Cù Lao Chàm:

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề Con đường di sản thế giới nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam và Đà Nẵng (Trang 52 - 58)

1996 2000 2003 Cslt Phòng Cslt Phòng

2.3.7.Cù Lao Chàm:

Cù Lao Chàm là quần đảo nằm ngoài khơi đô thị cổ Hội An, với một chuỗi đảo nằm nhấp nhô như đầu rùa bơi trong nước. Trong đó, đảo lớn nhất là Cù Lao Chàm ( có tên là đảo Chàm, hòn Cù Lao, hòn Lao… ) . Hiện nay, Cù Lao Chàm là khu du lịch tự nhiên có diện tích 1.535ha, trên đảo có 3 ngọn núi đá: Ngọc Long, Tiên Bút và Bất Lao. Theo truyền thuyết nơi đây là nơi hành quyết các tử tù của Vương quốc Chăm-Pa. Ngày nay đảo là nơi cư ngụ của những người chài lưới. Cù Lao Chàm có thảm thực vật xanh tốt, khí hậu mát mẻ, với nhiều bãi tắm cát trắng và sạch như bãi Chuông, bãi Thương ở bờ Tây của đảo. Ở đây rừng không lớn nhưng có độ che phủ, sạch và thoáng, động vật không nhiều lắm nhưng có giá trị đáng kể như khỉ vàng, sóc chân vàng. Đảo với nguồn đặc sản có giá trị cao đó là loài chim yến. Chim yến làm tổ trên các hang động như hang Chà Cà, hang Cá, hang Tai, hang Phô. Số lượng san hô, tôm hùm cũng như ốc cảnh ở vùng ven đảo khá phong phú và hấp dẫn với du khách.

PHẦN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC KHAI THÁC & PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG: GIỚI" TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG:

“Con đường di sản thế giới” miền Trung nối các điểm du lịch từ Nghệ An đến Ninh Thuận và Lâm Đồng với nhiều loại hình du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng rừng, biển, tham quan các làng nghề truyền thống… lấy cụm 3 di sản văn hóa thế giới Huế - Mỹ Sơn - Hội An làm tâm điểm sẽ bắt đầu vào tháng 1/2004, bao gồm các sự kiện văn hoá – du lịch là: Đêm hội sông Hàn (Đà Nẵng); Festival Huế; Hoạt động Hè Nha Trang (Khánh Hoà); Lễ hội phố cổ Hội An và đêm rằm Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Định hướng phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng & Đà Nẵng theo hướng phát triển thế mạnh du lịch văn hóa (tham quan các di tích, công trình kiến trúc, nghiên cứu khảo cổ, tham dự các lễ hội, các buổi ca nhạc truyền thống), mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, du thuyền trên sông, tham quan các làng nghề, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị, du lịch sinh thái.

Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho việc xây dựng các resort, sân golf, casino, khu giải trí cao cấp, các khách sạn từ 3 sao trở lên, trong đó ưu tiên thu hút một số nhà đầu tư nước ngoài có dự án lớn, có năng lực tài chính, tạo điểm nhấn cho việc phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại Quảng Nam & Đà Nẵng.

Khai thác loại hình du lịch sông nước dọc theo sông Hoài và sông Hàn, mở rộng các tuyến du lịch đường thủy kết hợp du lịch sinh thái tham quan các làng quê, làng nghề hai bên sông.

Ban điều hành tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" sẽ có kế hoạch đào tạo thích hợp để mở các lớp đào tạo tập trung cho đội ngũ hướng dẫn viên, bếp, buồng, bar, hành chính và quản lý để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ của chương trình du lịch chất lượng với tên gọi chất lượng “Bông sen vàng”.

3.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG: TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG:

 Có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch tại Quảng Nam và Đà Nẵng là xúc tiến, quảng bá thị trường cùng với việc cung cấp thông tin du lịch, sự phối hợp và thống nhất giữa Ban điều hành tuyến với Tổng Cục Du Lịch, 2 địa phương và các vùng phụ cận.

 Phát triển tiện nghi và sản phẩm du lịch có liên hệ chặt chẽ với nhau. Để thu hút khách quốc tế đến với tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại Quảng Nam và Đà Nẵng cần đa dạng hóa và nâng cấp các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn, tận dụng được tất cả các tiềm năng du lịch của hai địa phương.

 Cải thiện hệ thống giao thông để sử dụng hiệu quả những tài nguyên du lịch tiềm năng hiện có, đặc biệt là đường hàng không đến với các cửa ngõ.

 Phát triển và nâng cấp cơ sở lưu trú chất lượng cao cho khách quốc tế, tăng cường việc cung ứng cơ sở lưu trú công cộng để thúc đẩy giới trẻ, và du lịch gia đình đối với lĩnh vực du lịch nội địa.

 Đa dạng hoá các loại hình lưu trú (đô thị, bờ biển, nông thôn, miền núi, bãi cắm trại…)  Phát triển dịch vụ thông tin du lịch.

 Phát triển sảm phẩm du lịch mới như bến du thuyền và bảo tàng.

 Phát triển các tiện nghi trưng bày giới thiệu tại các điểm du lịch lịch sử.  Phát triển các dịch vụ và các tiện nghi vui chơi giải trí.

 Quản lý tài nguyên du lịch: bao gồm các hoạt động sau:

 Quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tránh xuống cấp để phát triển bền vững không chỉ cho du lịch của hai địa phương mà còn cho các ngành kinh tế khác.

 Quản lý và bảo tồn tài nguyên lịch sử văn hóa để tạo nên những điểm đến hấp dẫn cho du khách  Quản lý nguồn du khách để tránh phát triển không có quy hoạch và quá tải du khách.

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG: THẾ GIỚI" PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG:

3.3.1. Cơ sở xác định phương hướng và mục tiêu khai thác và phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng: phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng:

Tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tập trung nhiều tài nguyên nhân văn có giá trị, tiêu biểu nhất là phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, đây là nơi tập trungcủa nhiều di tích lịch sử cách mạng có giá trị đặc biệt như đường mòn Hồ Chí Minh, di tích chiến thắng Núi Thành, nghĩa địa Y Pha Nho, địa đạo Vịnh Mốc… Tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" đi qua quê hương của văn hoá Chăm như viện bảo tàng nghệ thuật văn hóa Chàm, kinh đô Trà Kiệu… Nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số với những nét truyền thống dân tộc độc đáo của người dân Cà Tu, Ê Đê, Ba Na… là nét hấp dẫn du lịch quan trọng của sản phẩm du lịch trên tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới".

Tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" là nơi hội tụ của nhiều danh lam thắng cảnh như Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Bà Nà, biển Lăng Cô… đem lại cho du khách thời gian thư giãn tuyệt vời, đầy thơ mộng và sảng khoái.

Khung phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới":

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 2020

Lượng khách quốc tế Nghìn người 531 1.010 1.399 3.210

Lượng khách nội địa Nghìn người 807 1.438 2.276 6.191

Tổng lượng khách Nghìn người 1.338 2.448 3.676 9.401

Tổng số đêm lưư trú Nghìn đêm 2.424 4.468 6.774 17.781

Tổng doanh thu du lịch Tỷ đồng 1.911 3.588 5.361 NA

Tổng lao động Nghìn người 30 37 49 120 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- lao động trục tiếp Nghìn người 12 15 21 50

- Lao động gián tiếp Nghìn người 17 22 49 70

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề Con đường di sản thế giới nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam và Đà Nẵng (Trang 52 - 58)