5. Bố cục đề t ài
2.1.1.2. Tạo lập nguồn vốn
Ngay từ những năm trước đây ngân hàng No&PTNT đã đưa mục tiêu nâng tỷ lệ cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, nguồn vốn cân đối cho vay trung
- dài hạn vẫn chưa được đảm bảo. Bởi vì, nguồn vốn cho vay trung - dài hạn
của các ngân hàng còn rất hạn chế. Tình hình thiếu vốn trung - dài hạn vẫn chưa có giải pháp nào tối ưu, tất cả mới dừng lại ở giải pháp tình thế: Trích
một phần nguồn vốn ngắn hạn sang cho vay trung - dài hạn.
Cụ thể, tình hình huy động vốn theo thời gian từ dân cư ( không kể
ngoại tệ quy đổi) tại chi nhánh trong các năm 2009, 2010, 2011 như sau:
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 181.520 237.954 247.950 56.434 31,1 9.996 4,2
Tiền gửi không kỳ hạn 19.451 30.565 11.745 11.114 57,12 (18.820) (61,57)
Tiền gửi có kỳ hạn<12T 118.397 177.677 219.770 59.280 50,06 42.093 23,69
Tiền gửi có kỳ hạn12-24 42.191 28.892 15.834 (13.299) (31,52) (13.058) (45,2)
Tiền gửi có kỳ hạn >24T 1.481 820 601 (661) (44,63) (219) (26,7)
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NH No&PTNT Thiệu Hóa)
Theo thời hạn gửi tiền thì nguồn vốn huy động được chia thành các khoảng như sau
Tiền gửi không kỳ hạn
Qua số liệu trên ta thấy năm 2009 nguồn vốn này là 19.451 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 30.565 triệu đồng, tăng 11.114 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng 57,12%. Đến năm 2011, nguồn tiền gửi này là 11.745 triệu đồng, giảm
18820 triệu đồng, tương ứng 61,57%. Như vậy, biến động kinh tế năm 2011 đã ảnh hưởng tới nguồn vốn huy động trên địa bàn.
Tiền gửi có kỳ hạn < 12T
Trong năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn <12T là 118.397 triệu đồng và cho
đến năm 2010 nguồn vốn huy động này là 177.677 triệu đồng, tăng 59.280 triệu đồng, tương ứng 50,06%. Đến năm 2011, nguồn vốn này là 219.770 triệu đồng, tăng 42.093 triệu đồng tương ứng 23,69% so với năm 2010.
Nguồn vốn này là nguồn vốn ngắn hạn, và chiềm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn huy động của ngân hàng nên đôi khi cũng dẫn đến khó khăn cho ngân hàng khi đầu tư dài hạn. Do vậy ngân hàng cần đưa ra những giải pháp để làm sao vừa huy động được nhiều vốn mag vừa hoạt động kinh doanh hiệu
quả hơn.
Tiền gửi có kỳ hạn 12 – 24T
Đây là nguồn vốn trung hạn của ngân hàng để cho vay trung hạn mà không sợ rủi ro thanh khoản.
Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu 3 năm qua ta thấy, tình hình huy động
vốn trung hạn của ngân hàng đang gặp không ít khó khăn, biểu hiện cụ thể ở
sự suy giảm tỷ lệ huy động của năm sau so với năm trước. nếu như năm 2009,
tiền gửi trung hạn là 42.191 triệu đồng thì năm 2010 nguồn huy động này giảm xuống chỉ còn 28.892 triệu đồng, và năm 1011 vừa qua, huy động tiền
gửi trung hạn chỉ đạt mức 15.834 triệu đồng, giảm 45,2% so với năm 2010.
Tiền gửi có kỳ hạn > 24T
Trong những năm qua, khi mà dư nợ dài hạn ngày một tăng, thì việc gia tăng nguồn vốn dài hạn là một điều thiết yếu. Tuy vậy tương tự như nguồn huy động có kỳ hạn từ 12-24T, nguồn vốn huy động dài hạn trong 2 năm gần đây có chiều hướng suy giảm. Cụ thể, năm 2009, nguồn vốn huy động trung
hạn là 1.481 triệu đồng, năm 2010 giảm 661 triệu đồng xuống mức 820 triệu đồng, giảm 44,63%. Đến năm 2011, nguồn huy động dài hạn chỉ đạt 601 triệu đồng , giảm 26,7% so với năm 2010.
Như vậy, nguồn vốn huy động chủ yếu tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa là nguồn tiền gửi ngắn hạn từ các TCTD, TCKT, TCXH, dân cư thường có thời gian tối đa là 1 năm nguồn này ổn định và lớn nhưng nếu trích quá nhiều từ nguồn này để cho vay trung - dài hạn thì rất dễ
dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán bởi thời hạn của món vay trung – dài hạn là rất dài, điều này rất nguy hiểm đối với hoạt động của chi nhánh. Mà nguồn cho vay trung - dài hạn chủ yếu là lấy từ nguồn tiền gửi trung - dài hạn, nhưng nguồn này rất hạn chế vì thời hạn dài thì đồng nghĩa với nó là chứa đựng rủi ro cao. Vì vậy mà hiện nay chi nhánh mới chỉ giám trích một lượng
nhỏ để cho vay các dự án dài nên việc mở rộng cho vay trung - dài hạn của
Bên cạnh đó, hiện nay ở chi nhánh còn có nguồn vốn huy động dưới các hình thức khác như: nguồn tài trợ của ngân hàng nông nghiệp trung ương,
nguồn phát hành trái phiếu, nguồn thu từ chiết khấu các giấy tờ có giá…Mặc
dù vậy, các nguồn này rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.