Thực trạng khai thác tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” tại Quảng Nam và Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề Con đường di sản thế giới nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam và Đà Nẵng (Trang 38 - 42)

1996 2000 2003 Cslt Phòng Cslt Phòng

2.2.2. Thực trạng khai thác tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” tại Quảng Nam và Đà Nẵng:

Tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” ra đời đã tạo cơ hội lớn cho du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng phát triển ngày càng lớn mạnh. Song, trong thời gian qua , việc khai thác và phát triển tuyến tại hai địa phương này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao bởi do:

Khai thác tài nguyên du lịch:

Đà Nẵng, bên cạnh tài nguyên biển độc đáo, còn có nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc. Thế nhưng rất nhiều di tích có giá trị, nhiều tài nguyên biển như bảo tàng Đà Nẵng, nghĩa địa Y Pha Nho, Bán đảo Sơn Trà, bãi biển Tiên Sa, suối nước nóng Phước Nhơn, công viên nước Đà Nẵng… vẫn chưa được khai thác khai thác tương xứng với tiềm năng hoặc chưa được kết hợp với quần thể tài nguyên văn hóa ở các vùng lân cận. Công tác trùng tu, tôn tạo các giá trị văn hóa phục vụ kinh doanh du lịch cũng chỉ ở mức độ tiến hành ở một số điểm trên địa bàn, chưa có sự phối kết hợp với các địa phương khác để tạo tính thống nhất.

Công tác bảo vệ môi trường từng bước được khắc phục nhưng nguy cơ ô nhiễm môi trường bờ biển vẫn chưa có giải pháp triệt để. Bên cạnh đó, yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên du lịch là công tác quản lý tài nguyên, đặc biệt là các di sản văn hóa, chưa có sự quản lý thống nhất, còn tranh chấp về quyền quản lý. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tôn tạo và bảo vệ di sản đó dẫn đến gây khó khăn cho việc khai thác.

Quảng Nam là địa phương duy nhất, ở nước ta, có đến hai di sản văn hóa thế giới. Đây là một lợi thế rất lớn của địa phương. Tuy nhiên, thực tế, chỉ Hội An mới phát triển về du lịch. Tài nguyên du lịch được sử dụng thường xuyên là phố cổ Hội An và vùng phụ cận (Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh). Các tài nguyên khác như đồi Bồ Bồ, Hòn Kẽm Đá Dừng, tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An… chưa được khai thác đúng với tiềm năng. Mặc dù Ban điều hành “Con đường di sản thế giới” cùng địa phương đã nổ lực tổ chức một số hoạt động lễ hội nhằm thu hút khách nhưng chúng còn mang tính chất đơn lẻ, rời rạc.

 Cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới”:

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, hệ thống giao thông của Quảng Nam và Đà Nẵng còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã được nâng cấp, tu dưỡng, đặc biệt, tại Đà Nẵng đã liên tiếp mở các tuyến đường song việc thực hiện còn quá chậm gây cản trở kinh doanh cho một số cơ sở lưu trú, trung tâm lữ hành, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị tạo ấn tượng không tốt đối với không ít du khách. Tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại Quảng Nam và Đà Nẵng chưa khai thác được các phương tiện giao thông công cộng mà chỉ mới sử dụng các phương tiện chuyên chở riêng của mình trong các chương trình du lịch.

Hệ thống thông tin liên lạc vẫn ở mức chi trả cao, mạng lưới y tế còn quá nghèo nàn về phương tiện kỹ thuật chưa đảm bảo cho việc chăm sóc sức khoẻ cho du khách khi cần thiết. Các trung tâm thương mại chất lượng chưa cao, chưa có sự đầu tư lớn để sẵn sàng đón tiếp khách , đặc biệt là khách quốc tế.

 Điều kiện sẵn sàng đón tiếp:

Từ khi tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” ra đời và đưa vào hoạt động đã làm cho hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, các trung tâm lữ hành “mọc lên như nấm” tại Quảng Nam và Đà Nẵng.

 Đà Nẵng

Cơ sở lưu trú: Từ 33 khách sạn năm 1996 tăng lên 71 khách sạn năm 2003.

Cơ sở ăn uống: 37 nhà hàng trong khách sạn và hơn 100 nhà hàng nằm ngoài khách sạn. Trung tâm lữ hành: có 43 đơn vị kinh doanh lữ hành .

 Quảng Nam:

Cơ sở lưu trú: Từ 18 khách sạn năm 1996 tăng lên 78 khách sạn năm 2003.

Cơ sở ăn uống: Tại Hội An hiện nay có 124 đơn vị kinh doanh ăn uống, một số khác nằm tại Tam kỳ Trung tâm lữ hành: 3 trung tâm lữ hành quốc tế, 9 trung tâm lữ hành nội địa, 2 chi nhánh lữ hành quốc tế.

Tuy nhiên, chất lượng của các đơn vị kinh doanh du lịch này chưa cao. Hệ thống các khách sạn có cấp hạng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng hệ thống dịch vụ chưa hoàn hảo và đồng bộ. Cơ cấu loại hình lưu trú chưa đa dạng, chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng khách, quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, phân tán nên hiệu quả đầu tư thấp.

Việc khai thác và quảng bá các chương trình du lịch trên tuyến du lịch này tại các trung tâm lữ hành còn quá hạn chế. Các hãng lữ hành chưa tự vượt xa hơn trong việc kí kết hợp đồng với các công ty lữ hành nước ngoài, chưa phát huy được tính hiệu quả của việc quảng cáo, chưa đưa đến cho khách hàng một cách rõ nét tính hấp dẫn của Quảng Nam và Đà Nẵng trên tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới".

Có thể nói rằng, giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành chuyên môn hóa khác nhau chủ yếu chỉ là quan hệ do các trung tâm lữ hành thiết lập với các nhà hàng, khách sạn, xí nghiệp vận chuyển… trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch thuộc tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới". Còn giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành chuyên môn hóa như khách sạn với khách sạn, lữ hành với lữ hành, vận chuyển với vận chuyển… chưa có mối liên kết sâu sắc, bền vững.

Đối với từng điểm thu hút trên tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại Quảng Nam và Đà Nẵng vẫn chưa có một sự đầu tư thỏa đáng nào, đồng bộ trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Có nhiều điểm thu hút tập trung quá nhiều các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm lữ hành…gây hiện tượng quá tải, ngược lại, còn một số điểm thu hút việc đầu tư còn nhỏ lẻ, chưa được chú trọng đúng mức với tiềm năng của nó làm cho khả năng lôi kéo và lưu giữ khách còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề Con đường di sản thế giới nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam và Đà Nẵng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)