1.Xử lý môi trường bị ô nhiễm
Xử lý các chất gây ô nhiễm gây từ nguồn phát sinh. Tập trung:
Chống ô nhiễm không khí bởi bụi, các khí thải của động cơ đốt trong, các hợp chất CFC, lưu huỳnh, oxid nitơ.
Chống ô nhiễm các nguồn nước bởi các chất thải sinh hoạt, kim loại nặng, phosphat, nitrat, cianur, thuốc trừ sâu, trừ cỏ …
Xử lý nước thải sinh hoạt
Nếu lượng nước ít và không chứa các thành phần độc hại thì dùng các quá trình tự nhiên như sa lắng, oxi hóa sinh học…
Nếu lượng nước thải nhiều và có chứa các thành phần độc hại thì phải qua các giai đoạn như xử lý sơ bộ để loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước tương đối lớn và giai đoạn loại bỏ các tạp chất hữu cơ bằng cách dùng quá trình oxi hóa sinh hóa. Sau giai đoạn này có thể thải nước thải vào môi trường.
2.Biện pháp phòng ngừa
Đây là biện pháp tốt nhất vì "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Tăng cường quản lý chất thải, không cho chất thải lan truyền ra các quyển đặc biệt là chất thải ngành công nghiệp và xử lí nhiên liệu hạt nhân.
Thay thế các chất gây ô nhiễm bằng các chất không gây hay ít gây ô nhiễm. Tuy nhiên, con người cũng hết sức thận trọng vì một số trường hợp, chưa dự đoán được tác động của chất thay thế.
CFC và halon: dùng để thay thế các dẫn xuất Clo, Flo của CH4, C2H6 ; các halon dùng để thay thế các dẫn xuất Clo, Flo và brom của các ankan.
CFC’s và halon được dùng nhiều trong chữa cháy, dung môi cho các loại sơn phun, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu hại thực vật, thay thế NH3 và SO2 trong các máy làm lạnh.
1970, người ta mới phát hiện ra CFC’s và halon là một trong các thủ phạm chính gây suy thoái lớp ozone.
1985, các nước đã ký công ước Vienna và 1987 ký Nghị định thư Montreal quy định việc cắt giảm và tiến tới xóa bỏ việc sử dụng các hợp chất CFC và halon. Công ước cũng khuyến khích việc nghiên cứu tìm các chất thay thế.
1994, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.
Thay thuốc trừ sâu, trừ cỏ như DDT, 666… bằng các chế phẩm sinh học. Sử dụng xăng không pha chì.
Dùng dầu thực vật thay một phần các sản phẩm dầu mỏ trong nhiên liệu của các động cơ đốt trong.
Tìm kiếm các công nghệ không có chất thải - sản xuất sạch.
Câu hỏi gợi ý
1. Tài nguyên là gì? Đặc điểm của hiện trạng tài nguyên (rừng và sinh học, đất, nước, biển và ven bờ, khoáng sản và năng lượng).
2. Ô nhiễm là gì? Đặc điểm của hiện trạng ô nhiễm (đất, nước, không khí). 3. Làm sao để khai thác hợp lý tài nguyên, phòng chống ô nhiễm (đất, nước, không khí, biển)?
4. Nêu một số dấu hiệu cho thấy không khí bị ô nhiễm ở một số nơi của Việt Nam và nêu nguyên nhân.
5. So sánh chất lượng không khí giữa thành thị và nông thôn.
6. Thế nào là mưa acid? Nguyên nhân xuất hiện và tác hại của mưa acid đối với hệ sinh thái tự nhiên?
Chương 07
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHƯƠNG TRÌNHHÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Qua khảo sát ở các chương, chúng ta thấy rằng ô nhiễm môi trường đúng là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa gắn liền với việc sử dụng năng lượng, hóa chất trong sản xuất, liên quan đến đô thị hóa, bùng nổ dân số và suy giảm chất lượng cuộc sống. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường vấn đề không còn bó hẹp trong một lãnh thổ, một quốc gia mà mang tính toàn cầu.
Vì vậy, để hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống, bảo đảm phát triển bền vững thì bên cạnh những chiến lược chính sách quốc gia còn có chiến lược toàn cầu. Không thể kể hết những tổ chức quốc tế, liên chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Không thể kể hết những hội nghị, hội thảo, những hiệp ước, những khuyến nghị về bảo vệ môi trường. Mặc dù vẫn còn những quan điểm khác nhau về nhiều lĩnh vực, trên thế giới cũng như trong nước ta, phương hướng và chương trình hành động bảo vệ môi trường cũng đã có những nhận định tổng quát.
I. KHÁI NIỆM
Bảo vệ môi trường thực chất là bảo vệ độ tinh khiết của không khí, đất, nước, thực phẩm... nhằm đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con người như một thực thể sinh học. Bảo vệ môi trường là chống lại tất cả những gì tác hại đến trạng thái thể chất và tinh thần của con người, trả lại sự cân bằng vốn có của môi trường hoặc có thể xem bảo vệ môi trường là giảm đến mức thấp nhất sự gây ô nhiễm môi trường và xử lý môi trường bị ô nhiễm. Một trong những xu hướng của bảo vệ môi trường hiện nay chính là phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau (Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (World Committee of Environment and Development WCED), 1987). Các mục tiêu phát triển bền vững thường nhằm đạt được những chỉ tiêu phát triển kinh tế trong các điều kiện như sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và phục hồi môi trường tự nhiên: như cải tạo đất, trồng rừng, gìn giữ và phát triển các giống loài quý hiếm, làm sạch môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái, thực hiện tốt chính sách dân số.