III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3. Kiến nghị với chính phủ
* Tạo môi trường cùng các điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thương mại
-Nhà nước cần tạo lập mơi trường pháp lý, khuyến khích cạnh tranh trong hoạt động một cách bình đẳng.
-Tạo mơi trường đầu tư thơng thống nhằm khuyến khích đầu tư cho
kinh doanh phát triển kinh tế như có chính sách trợ giá cho một số ngành Ngân hàng thương mại mục tiêu, phát triển thị trường thị trường vốn để huy
động vốn của các thành phần kinh tế dân cư... Tham gia vào đầu tư.
-Xác định cơ chế hoạt động Ngân hàng, củng cố và phát triển hiệp hội
thị trường quốc tế. Tạo điều kiện cho các Ngân hàng học hỏi kinh nghiệm,
giúp đỡ khắc phục hỗ chợ lẫn nhau hồ nhập vào với mơi trường kinh doanh thế giới.
* Chính phủ cần khuyến khích và tạo những thuận lợi cho phát triển cho vay tiêu dùng.
Nhà nước cần hỗ trợ các ngân hàng trong việc phổ cập kiến thức, thông tin về cho vay tiêu dùng; chẳng hạn như chỉ thị cho các cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí của Nhà nước tổ chức giới thiệu, quảng bá về tín dụng tiêu dùng, tạo các ưu tiên về thuế quy định cho thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng, hay miễn trừ thuế giá trị gia tăng cho những người có yêu cầu các dịch vụ liên quan đến sự phát triển của cho vay tiêu dùng.
Nhà nước cần sớm chỉ thị cho cơ quan lập pháp và các ban ngành liên quan nghiên cứu về Luật tín dụng tiêu dùng, chuẩn bị cho việc soạn thảo và ban hành luật tín dụng tiêu dùng. Học hỏi, nghiên cứu luật tín dụng tiêu dùng của các nước khác là một việc hết sức cần thiết.
Nhà nước tiếp tục xúc tiến các chương trình phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, các chương trình hỗ trợ nông dân và các hộ nghèo vốn và kiến thức sản xuất kinh doanh, cải thiện mức thu nhập cho nhóm người thu nhập thấp ở Việt Nam, thu nhỏ hố ngăn cách giầu nghèo.
*Tăng cường quản lý kinh tế ngoài quốc doanh
Khu vực kinh tế ngoài quốc hoạt động chưa hiệu quả nên nhà nước cần
có cơ chế quản lý:
Tăng cường quản lý khu vực kinh tế quốc doanh tại địa phương. Tạo lập kỷ cương cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hạn chế rủi ro, làm ăn kém hiệu quả ở khu vực này. Tăng cường quản lý hơn nữa về việc tuân thủ
hạn chế các mặt tồn tại trong cơng tác hạch tốn kế tốn của doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Qua đó tạo điều kiện thẩm định cho công tác thẩm định được dễ dàng hơn, xác định được đúng nhu cầu cần vay của khách hàng.
*Xây dựng một môi trường pháp lý thống nhất, chặt chẽ
Điều luật ở Việt Nam còn chưa chặt chẽ, nhiều văn bản còn chồng chéo.
Quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, gây tình trạng kéo dài thời gian, nhiều trường hợp không giải quyết được rõ ràng. Chính phủ cần sửa đổi, bổ xung
cho phù hợp với thực tế.
-Hoạt động công chứng nên cải tiến để tránh lãng phí thời gian, chi phí.
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên em đã hiểu thêm nhiều điều về Ngân hàng, các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên tồn tại và phát triển cùng các chi nhánh khác. Do chịu tác động của nhiều nhân tố khác, như sự thay đổi của nền kinh tế, hệ thống pháp luật, thì vấn đề mở rộng hoạt động cho vay phải đề ra một cách
hợp lý, sao cho vừa đạt hiệu quả, an toàn. Đảm bảo cho Ngân hàng phát triển bền vững.
“Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay” là rất quan trọng với sự phát triển của Ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân
hàng cũng được tăng cường đạt được những kết quả cao, nhưng bên cạnh đó
Ngân hàng cịn gặp phải những khó khăn mà Ngân hàng phải khắc phục. Cần có sự giúp đỡ của cấp trên cùng với bản thân mình để ngày càng hồn thiện, phát huy vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng, từ đó phát huy chức năng
của một Ngân hàng .
Em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ và các bác, các cô chú cán bộ trong Ngân hàng đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này.