Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn (Trang 34)

- Nguồn vốn huy động: Tăng trưởng 72% - Dư nợ cho vay và đầu tư: Tăng trưởng 45%

- Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm: Tối đa 5% - Nợ nhóm 2: Tối đa 1%

- Nợ xấu: (nhóm 3-5): Tối đa 0,3% - Thu hồi nợ đã XLRR: 4.2 tỷ đồng

- Thu dịch vụ: 40,8 tỷ (tăng hơn 3 lần so với năm 2011)

- Các chỉ tiêu tài chính: Tiết kiệm 5% theo kế hoạch NHTMCPCTVN

- Phát hành thẻ ATM: 20000 thẻ tối thiểu tăng thêm 20 cơ quan, DN thực hiện chuyển lương qua tài khoản.

- Lợi nhuận:mục tiêu phấn đấu 300 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trong kinh doanh là 120 tỷ đồng.

- Số khách hàng mới tăng lên 30% ở tất cả các nghiệp vụ, dịch vụ. - Chi trả kiều hối: 15 triệu USD.

- Nghiệp vụ bảo lãnh: Tăng 3 lần cả về số dư và số món bảo lãnh so với năm 2011

- Tiếp tục nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, phấn đấu đạt được mức lương bình quân 8 triệu/người/tháng.

- Mục tiêu về bộ máy con người. + Yêu cầu về tổ chức bộ máy.

Từ năm 2012 - 2013 mở thêm một số chi nhánh mới vào các khu công nghiệp như Nghi Sơn, Quảng Xương…

+ Yêu cầu về trình độ cán bộ.

Từ năm 2012-2013 yêu cầu về chất lượng cán bộ được nâng lên theo định hướng:

10% trên đại học.

Không có cán bộ có trình độ dưới đại học.

10% có hai bằng đại học trở lên chủ yếu của bằng hai là chính trị, luật, ngoại ngữ.

Đối với cán bộ hiện tại phải tự học để cập nhật kiến thức, đáp ứng yêu cầu hiện tại về trình độ cán bộ, các trường hợp không tự vươn lên sẽ mất vị trí qua hình thức nghiệp vụ hàng năm.

- Quy mô về nguồn vốn và đầu tư tính dụng.

+ Giai đoạn 2009-2011 tốc độ phát triển 30%-35%/năm. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn có thể điều chỉnh ± 5% cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và chỉ đạo của ngân hàng công thương Việt Nam, nhưng phải đảm bảo yêu cầu dữ vững thị phần đã hình thành từ năm 2000 là nguồn vốn 30%, tín dụng 20% (so với thị phần ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh). Cụ thể như sau: Bảng 2.5. Quy mô về nguồn vốn và đầu tư tín dụng năm 2012 - 2016

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn vốn Đầu tư tín dụng Đầu tư

khác Năm Số dư BQ Thị phần (%) Số dư Thị phần (%) Số dư 2012 1450 30 1300 20 40 2013 1600 30 1450 20 50 2014 1800 30 1600 20 70 2015 2000 30 1800 2 120 2016 2300 30 2000 20 200

Nguồn: chiến lược phát triển NHCT SầmSơn giaiđoạn 2012- 2016

Mục tiêu về sản phẩm dịch vụ và kinh doanh quốc tế phấn đấu trở thành chi nhánh ngân hàng thương mại có dịch vụ tốt nhất tại khu vực và mức lợi nhuận cho tới 2011 là trên 20% so với tổng thu nhập.

Với kinh nghiệm và uy tín đã được khẳng định trên lĩnh vực kinh doanh quốc tế ngân hàng sẽ quyết tâm giữ vững tỉ lệ nguồn vốn và cho vay ngoại tệ so với tổng nguồn vốn và đầu tư ngày càng tăng của toàn chi nhánh, nghĩa là tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 14% - 15% thời kì 2009 – 2011 và nâng lợi nhuận của lĩnh vực này chiếm 20% trên tổng lợi nhuận của lĩnh vực này chiếm 20% trên tổng lợi nhuận của chi nhánh.

2.4.2. Định hướng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay 2.4.2.1. Xác định, đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay

Thường xuyên phân tích, đánh giá, chọn lọc, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược, có khả năng và năng lực tài

chính mạnh, sản xuất kinh doanh hiệu quả cao, có tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng, thanh toán để xác lập và duy trì quan hệ tín dụng. Ngược lại, những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ lớn, không trả được nợ vay gốc và lãi, đó là những khách hàng gây tổn thất, rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng thì bằng mọi biện pháp kiên quyết, nhanh chóng rút dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.

Chấp hành nghiêm túc cơ chế, quy trình nâng cao chất lượng thẩm định, cấp tín dụng, thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc và điều kiện tín dụng. Đánh giá lại và điều chỉnh dư nợ tương ứng với vốn tự có, năng lực sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm của các đơn vị cổ phần hóa hoặc đang thực hiện chủ trương cổ phần hóa. Hạn chế cho vay nhiều vào một khách hàng. Tăng cường kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay sử dụng mục đích, có đối tượng vật tư hàng hóa tương xứng, bán hàng thuộc vốn vay phải trả nợ ngân hàng đầy đủ, chủ động thu nợ (gốc, lãi) theo từng kỳ hạn đúng khế ước hợp đồng vay vốn, không để phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn mới.

Nâng cao năng lực quản lý điều hành cán bộ lãnh đạo, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, phát huy tính tự giác học tập của cán bộ tín dụng, thường xuyên mở các buổi thảo luận về nghiệp vụ tín dụng, các vấn đề không thống nhất trước khi thực hiện, ngoài ra cán bộ tín dụng phải nắm chắc thể lệ, chế độ tín dụng của ngành, các quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động tín dụng, tư vấn cho khách hàng kiến thức pháp luật, kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng từ đó khách hàng hiểu và tự giác thực hiện theo quy định tín dụng hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm tốt công tác phân loại nợ theo quyết định 18 của NHNN và hướng dẫn 296 của NHCT Việt Nam, đảm bảo phản ánh trung thực và minh bạch chất lượng tín dụng, từ đó xác định rõ bản chất cửa từng nhóm nợ, từng đỗi tượng khách hàng để đưa ra cácphương án xử lý thích hợp.

2.4.2.2. Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay

Trong định hướng đề cập đến việc nâng cao chất lượng nguồn cán bộ, đáp ứng yêu cầu công việc trong đó có cán bộ quản trị RRTD. Việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thực hiện theo chức năng teo quy định, quy trình liên quan đến quản trị RRTD theo quy định về chức năng, nhiệm vụ các phòng ban và các văn bản liên quan đến phòng ngừa và hạn chế RRTD của NHCT Việt Nam.

2.4.2.3. Giám sát việc thực hiện hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay

Việc giám sát rủi ro trong hoạt động cho vay được định hướng thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua nhiệm vụ của trưởng các bộ phận khách hàng, bộ phận quản trị RRTD, nợ có vấn đề và ban lãnh đạo NHCT Sầm Sơn.

Tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Thực hiện Quyết định 36 của NHNN, các phòng ban chuyên môn phải phối hợp với hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, từng phòng, ban chịu trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động nghiệp vụ, phát hiện kịp thời, chỉ đạo kiên quyết khắc phục các sai sót, tồn tại, vi phạm. Triển khai hoàn thiện đưa vào hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ.

Thường xuyên rà soát quy trình, quy chế, đảm bảo cho mỗi nghiệp vụ phải được kiểm soát chặt chẽ, đúng pháp luật. Phát triển nghiệp vụ mới phải đi đôi với khả năng kiểm soát được rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị điều hành kiểm soát được việc áp dụng công nghệ hiện đại. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để phòng chống tội phạm và rủi ro. Yêu cầu tất cả các cán bộ viên chức nâng cao ý thức trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ kuật, phát huy hiệu quả các chốt kiểm tra, kiểm soát, tổ hậu kiểm kế toán, tín dụng nhằm phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sai sót được phát hiện. Thực hiện tốt quy định về rủi ro tác nghiệp theo quy định, chấp hành thực hiện nghiêm túc các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động của Vietinbank Sầm Sơn.

2.4.2.5. Xử lý tổn thất rủi ro trong hoạt động cho vay

Tập trung xử lý thu hồi nợ tốn thất theo dõi ngoại bảng xử lý có hiệu quả nợ quá hạn mới phát sinh, nợ không có khả năng sinh lời.

Rà soát lại các khoản nợ tồn đọng còn theo dõi ngoại bảng, phân tích tình hình khách hàng, khả năng trả nợ, ý thức trả nợ của khách hàng, đưa ra những phương án thu hồi nợ tối ưu. Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành chức năng, chính quyền địa phương để thu hồi, có cơ chế khen thưởng cho những cơ quan, cá nhân hỗ trợ có hiệu quả thu hồi các khoản nợ trên.

Giao kế hoạch và giao chỉ tiêu thu nợ cho từng đơn vị, cá nhân và xác định đó là chỉ tiêu quan trọng trong bình xét thi đua và bình xét lương kinh doanh.

Đối với những khoản nợ phát sinh nợ quá hạn kiên quyết đôn đốc thu hồi và xử lý dứt điểm, tích cực bằng nhiều biện pháp để thu hồi các khoản nợ đã gia hạn, nâng cao chất lượng tài sản và tỷ lệ tài sản có sinh lời.

Như vậy, định hướng hạn chế RRTD của NHCT Sầm Sơn cũng đã đề cập đến những chỉ tiêu cụ thể như: Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm: tối đa 5% (năm 2011 là 4,8%), Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước: tối đa 2% (2010 là 0,4%), Nợ nhóm 2: Tối đa 1%, Nợ xấu (nhóm 3-5): tối đa 0,3%, Thu hồi nợ đã XLRR: theo kế hoạch NHCT VN giao, Thu nợ Chính phủ đã cấp nguồn Theo kế hoạch NHCT VN giao. Tăng cường các biện pháp trong quản lý RRTD, quản lý công nghệ thông tin, kiểm tra, kiểm soát nội bộ để thực hiện có hiệu quả nhằm phòng ngừa,hạn chế RRTD.

2.5. Một số biện pháp NHCT Sầm Sơn đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho vay ro cho vay

Hiện nay hoạt động cho vay của ngân hàng NHCT Sầm Sơn đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy kinh tế Sầm Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Song trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngân hàng không tránh khỏi những rủi ro làm suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Những rủi ro đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như:thiên tai, dịch bệnh, cơ chế chính sách thay đổi, chu kì kinh tế biến động hay bên đi vay thua lỗ, vi phạm pháp luật…gây nên tình trạng nợ quá hạn và những tổn thất cho cả ngân hàng cho vay và khách hàng vay. Do đó việc quan tâm và tìm ra biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế nguyên nhân gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng cho vay. Vietinbank Sầm Sơn đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế như sau:

2.5.1. Xây dựng một chính sách cho vay phù hợp

Trong tình hình hiện nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHCT Sầm Sơn hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động cho vay. Do đó muốn ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải xây dựng một chính sách cho vay linh hoạt, hợp lý. Có nghĩa là: chính sách, mục tiêu ngân hàng đưa ra phải đảm bảo hoạt động kinh doanh sát với thực tế, phù hợp với yếu tố tăng trưởng kinh tế của ngành hay lĩnh vực đầu tư, phải tính đến những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, dự báo chính xác các hiện tượng kinh tế, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, đất nước trong thời gian tới…

2.5.2. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro cho vay

Cho vay dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:

* Tiền vay phải được hoàn trả đúng thời hạn cả lãi lẫn vốn gốc.

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn của ngân hàng cho vay là nguồn vốn huy động của khách hàng. Đó là một bộ phận tài sản của các chủ sử hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng cũng có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng khi họ yêu cầu. Nếu các khoản vay không được hoàn trả đúng hạn, thì nhất định sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.

* Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.

Cho vay cung ứng vốn cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cần phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Đối với các đơn vị kinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các đơn vị, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.

Cho vay đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng. Hiệu quả của nó trước hết là đẩy nhanh nhịp độ phát triển cảu nền kinh tế hàng hóa, tạo nhiều khối lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tạo ra nhiều tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Để thực hiện nguyên tắc này thì

ngân hàng cho vay yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã ghi trong đơn xin vay, bởi vì mục đích đó đã được ngân hàng thẩm định nếu pát hiện khách hàng vi phạm nguyên tắc này, ngân hàng công thương Thanh Hóa được quyền thu hồi nợ trước hạn nếu khách hàng không có đủ tiền trả nợ thì chuyển thành nợ quá hạn.

* Vay vốn phải có tài sản tương đương làm đảm bảo.

Đảm bảo tín dụng được coi là tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhưng phải thấy rằng đây không phải tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác đây không phải nguyên tắc. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp, vì thế mọi dự đoán rủi ro của môi trường đều mang tính tương đối. Trong môi trường kinh doanh như vậy, đảm bảo tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh.

* Các hình thức bảo đảm tiền vay:

+ Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản

Trong trường hợp này ngân hàng vẫn quyết định cho vay nhưng cần lưu ý: Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp nêu trên.

+ Trường hợp vay vốn có đảm bảo bằng tài sản

Nếu tiền vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng cần có những biện pháp như sau:

Xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng.

Kiểm tra giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó.

Nếu tiền vay được đảm bảo bằng tài sản của khách hàng hoặc bên thứ ba, ngân hàng cần chú ý một số điểm:

Kiểm tra tính hợp pháp của tài sản đảm bảo

Định giá tài sản hợp lý để đảm bảo an toàn cho món vay.

Thu thập thông tin về tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng giả mạo

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn (Trang 34)