Mức đóng góp của tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” cho du lịch của Đà Nẵng và Quảng Nam: (Số liệu ở bảng 3 phần phụ lục )

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề Con đường di sản thế giới nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam và Đà Nẵng (Trang 43 - 45)

1996 2000 2003 Cslt Phòng Cslt Phòng

2.2.4.Mức đóng góp của tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” cho du lịch của Đà Nẵng và Quảng Nam: (Số liệu ở bảng 3 phần phụ lục )

Việc hình thành tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” sau sự kiện Mỹ Sơn và Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới đã đưa du lịch cả Đà Nẵng và Quảng Nam phát triển lên một tầm cao mới.

Mức đóng góp của “Con đường di sản thế giới” cho du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam là khá lớn. Quy mô nguồn khách du lịch kể cả khách quốc tế lẫn khách nội địa đều tăng nhanh so với nguồn khách đến với cả 2 địa phương.

Năm 2003, tuy ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nhưng số lượng khách đến với Đà Nẵng và Quảng Nam theo tuyến du lịch nay vẫn chiếm số lượng lớn, chiếm tỷ trọng 11,00% trong tổng số lượng khách đến 2 địa phương, số lượng khách tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng bình quân số lượng khách là 28,62% giai đoạn 2000-2003.

Cùng với sự gia tăng của số lượng khách, doanh thu do tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” đem lại cho Đà Nẵng và Quảng Nam cũng từng bước được cải thiện. Doanh thu từ tuyến du lịch đạt 8.409 triệu đồng vào năm 2000 và con số tương ứng cho năm 2003 là 18.320 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trong doanh thu du lịch của 2 địa phương từ 2,81% năm 2000 lên đến 4,00% năm 2003. Và con số này còn sẽ tăng cao trong những tới này.

Sự đóng góp này thể hiện ở sự nổ lực rất lớn trong việc lôi kéo và lưu giữ khách cho tuyến du lịch này của các nhà làm du lịch tại Đà Nẵng và Quảng Nam . Điển hình là sự tổ chức thành công các lễ hội, liên hoan như : Đêm rằm phố cổ vào các tối 14, 15 (Âm lịch) tại Hội An, chương trình “Ấn tượng Mỹ Sơn”, liên hoan “Gặp gỡ Bà Nà”… Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh du lịch của hai địa phương, đặc biệt là các thành viên của chi hội “Con đường di sản thế giới” đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, chính sách khuyến mãi cho

khách đi trọn tuyến hoặc đi với số lượng khách lớn chẳng hạn như việc vận chuyển khách miễn phí cho khách đi vào tham quan Hội An và Mỹ Sơn hoặc các điểm du lịch tại Đà Nẵng của khu nghỉ mát Furama; giảm giá vé tham quan cho khách đi theo đoàn có số lượng người lớn tại các điểm tham quan …. Ngoài ra, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, quảng bá cho tuyến du lịch này của Ban điều hành tuyến, của các đơn vị thành viên cũng rất sôi động góp phần làm tăng thêm lượng khách đến với tuyến.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề Con đường di sản thế giới nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam và Đà Nẵng (Trang 43 - 45)