Phương thức bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS( Người dịch: Lê Nết) pdf (Trang 54 - 55)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

2. Phương thức bồi thường thiệt hạ

Không giống việc bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng trong Chương VII, phần 4, bồi thường thiệt hại được trình bày trong Điều 3.18 chỉđơn giản là đặt các bên đúng vào vị trí mà họđã có trước khi giao kết hợp đồng.

Ví d

A bán phần mềm vi tính cho B, và không thể không biết đến sự nhầm lẫn của B về khả năng tương thích của phần mềm mà B định sử dụng. Bất kể B có yêu cầu vô hiệu hợp đồng hay không, A phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trả những chi phí phát sinh, mà B đã trả cho việc huấn luyện nhân viên sử dụng phần mềm này, nhưng A sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của B, do hậu quả của việc không thể sử dụng phần mềm cho mục tiêu mà B đề ra.

Điều 3.19

(Tính chất bắt buộc của những điều khoản)

Các điều trong chương này mang tính bắt buộc, trừ trường hợp chỉ liên quan đến tính ràng buộc của sự thoả thuận giữa hai bên, việc không thể thực hiện được từđầu của hợp đồng hoặc hợp đồng được giao kết khi nhầm lẫn18

BÌNH LUẬN

Điều 3.19 quy định rằng những điều khoản trong chương này liên quan đến lừa dối, đe doạ

và được lợi lớn đều có tính chất bắt buộc đối với các bên trong hợp đồng. Việc các bên loại trừ

hoặc sửa đổi những điều khoản này khi giao kết hợp đồng là trái với nguyên tắc thiện chí và trung thực. Tuy nhiên, không có gì ngăn cản các bên từ bỏ quyền vô hiệu hợp đồng khi biết được sự thật và tựđịnh đoạt xem liệu có nên vô hiệu hợp đồng hay không.

Mặt khác, những điều khoản của chương này liên quan đến tính ràng buộc của một hợp

đồng, hoặc việc hợp đồng không thể thực hiện được, hoặc việc hợp đồng được giao kết khi nhầm lẫn thì không có tính bắt buộc. Do vậy, các bên có thể quy định lại nếu luật áp dụng trong nước cho phép, ví dụ như thêm các yêu cầu về nguyên nhân hoặc mục đích của hợp đồng để một hợp đồng có hiệu lực, họ cũng có thể thoả thuận hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi hợp đồng không thể thực hiện

được ngay từ đầu, hoặc quy định rằng sự nhầm lẫn của một trong hai bên sẽ không được coi là nguyên nhân làm vô hiệu hợp đồng.

Điều 3.20

(Tuyên bố của một bên đối với bên kia)

Các Điều trong chương này cũng áp dụng tương tự cho các sửa đổi thích hợp về bất kỳ thông tin nào, được một bên thông báo có chủđích cho bên kia.

BÌNH LUẬN

Điều này quan tâm đến việc các bên ngoài việc giao kết hợp đồng, dù trước hoặc sau khi giao kết hợp đồng, có thể trao đổi một số thông tin về ý định mà các thông tin này có thể bị ảnh hưởng do việc vô hiệu hợp đồng.

Trong lĩnh vực thương mại, một ví dụ quan trọng nhất về việc trao đổi thông tin một chiều là việc cho đối tác biết một số thông tin vềđầu tư, công việc, khả năng giao nhận hàng hoá và cung cấp dịch vụ của mình trong giai đoạn chuẩn bị giao kết hợp đồng. Thông tin về ý định được đưa ra sau khi giao kết hợp đồng có thểđược trình bày dưới nhiều dạng, chẳng hạn như thông báo, tuyên bố, yêu cầu hoặc yêu cầu. Cụ thể là việc từ bỏ quyền yêu cầu hoặc các tuyên bố, theo đó một bên phải tự chịu trách nhiệm, có thể bịảnh hưởng do sai lầm trong việc chấp nhận (do bị lừa dối, đe doạ, nhầm lẫn v.v.).

Điều này quan tâm đến việc các bên ngoài việc giao kết hợp đồng, dù trước hoặc sau khi giao kết hợp đồng, có thể trao đổi một số thông tin về ý định mà các thông tin này có thể bị ảnh hưởng do việc vô hiệu hợp đồng.

Trong lĩnh vực thương mại, một ví dụ quan trọng nhất về việc trao đổi thông tin một chiều là việc cho đối tác biết một số thông tin về vốn đầu tư, công việc, khả năng giao nhận hàng hoá và cung cấp dịch vụ của mình trong giai đoạn chuẩn bị giao kết hợp đồng. Thông tin về ý định được

đưa ra sau khi giao kết hợp đồng có thểđược trình bày dưới nhiều dạng, chẳng hạn như thông báo, tuyên bố, yêu cầu hoặc yêu cầu. Cụ thể là việc từ bỏ quyền yêu cầu hoặc các tuyên bố, theo đó một bên phải tự chịu trách niệm, có thể bịảnh hưởng do sai lầm trong việc chấp nhận (do bị lừa dối, đe doạ, nhầm lẫn v.v.).

CHƯƠNG IV: GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG

Điều 4.1

(Ý chí của các bên trong hợp đồng)

1. Một hợp đồng phải được giải thích dựa trên ý chí chung của các bên trong hợp đồng đó.

2. Nếu ý chí chung của các bên trong hợp đồng không thểđược xác định, hợp đồng sẽđược giải thích dựa trên ý nghĩa, mà một người bình thường trong cùng hoàn cảnh và

Một phần của tài liệu Tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS( Người dịch: Lê Nết) pdf (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)