như là giá trị phương tiện) còn phát triển nguồn nhân lực chủ yếu là phát triển mặt công cụ ở con người, như một nguồn tài nguyên, một nguồn vốn và một nguồn động lực trong quá trình phát triển.

+ Trình độ phát triển của con người thể hiện tập trung ở các chỉ số phát triển con người (HDI) và chất lượng cuộc sống. Nó quyết định chất lượng của nguồn nhân lực và những tiền đề quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực. Vì thế, trong nhiệm vụ

phát triển nguồn nhân lực luôn đặt ra ra mục tiêu phát triển con người: có con người phát triển đầy đủ giá trị thì mới có nhân lực chất lương cao.

(Tuy nhiên, không thể đồng nhất phát triển nguồn nhân lực với phát triển con người, vì con người không chỉ có giá trị sử dụng và chức năng công cụ mà còn giữ vai trò, chức năng nhân bản).

+ Có thể nói: phát triển con người là phạm trù tâm lý - giáo dục và HH; phát triển nguồn nhân lực là phạm trù kinh tế - chính trị - xã hội.

Hai phạm trù này thống nhất với nhau trên cơ sở phạm trù nhân cách, hoạt động và giá trị.

II- Mô hình con người với tư cách là đơn vi của nguồn nhân lực trong xã hội CNH-HĐH

1- Theo kinh nghiệm của các nước đã và đang CNH-HĐH, con người cần có những thuộc tính cơ bản sau:

+ Năng lực trí tuệ và kỹ thuật hoạt động chắc chắn, chính xác

+ Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn hoá

+ Khả năng di truyền nghề nghiệp và việc làm

+ Khả năng hoạch định, đánh giá và tựđánh giá

+ Sức chịu đựng sự căng thẳng (stres) do nhịp độ sống và môi trường công nghiệp, lối sống hiện đại gây ra.

+ Học vấn chung về quản lý, công nghệ, kinh tế, hành chính, luật, chính sách, thị

trường, ...

+ Nhu cầu, sở thích tinh thần của cá nhân tương đối rõ ràng, đặc biệt trong sinh hoạt văn hoá, thể thao, giải trí

+ Tính kỷ luật và tính tổ chức

+ Tính độc lập của lý trí và tình cảm trong công việc, cuộc sống gia đình, quan hệ XH, học tập

+ Năng động và hiệu quả trong công việc

+ Lòng trung thực thẳng thắn

+ Kỹ năng sống thường nhật, tỉnh táo, ít viển vông

+ Ý chí và tính mạo hiểm trong hành động

+ Thiện chí với lao động chân tay, tập luyện và vận động thể chất

+ Tính độc lập với gia đình và dòng họ

+ Ý thức quan tâm tới đại cục

+ Nhu cầu thành đạt, học tập, giao tiếp và phát triển bản thân

+ Giàu trải nghiệm, biết học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm

+ Ứng xửđa phương tiện và đa chiều

+ Hướng vào tương lai

+ Thừa nhận giá trị của sự thay đổi

+ Chấp nhận sự khác biệt với mình

+ Khả năng xử lý thông tin, tính toán, cân nhắc, giải quyết vấn đề

+ Tính tạo nhã, lịch thiệp (nghi thức văn hoá) trong công việc và quan hệ

+ Tính hiệu lực, hiệu quả trong công việc và đời sống

+ Tính quy đồng dân tộc ở phương diện văn hoá

+ Tính lạc quan, chịu đựng thất bại và nắm bắt vận hội mới

+ Quý trọng và sử dụng thời gian nghiêm túc

+ Gắn bó với công việc (trách nhiệm và tính mục đích) và coi trọng nhân cách nghề nghiệp

+ Phong cách thị dân

+ Quang giao và khoan dung

+ Xu hướng cá nhân CN và tính riêng biệt trong đời sống sinh hoạt

+ Yêu thích nghệ thuật và du lịch

+ Đa dạng trong phương thức hành vi

2- Ở Việt Nam, những nét đặc trưng của con người Việt Nam đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) và trong Luật Giáo dục bao gồm:

+ Sức khoẻ, thể hình tốt, ý chí bền bỉ

+ Bản sắc dân tộc trong đời sống và đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, giao tiếp của cá nhân, của gia đình, của cộng đồng.

+ Hệ tư tưởng Mác-lênin và Hồ Chí Minh

+ Lý tưởng và niềm tin XHCN

+ Lý tưởng độc lập dân tộc và ý chí bảo vệ, xây dựng tổ quốc III. Giáo dục và sự phát triển con người

1- Quan hệ giữa GD và phát triển con người là mối quan hệ giữa đầu tư và lợi ích, giữa vốn liếng và hiệu quả.

+ Cơ cấu chung nhất của quá trình phát triển con người bao gồm hai thành phần:

Một là đầu tq vào con người

Hai là động cơ hoá hay huy động những tiềm năng và sức mạnh trong đời sung và công việc, phát huy tính tích cực cá nhân của con người bằng những ảnh hưởng và tác động khác nhau.

+ Các giải pháp phát triển con người cho dù ở khâu đầu tư hay động cơ hoá đều có thể sắp xếp vào 4 loại cơ bản:

. Các giải pháp XH / con người

. Các giải pháp thông tin / ra quyết định . Các giải pháp cơ cấu / hành chính . Các giải pháp công nghệ / kinh tế

+ Loại giải pháp XH / con người có vai trò bao trùm, gắn với giáo dục, đào tạo, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi XH, những giá trị của đời sống gia đình,

Một phần của tài liệu XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC (Trang 34 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)