Xu hướng trong gia tăng tuổi thọ

Một phần của tài liệu Tài liệu MoiTruongVaConNguoi pptx (Trang 182 - 183)

II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜ

2.Xu hướng trong gia tăng tuổi thọ

Tăng tuổi thọ là một chỉ tiêu quan trọng trong phát triển xã hội ở cá nước phát triển và đang phát triển.

Theo WHO, năm 1980 và 1993, tuổi thọ trung bình đã gia tăng từ 61 lên 65 tuổi. Ở các nước phát triển tuổi thọ ước lượng khoảng 71,2 đối với nam và 78,6 đối với nữ.

Ở những nước kém phát triển là 51,5 và 53,6. Khoảng cách tuổi thọ giữa nước kém phát triển nhất (43 tuổi) và nước phát triển nhất (78 tuổi) là khoảng 35 năm và khoảng cách này có thể cao hơn vào năm 2000.

Trong những năm gần đây, xu hướng tuổi thọ đã bị phá vỡ ở nhiều nước. Ví dụ rõ ràng nhất ở Nga (Russia): Một trong những thay đổi đột ngột về tuổi thọ xảy ra ở Nga đó là từ 65,1 tuổi ở năm 1987 (đã có kết hợp chính sách chống uống rượu), năm 1992 tuổi thọ ở nam giới chỉ còn 62 và tiếp tục giảm còn 59 năm 1993 và năm 1994 là 57,3. Tuổi thọ của phụ nữ cũng giảm tương tự 74,6 năm 1986-87, chỉ còn 71,1 năm 1994. Khoảng cách tuổi thọ giữa người nữ và người nam khoảng 10 ở năm 1989 đã tăng lên 14 ở năm 1994.

Hình 3. Xu hướng tuổi thọ ở Nga, 1961-94

Xu hướng tử suất thô cũng cho thấy bi kịch tương tự, tăng từ 10,7‰ năm 1989 lên 15,6‰ năm 1994. Một phần ba là do sự gia tăng dân số và tuổi thọ của người Nga, phần còn lại là vì những lý do khác.

Các thống kê cho thấy tử suất gia tăng phần lớn là do tử suất của nam tăng chủ yếu là những người đang độ tuổi lao động. Nguyên nhân chính là bệnh tim và hệ tuần hoàn máu và các nguyên nhân bên ngoài như nhiễm độc cồn, tự tử, bị ám sát. Giữa năm 1992-1993, số người chết vì bệnh tim và các bệnh tuần hoàn tăng 17% (từ 646 người lên 760 / 100.000 ngườI chết), sáu tháng đầu năm 1994, số người chết tăng lên 863 người / 100.000 người chết.

Tương tự, chết do nguyên nhân bên ngoài cũng tăng một cách rõ rệt, tăng 30% trong 1992-93 ở những nơi lạnh, hoang vắng và nền kinh tế nghèo nàn, rượu gần như là nguyên nhân chính. Hút thuốc lá chiếm 40% nguyên nhân làm chết người độ tuổi trung niên vào những năm 1980.

Ngoài ra, tử suất tăng còn do các nguyên nhân như điều kiện sống quá khó khăn. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Nga kém, đó cũng là nguyên nhân làm tử suất tăng từ 17,6‰ (so với số trẻ sinh ra còn sống) năm 1990 lên 20,05 vào năm 1993 (tăng gần 14%).

Ở Trung Phi, tác động của AIDS đã làm tuổi thọ giảm một cách nghiêm trọng ở nhiều quốc gia như Benin, Burkina Faso, Burundi, the Central African Republic, Congo, Cote d'Ivoire, Kenya, Malawi, Mozambique, Rwanda, Tanzania, Uganda, Zaire, Zambia, and Zimbabwe. Theo dự đoán của Liên hiệp quốc, tuổi thọ các nước bị nạn dịch AIDS chỉ khoảng 49,6 vào năm 2000-2005. Nếu không có AIDS tuổi thọ là 57,1 hoặc có thể 64,1.

Một phần của tài liệu Tài liệu MoiTruongVaConNguoi pptx (Trang 182 - 183)