KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1990-

Một phần của tài liệu Tài liệu MoiTruongVaConNguoi pptx (Trang 172 - 175)

1997

Năm 1991, thông qua Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai doạn 1991-2000, Việt Nam chấp nhận đường lối chiến lược phát triển bền vững, mọi chính sách phát triển kinh tế-xã hội đều đã được xem xét gắn liền với bảo vệ môi trường.

27/12/1993, tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa IX, Luật bảo vệ môi trường đã được thông qua. Đây là bộ luật quan trọng đầu tiên quy định rõ trách nhiệm cho các cấp chính quyền, cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang

Trên cơ sở đó, trong quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đã tạo ra những cải thiện đáng kể về môi trường.

1. Thay đổi chiến lược sử dụng đất đai

Nhờ có chính sách giao đất, giao rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc nên từ 1991 đến 1999, nước ta đạt những kết quả khả quan:

Diện tích rừng đã tăng hơn 1,5 triệu ha (tăng khoảng 200 ngàn ha/năm). Diện tích cây lâu năm tăng 70% và cây ăn quả tăng 37%.

Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu hộ gia đình nông dân. Giảm diện tích đất trồng đồi trọc (từ 15 triệu ha năm 1991 còn hơn 12 triệu ha năm 1996).

Để đạt mục tiêu đưa tỉ lệ che phủ rừng của Việt Nam đạt 43% (tỉ lệ của năm 1943), Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Điều này đã khẳng định rõ nỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp cận phát triển bền vững. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như:

Quỹ đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và đang có xu hướng ngày càng giảm do đất đai được chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác nhau.

Hàng năm vẫn còn xảy ra tình trạng mất rừng tự nhiên do nhiều nguyên nhân như khai thác lâm sản bừa bãi, du canh du cư, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, cháy rừng …

2. Những cải thiện về cung cấp nước sạch

Tính đến năm 1997 đã có 42% dân số cả nước được sử dụng nước sạch, trong đó dân số thành thị 60% (riêng nước máy đạt 47%).

Việc sử dụng nước sạch tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã; các thị trấn và vùng nông thôn nước sạch chưa được cải thiện nhiều. Hiện mới có 37% dân số nông thôn sử dụng nước sạch, phần lớn sử dụng nước giếng khơi, hồ ao, sông suối .v.v… không qua xử lý.

Những năm qua, vấn đề cung cấp nước sạch đã được các cấp ngành quan tâm. Từ năm 1982 đến 1997, Nhà nước đã đầu tư khoảng 60% tổng số vốn đầu tư cho nước sạch nông thôn, số còn lại là huy động đóng góp của nhân dân.

3. Đô thị hóa làm tăng nguồn phát thải và chất thải

Trong 61 tỉnh, thành phố có 571 đô thị, chia làm 5 loại bao gồm 19 thành phố, 34 đô thị loại 4 và 518 đô thị loại 5. Dân số thành thị đang có xu hướng tăng, từ 19,24% (1992) lên 20,8% (1997).

Nhà ở (phía Bắc 4 m2/người, phía Nam 5 m2/người). Phân bố dân không đồng đều.

Vệ sinh môi trường: rác thải (thu gom và xử lý). Ước tính khối lượng rác đô thị phát sinh của cả nước có khoảng 190.000 tấn mỗi ngày, nhưng khả năng thu gom mới chỉ đạt 50% khối lượng, có nơi còn ít hơn, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, vệ sinh đô thị, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và sức khỏe của cộng đồng.

Nhu cầu phát triển vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân trong những năm qua tăng nhanh, lượng xe ô tô, tải, gắn máy tăng, làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm như CO, CO2, NOx, SO2, tiếng ồn, bụi v.v…

Nền công nghiệp: phần lớn thiết bị và công nghệ sản xuất lạc hậu, không có thiết bị xử lý chất thải nên hiệu quả sử dụng nhiên, nguyên vật liệu thường rất thấp, hệ số chất thải tính trên sản phẩm thường rất lớn.

Những năm gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững trong chính sách đầu tư các công trình, Nhà nước đã chú trọng nghiêm ngặt đến yêu cầu bảo vệ môi trường, đồng thời thường xuyên yêu cầu các cơ sở sản xuất phải tiến hành đánh giá tác động môi trường để có kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhờ đó chất lượng môi trường bước đầu đã được cải thiện.

4. Điều kiện môi trường nông thôn

Rác thải và chất thải của các làng nghề.

Sự lạm dụng nông dược của nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Một số hoạt động kinh tế không bình thường: săn bắt các loại rắn mèo để chế biến thức ăn đặc sản hoặc xuất khẩu, đang gây mất cân bằng sinh thái.

Dịch chuột gây hại cho sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng tăng lên.

5. Diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của hiện tượng ELNINO ELNINO

Lượng mưa đang có xu hướng giảm so với mức trung bình.

Mực nước sông thấp làm nước mặn xâm nhập vào các tỉnh ven biển. Hạn hán ở nhiều tỉnh thuộc các vùng duyên hải Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ.

Lũ quét.

Đến nay, nước ta đã có 105 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.297.571 ha, trong đó có 10 vườn quốc gia.

Chính phủ đã ban hành danh mục động vật và thực vật rừng quý hiếm cấm khai thác,

Một phần của tài liệu Tài liệu MoiTruongVaConNguoi pptx (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w