Phát triển năng lực tài chính của ngân hàng:

Một phần của tài liệu Đề tài Hoạt động bán lẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đà Nẵng (Trang 71 - 72)

Tăng cường năng lực tài chính được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank cũng như của chi nhánh và tạo điều kiện để thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ bởi vì năng lực tài chính của ngân hàng mạnh hơn sẽ cũng cố được lòng tin nơi khách hàng. Giải pháp để nâng cao năng lực tài chính đó là:

- Tập trung vào mục tiêu tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Việc tăng trưởng

nguồn vốn này đảm bảo cho Sacombank có nguồn lực phát triển chiều sâu về mạng lưới, công nghệ thông tin, quy mô các công ty con, đào tạo nguồn nhân lực…

- Tiếp nhận sự tham gia góp vốn, h trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược là

các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn trên thế giới; đồng thời Ngân hàng còn được các định chế tài chính uy tín trên thế giới như IFC, FMO, AD , Proparco… tín nhiệm ủy thác nguồn vốn thứ cấp để góp phần cung ứng nhu cầu về vốn của thị trường Việt Nam. Đây là nguồn vốn ổn định với giá thành phù hợp để tăng vốn tự có, nhưng không gây áp lực tăng cổ tức, không gây pha loãng giá cổ phiếu.

 Công tác xử lý nợ đọng, nợ khó đòi:

- Tiếp tục dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý dứt điểm các khoản nợ không

có khả năng thu hồi theo đúng lộ trình của Sacombank đề ra, coi đây là công tác trọng tâm, lâu dài. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn thu ngày càng cao không những có điều kiện đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần quan trọng trong việc xử lý nợ xấu tạo thế vững chắc cho chính ngân hàng.

- Tiến hành tận thu nợ xấu, tận thu lãi treo bằng các hình thức sau:

+ Đối với các khoản nợ của các doanh nghiệp thuộc diện khó đòi nhưng xét ra doanh nghiệp vẫn khả năng trả nợ, ngân hàng tiến hành thương thảo với các doanh nghiệp để có biện pháp trả nợ gốc với phần lãi suất ưu đãi, đối với nợ lãi cũ áp dụng khoanh nợ lãi.

Trang: -61-

+ Đối với các khoản nợ của các doanh nghiệp chay ì, dây dưa hoặc nợ có tranh chấp, ngân hàng nên đưa ra cơ quan chức năng tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ đọng.

+ Đối với các khoản nợ thật sự khó có khả năng thu hồi, đề nghị với ngân hàng cấp trên là Sacombank bán hẳn các khoản nợ này cho các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản để giảm thời gian quản lý nợ xấu và tài sản thế chấp đồng thời tập trung thời gian cho hoạt động kinh doanh.

 Công tác quản lý nợ:

- Để giảm bớt nợ xấu, ngân hàng cần kiểm soát và quản lý tốc độ tăng trưởng

tín dụng bằng cách rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ phân loại để nắm được thực trạng dư nợ tín dụng.

- Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng

mới, trong đó quan trọng là việc đánh giá và dự phòng rủi ro.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng phải thật sự tận tâm với ngành nghề

để mang lại sản phẩm tín dụng an toàn, hạn chế bớt rủi ro.

- Tăng cường xử lý đối với các khoản vay ngắn hạn thiếu tài sản đảm bảo,

tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nên chấm dứt cho vay đối với những doanh nghiệp có năng lực tài chính quá yếu.

Một phần của tài liệu Đề tài Hoạt động bán lẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đà Nẵng (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)