Công tác tín dụng và thẩm định

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thiệu Hóa (Trang 39)

5. Bố cục đề t ài

2.2.1.2. Công tác tín dụng và thẩm định

- Tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm mới và hoàn thiện các quy trình thao tác, mẫu biểu để giảm thiểu thời gian giao dịch cho khách hàng.

- Chuẩn hóa các quy trình kiểm tra, giám sát và quản lý khách hàng vay vốn đối với từng loại hình kinh doanh.

- Tiếp tục công tác đào tạo cán bộ bằng nhiều hình thức thảo luận và các lớp đào tạo tập trung.

- Phát triển khách hàng mới, với từng sản phẩm cho vay sẽ có từng đối tượng khách hàng mục tiêu được đề ra, phấn đấu trong năm 2011 sẽ có thêm

60 khách hàng doanh nghiệp mới và sẽ đẩy mạnh phát triển khách hàng cá nhân thông qua công tác triển khai các sản phẩm tín dụng: cho vay mua ô tô,

mua nhà, du học, xuất khẩu lao động…

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách

hàng mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo.

- Thực hiện phân nhóm công tác trên cơ sở phân nhóm, trên cơ sở định

mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo.

- Thực hiện phân nhóm công tác trên cơ sở phân nhóm, trên cơ sở định hướng phát triển của năm từ đó sẽ quán triệt và giao chỉ tiêu cho từng nhóm,

từng cán bộ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài sản đảm bảo, hệ thống thông tin nhà đất.

- Triển khai công tác quản lý tín dụng theo đúng quy định của TW.

2.2.1.3. Công tác tiếp thị và dịch vụ khách hàng

- Tiếp thị sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Tìm hiểu thị trường xác định khách hàng mục tiêu đưa ra chương trình tiếp thị và lôi kéo.

2.2.1.4. Các công tác thanh toán và an toàn kho quỹ

- Tiếp tục đảm bảo cân đối tiền mặt VNĐ, ngoại tệ nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả của khách hàng, đồng thời duy trì đúng mức tồn

quỹ cuối ngày cho phép.

- Hướng dẫn và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngân

quỹ, chuẩn bị nguồn cho cá đợi thanh toán lớn của Chi nhánh.

2.2.1.5. Công tác kiểm tra nội bộ

- Tập trung củng cố kiện toàn công tác kiểm tra nội bộ.

- Thực hiện công tác giám sát kiểm tra hoạt động: tín dụng, bảo lãnh,

huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, tài chính kế toán,…

- Công tác chống tham nhũng, phòng chống tội phạm và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo…

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo.

2.2.1.6. Công tác tổ chức hành chính

- Tăng cường công tác chú trọng chiều sâu trong kỹ năng tác nghiệp cho

cán bộ công nhân viên Chi nhánh.

- Xây dựng hệ thống đánh giá, giám sát cán bộ đảm bảo nguyên tắc quản

lý rủi ro.

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của Chi nhánh.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, phòng chống tham

nhũng,…

2.1.1.7. Công tác điện toán.

-Đảm bảo sự thông suốt và tính bảo mật của hệ thống mạng máy tính,

mạng điện thoại, hệ thống phần mềm hiện đang sử dụng IPCAS

- Đăng kí người sử dụng mới, thay đổi trạng thái người sử dụng khi các

phòng, tổ yêu cầu và được Ban Giám đốc phê duyệt.

- Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các phần mềm phục vụ cho công việc

kinh doanh của chi nhánh trên trang web nội bộ.

2.2.2. Giải pháp mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng

trung – dài hạn tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa

2.2.2.1.Giải pháp trực tiếp Thứ nhất

Ngân hàng cần có các hình thức huy động vốn trung - dài hạn thích hợp và đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn.

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta dần dần đi vào ổn định,

hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thiệu

Hóa đã được cải thiện đáng kể phù hợp với sự đổi mới theo hướng công

nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đó là việc ngân hàng thay đổi cơ cấu kinh

tế theo hướng nâng cao dần tỷ trọng cho vay trung - dài hạn. Nguồn vốn cho

vay trung - dài hạn của ngân hàng do vậy phải được tăng cường để đáp ứng

các hình thức tín dụng này. Do vậy ngân hàng cần đa dạng hoá các loại hình

huy động vốn, hoàn thiện các loại tiền gửi truyền thống, xây dựng thêm các hình thức huy động vốn mới như phát hành trái phiếu trên một năm để vay

vốn trong và ngoài nước (nếu ngân hàng nhà nước cho phép) hoặc huy động

tiêt kiệm dài hạn với các mức lãi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn. Các công cụ đó có thể hữu danh hoặc vô danh, có thể chuyển nhượng tự do mua bán trên thị trường. Ngoài ra, ngân hàng cần thực hiện nghiệp vụ chiết khấu các kỳ

phiếu, trái phiếu chưa đến hạn thanh tóan, bên cạnh các công tác tuyên truyền,

quảng cáo để thu hút nguồn vốn trung - dài hạn trong và ngoài địa bàn. Đồng

thời, ngân hàng cũng cần phải chuyển hoá năng động, hợp lý các nguồn vốn

ngắn hạn vừa bảo đảm nhu cầu vừa có khả năng thanh toán cao.

Tập trung thu hút vốn từ dân cư, tìm kiếm các dự án đầu tư, ủy thác đầu tư lớn và lâu dài …

Thứ hai

Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án

vay, thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín dụng.

Thẩm định dự án nhằm kiểm tra khẳng định lại những chi tiết kinh tế kỹ

suất máy móc, khối lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ...trên

cơ sở đó để đi đến đầu tư.

Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa trong thẩm định đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng để hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần

chú ý, ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của văn bản hồ sơ pháp

lý về kinh doanh, về dự án vay,cần thẩm định tính hiện thực, tính khả thi của

các dự án tạo tiền đề từ đó có dự báo về hiệu quả, khả năng vay trả.

Thông thường khi đi vay vốn người đi vay đã tính toán hiệu quả kinh tế,

tính toàn nguồn vốn và khả năng vay trả của dự án. Với giác độ là người cho

vay vốn, ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở của việc luận lý,

tính toán của người vay vốn. Không chỉ dừng lại ở tính toán của người vay

mà ngân hàng luôn luôn phải đặt các vấn đề phản biện lại các cơ sở lập luận và cơ sở tính toán của người vay để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án.

Hiệu qủa kinh tế cao hay thấp của dự án vay có quan hệ hữu cơ khăng khít và thường quyết định khả năng vay tốt hay xấu của dự án. Nhưng nếu ngân hàng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưa đủ mà điều kiện

quan trọng là: Trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có đảm bảo

không, trả nợ trong bao nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào?

Vì vậy, ngoài việc thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án vay, ngân

hàng cần phải chú trọng kiểm tra các nguồn vốn đã trả nợ, thời hạn trả nợ,

hiện thực khả thi, lịch trả nợ trả lãi cụ thể.

Thứ ba

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi.

Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên là khâu quyết định để cho vay đối

với dự án thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một dự án trung - dài hạn được cho vay theo đúng mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng

thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần trước xem có sử dụng đúng mục đích hay không. Việc kiểm

tra này thông qua các chứng từ hoá đơn, hợp đồng giá cả …

Nếu doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng

thì đó là cơ sở cho việc phát triển vốn lần sau. Những trường hợp nào sử dụng

vốn sai mục đích thì phải sử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo

dõi bám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính

xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có

Việc đôn đốc thu nợ thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm, là kỷ luật đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết

trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày. Ngân hàng đồng thời phải

gửi báo cáo cho doanh nghiệp có nợ quá hạn chuẩn bị nguồn trả vào trước kỳ

hạn trả. Việc thu nợ lãi đúng kỳ hạn sẽ không có nợ quá hạn thể hịên sự tồn

tại và phát triển của ngân hàng.

Khi một dự án vay mà đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa có nguồn trả

nợ thì cần xem xét để ra hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm

và các chế độ tín dụng quy định, không tùy tiện ra hạn. Nếu trong các dự án

cho vay có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi

diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh để nợ nần dây dưa.

Để xử lý nợ qúa hạn thì ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ

doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giúp doanh nghiệp việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn

Cần tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy

nợ nuôi nợ.

Thứ tư

Chi nhánh cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung

dài hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Rủi ro thanh roán rủi ro lãi suất luôn đe doạ các ngân hàng bởi cấp độ

của khoản vay trung - dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Sự quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản vay trung - dài hạn

không chỉ đòi hỏi đối với ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý

tiền tệ, bởi mức độ của khoản vay trung - dài hạn là rất lớn, gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay. Ngân hàng tài trợ và các bên có liên quan. Chính vì vậy, biện pháp xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức cần thiết đối với ngân hàng. Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng

đầy đủ, các biện phấp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng ngay

từ khâu phán quyết càng cao. Đương nhiên việc phát hiện và dự báo các rủi

ro tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thường

xuyên không phải chỉ trước khi phán quyết mà cả trong suốt quá trình đưa

vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay.

Vì vậy, khi tính toán nguồn trả nợ, thời hạn trả nợ, người ta tính toán cả phương án : Phương án lạc quan nhất, phương án rủi ro nhất. Để an toàn và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn, có một cách thường dùng là lấy phương án sản

xuất xấu nhất để xem xét. Nếu phương án này vẫn trả được nợ và lãi vay với

ngân hàng trong giới hạn cho phép thì chắc chắn ngay từ khi phán quyết đã có thể yên tâm về khoản vay được duyệt.

Thế chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là chìa khoá an toàn cuối cùng cho việc vay vốn. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này đối với

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, đảm

bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của nhà nước, áp dụng

một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng không tuỳ tiện. Tuyệt đối không coi thế

chấp cầm cố là “ bùa hộ mệnh “ trong cho vay, không thể coi là chìa khoá an

toàn đặc biệt mà chỉ coi là chiếc chìa khoá an toàn cuối cùng trong việc đảm

bảo tín dụng. Thực hiện việc thế chấp, bảo lãnh đúng quy định và cho vay lãi phải dựa trên những cơ sở thực sự từ phía doanh nghiệp chứ không phải dựa

vào duy nhất tài sản thế chấp.

Thứ năm

Mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Ngân hàng tiếp tục điều chỉnh cơ chế cho vay và đầu tư phải phù hợp

với cơ cấu thành phần kinh tế quốc dân. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng để phân chia rủi ro và điều quan trọng là không phân biệt thành phần kinh tế,

thực hiện chính sách khách hàng để cho vay.

Hiện nay, ở chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa tỷ trọng cho

vay trung - dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn quá nhỏ. Mặc dù quy định về cho vay thành phần kinh tế này đòi hỏi rất cao và chặt

chẽ nhưng không vì thế mà ngân hàng không cho vay. Ngân hàng phải làm tốt hơn nữa quan hệ ngân hàng khách hàng, lấy khách là doanh nghiệp ngoài quốc

doanh, kinh tế tư nhân để hướng tới. Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năng động nhạy bén, thích ứng với cơ chế thị trường, bộ máy kinh doanh

gọn nhẹ, hiệu quả kinh tế luôn gắn liền với người sản xuất. Tuy vậy, sự ra đời của

nhiều doanh nghiệp còn rất nhiều điều chưa sáng tỏ. Vì vậy, ngân hàng rất dè dặt

khi cho vay vì sợ không thu hồi được nợ, khách hàng trốn mất. Cho nên cho vay khu vực kinh tế này phải vừa biết năng động, nhìn nhận đâu là khách hàng đáng

tin cậy, vừa phải phân tích xem khách hàng nào có khả năng quỵt nợ hay kinh

doanh kém mà dẫn tới khả năng không trả được nợ.

Thứ sáu

Ngân hàng cho vay đầy đủ kịp thời đối với các dự án đầu tư từng công

trình tránh tình trạng cho vay tràn lan kém, kéo dài. Sau khi công trình đã

được duyệt cho vay, ngân hàng cần phát tiền vay theo đúng kế hoạch, tiến độ

thi công của công trình hay dự án kinh doanh đã đề ra. Trong qúa trình điều

tra, xét duyệt cho vay ngân hàng cần chú trọng đến các công trình phục vụ

cho mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà Nước, các công trình có tính phục vụ cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, thực sự có hiệu qủa đảm bảo đàu tư đúng

hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Việc đầu tư một cách đầy đủ kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi kịp thời

cho quá trình đưa dự án của doanh nghiệp thực thi đúng tiến độ, đúng kế

hoạch, sớm đưa dự án vào sử dụng và phát huy có hiệu quả, đảm bảo trả đủ

nợ và lãi cho vay cho ngân hàng.

Thứ bảy

Ngân hàng nên phát triển các trung tâm dịch vụ và tư vấn đầu tư.

Trong thời đại hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển, hệ thống thông tin đã rộng khắp, mạng lưới tin học đã đi sâu vào mọi lĩnh vực nghành nghề, thì sự đáp ứng các hiểu biết về con người trở lên cần thiết hơn. Cũng như nhiều trung tâm tư vấn khác, tư vấn cuả ngân hàng là một lĩnh vực nhằm đánh gía

phân tích, dự báo các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội pháp luật, thị trường giá cả …liên quan đến vấn đề đầu tư giúp cho các doanh nghiệp đưa ra

quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất, sáng suốt nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thiệu Hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)