II .Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
c) Nhà máy đường Hiệp Hòa (Long An)
Nước thải có màu nâu sậm, mùi lên men đường hôi, chua, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng nếu thải trực tiếp ra sông hồ. Thành phần khoáng vô cơ và hữu cơ đều cao, độ pH acid. Nước thải chứa thành phần mật và rỉ đường lớn có thể nghiên cứu ứng dụng làm phân bón ruộng, và pha loãng nuôi vi tảo.
5.Việt Nam
Nhờ tổng lượng nước ngọt bề mặt phong phú (881,97 tỉ m3, bình quân 11.760
m3/người) và tốc độ đô thị hóa chưa cao nên mức độ ô nhiễm nguồn nước trung bình hàng năm vẫn còn thấp, dưới mức cho phép. Nếu xét cụ thể ở từng nơi, tình trạng lại có thể ở mức báo động.
Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, rác sinh hoạt, rác công nghiệp thải trực tiếp vào các dòng chảy làm nguồn nước ở các thành phố lớn, trung tâm đều bị nhiễm bẩn. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1994:
Các chỉ số BOD, SS, pH ở các nguồn tiếp nhận nước thải đều > 5-10 lần tiêu chuẩn, những nguồn ô nhiễm nặng có chỉ số > 20 lần.
Các nguồn tiếp nhận nước thải còn chứa kim loại nặng như arsen, kẽm, crôm, thủy ngân, chì … là những nguyên tố rất độc hại chỉ với hàm lượng thấp (ví dụ trong kiểm nghiệm các chất để bào chế thuốc, Arsen ≤ 2 ppm, cyanur không có, chì ≤ 10 ppm).
Vùng nông thôn, một số kênh rạch bị ô nhiễm do không được nạo vét; đông dân cư; ý thức vệ sinh môi trường của người dân chưa cao hoặc nước thải thải trực tiếp ra kênh rạch (Thị trấn Mỹ Phước, Bình Phước-Trục lộ Cầu đò (KP1-TT Mỹ phước) do quy trình giết mổ heo thủ công).
Ô nhiễm môi trường nước nông thôn và môi trường nước biển nhìn chung còn ở mức thấp, nhưng hiện nay đã bắt đầu tăng lên, nhất là các nơi gần khu công nghiệp, bến cảng, cửa sông, bãi tắm.