Việc góp phần gây ra thiệt hạ

Một phần của tài liệu Tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS( Người dịch: Lê Nết) pdf (Trang 115)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

2. Việc góp phần gây ra thiệt hạ

Việc góp phần gây nên thiệt hại của bên bị thiệt hại có thể dưới dạng hành vi của bên vi phạm hay bất tác vi, hoặc một sự kiện xảy ra mà bên bị thiệt hại phải chịu rủi ro. Sự góp phần gây ra thiệt hại thường được thực hiện dưới dạng hành vi (ví dụ trường hợp đưa địa chỉ sai cho người vận chuyển) hoặc bất tác vi (ví dụ như không thông báo trước cho bên thực hiện hợp đồng xây dựng về những khuyết tật của máy móc). Thường những hành vi hoặc bất tác vi này là do bên bị

thiệt hại không thực hiện một trong những nghĩa vụ mà bên này phải thực hiện theo hợp đồng; tuy nhiên chúng cũng bao gồm cả hành vi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay không thực hiện một hợp đồng khác. Những sự kiện bên ngoài mà bên bị thiệt hại phải chịu rủi ro có thể là, ví dụ như do hành vi hoặc bất tác vi của những người mà bên bị thiệt hại phải chịu trách nhiệm như nhân viên hoặc đại diện của mình.

Ví d

1. A – là một nhà đại lý bị ràng buộc vào điều khoản "độc quyền" trong hợp đồng với B (A không được mua hàng của ai khác ngoài B). Tuy nhiên A đã mua hàng của C, vì B yêu cầu phải thanh toán ngay mặc dù trong hợp đồng đại lý cho phép thanh toán trong vòng 90 ngày. B khiếu nại

đòi tiền phạt về việc vi phạm điều khoản "độc quyền". B chỉ có thể lấy được một phần số tiền thôi, vì B đã một phần có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng của A.

2. A – là một hành khách trên một du thuyền sang trọng, đã bị thương khi thang máy không dừng đúng tầng nhưđã được ấn định. B – chủ tàu, phải chịu trách nhiệm bồi thường về thương tật của A và có quyền đòi bồi thường thiệt hại lại từ phía C – là công ty kiểm tra độ an toàn của thang máy trước khi du thuyền khởi hành, do chứng minh được rằng tai nạn sẽ không xảy ra nếu như

tầng đó được chiếu sáng hơn. Vì đây là trách nhiệm của B, B sẽ không nhận được toàn bộ khoản bồi thường thiệt hại từ C, mà chỉ có thể yêu cầu C bồi thường thiệt hại đến mức độ lỗi của họ.

Một phần của tài liệu Tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS( Người dịch: Lê Nết) pdf (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)