Là ung thư thường thấy nhất ở nam giới.
ung thư phổi đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan
- Ở nước ngoài: ung thư phế quản gia tăng cùng với sự gia tăng hút thuốc lá tỷ lệ chết vì ung thư phế quản ngày càng tăng. Năm 1995 có khoảng 174000 người ung thư mới ở Mỹ, ung thư phổi chiếm 33% số tử vong ở nam và 28% do ung thư ở nữ.
2. NGUYÊN NHÂN, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
- Giới: ở Pháp thấy ung thư phế quản gây tử vong ở nam giới đứng hàng đầu trong các loại ung thư, tỷ lệ nam/ nữ là 6/1.
- Tuổi: thường gặp nhất là ở độ tuổi 40-60, dưới 40 tuổi và trên 70 tuổi ít gặp hơn. Tuy vậy vẫn có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
- Địa dư: ở các nước công nghiệp phát triển, ung thư phổi rất thường gặp, ở thành thị mắc gấp 5 lần ở nông thôn.
- Thuốc lá: ở một số nước trên thế giới ung thư phế quản tăng lên với lượng thuốc lá tiêu thụ, tỷ lệ ung thư phế quản ở người nghiện thuốc lá cao hơn rất nhiều. Theo Harrison thì 90% trường hợp ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá. Trong khói thuốc lá có những chất có khả năng gây ung thư đó là Hydrocarbure thơm đa vòng như 3 - 4 Benzopyren, Dthenzanthracen…
- Khí quyển bị ô nhiễm: khí thải công nghiệp, hơi đốt ở gia đình…
- Nghề nghiệp: công nhân làm ở mỏ có chất phóng xạ như Uranium. Người tiếp xúc với Nikel carbonyl, cromate, Amiante, than, nhựa, khí đốt…
Lớp biểu mô phế quản có diện tích 60-90m2, do diện tích lớn như vậy nên phế quản là nơi dễ bị tác động bởi các nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ.
- Các yếu tố khác: di truyền, bệnh phế quản phổi chưa được chứng minh.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Sự phát hiện sớm ung thư phế quản phổi rất quan trọng cho điều trị và tiên lượng bệnh nhưng khó khăn vì không thể chụp Xquang và làm xét nghiệm tế bào học hàng loạt, nên việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng là quan trọng góp phần cho chẩn đoán sớm.
3.1. Giai đoạn tiềm tàng
- Triệu chứng phế quản: đa số ung thư vùng rốn phổi lúc đầu biểu hiện ho khan hoặc khạc đờm, ho kéo dài, dùng các thuốc điều trị triệu chứng không đỡ, ở người nghiện thuốc lá cũng hay ho nên nhiều khi khó chẩn đoán. Do vậy ở người có tuổi nghiện thuốc lá mà có các triệu chứng trên cần được khám bệnh và chụp phổi để phát hiện bệnh sớm.
- Ho ra máu: 50% bệnh nhân có triệu chứng này. Ho ra máu rất ít lẫn đờm, thường ho về buổi sáng và kéo dài trong nhiều ngày. Có thể nghe thấy tiếng rít phế quản (chứng tỏ khối u đã làm tắc phế quản không hoàn toàn) .
quản lớn, có biểu hiện như viêm phổi hoặc phế quản phế viêm. Cần nghĩ đến ung thư khi bệnh nhân đã hết sất, không ho, không khạc đờm nhưng hình ảnh Xquang vẫn còn tồn tại trên 1 tháng.
3.2. Ung thư tiềm tàng
Ung thư phế quản nhiều khi không có triệu chứng gì về lâm sàng, nhất là ung thư dạng biểu bì do vậy cứ 6 tháng nên chụp kiểm tra lại phổi một lần.
3.3. Những dấu hiệu chứng tỏ ung thư đã lan toả
- Đau ngực: không có vị trí đau rõ rệt, thường đau dai dẳng bên tổn thương, có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay (hội chứng Pancoast- Tobias), đó là những trường hợp ung thư ở đỉnh phổi. Triệu chứng này dễ bị bỏ qua.
- Khó thở: khi tắc phế quản và xẹp phổi hoàn toàn, nếu khối u ở ngã ba khí phế quản thì khó thở kiểu thanh quản và có tiếng cò cử, có thể khó thở do liệt cơ hoành.
- Khó nói: giọng khàn, giọng đôi do thần kinh quặt ngược bị chèn ép. - Khó nuốt: do thực quản bị chèn ép.
- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: phù kiểu áo khoác, có tuần hoàn bàng hệ ở ngực và lưng, môi tím.
- Hội chứng tràn dịch màng phổi: ung thư di căn vào màng phổi. Cần chọc dịch. màng phổi để xét nghiệm tế bào, sinh thiết màng phổi, soi màng phổi.
- Hội chứng Claude-Bernard-Horner: do chèn ép thần kinh giao cảm cổ: thấy nửa mặt đỏ, khe mi mắt hẹp, đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt về phía sau.
3.4. Dấu hiệu ngoài phổi
- Sụt cân > 5% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, sốt nhẹ. - Hội chứng Pierre- Marie: ngón tay dùi trống, đau khớp. - Có thể có vú to một bên hoặc hai bên ở nam giới.
- Hội chứng Cushing tiến triển nhanh, hoặc hội chứng Schwartz-Barter (giảm natri trong máu, không có suy thận hoặc tuyến thượng thận) .
4. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
- Xquang phổi: chụp thẳng, chụp nghiêng, chụp chếch, chụp cắt lớp.
Thấy bóng mờ ở phổi, phát triển theo thời gian. Hoặc thấy hình ảnh xẹp phổi một phần hay toàn bộ.
Chụp phế quản có bơm thuốc cản quang thấy phế quản bị hẹp, hoặc phế quản bị cắt cụt, bị đẩy.
- Nội soi phế quản: rất cần thiết, kết hợp sinh thiết để chẩn đoán mô học.
- Đờm: tìm tế bào ung thư (cho bệnh nhân đánh răng xong khạc sâu lấy đờm 3 buổi sáng liền) .
giảm.
- Chức năng hô hấp: CV giảm, VEMS giảm, nếu chỉ số Tiffeneau dưới 50% thì không có chỉ định phẫu thuật.
5. CHẨN ĐOÁN
5.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
5.2. Chẩn đoán sớm
Nếu ở nam giới 45 tuổi trở lên, nghiện thuốc lá, có ho khan và khạc đờm kéo dài, thì cứ 4 tháng 1 lần cho chiếu hoặc chụp phổi, và lấy dịch phế quản, đờm để xét nghiệm tế bào.
Do vậy vấn đề tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại cộng đồng là rất quan trọng.
5.3. Chẩn đoán phân biệt
Vì ung thư phế quản phổi có biểu hiện lâm sàng mơ hồ, kéo dài và đa dạng, nên hay nhầm với:
Lao phổi Viêm thuỳ phổi
Áp xe phổi giai đoạn đầu Tràn dịch màng phổi do lao Nhồi máu phổi.
Cho nên cần khám bệnh toàn diện, theo dõi diễn biến của bệnh nhân tránh nhầm lẫn.
5.4. Chẩn đoán giai đoạn ung thư
* Áp dụng cho ung thư phổi tiên phát (T- Tumor) chia 4 giai đoạn:
TX: ung thư kín đáo không có triệu chứng lâm sàng và Xquang, ung thư chỉ ở niêm mạc chưa lan xuống màng đáy, chỉ có thể phát hiện được bằng cách xét nghiệm tế bào trong dịch rửa phế quản.
T1: khối u có đường kính nhỏ hơn 3cm, không làm tắc phế quản. T2: khối u có đường kính lớn hơn 3cm, đã có tràn dịch màng phổi.
T3: khối u to và lan gần đến màng phổi, thành ngực, cơ hoành, trung thất, đã có tràn dịch màng phổi.
* Người ta cũng quy định hạch lymphô tại chỗ (N- node) NO: không có hạch rốn phổi và trung thất.
N1: có hạch rốn phổi.
N2: hạch trung thất, có chèn ép thành phần trung thất, thần kinh, thực quản, khí quản.
MO: không có di căn. M1: di căn não, gan, xương
Kết hợp khối u, hạch, di căn xếp 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn tiềm tàng: TX, NO, MO 2. Giai đoạn I: Tl. , NO, MO hoặc
Tl, Nl, MO hoặc T2, NO, MO 3. Giai đoạn II: T2, Nl, MO
4. Giai đoạn III: T3, với N hoặc M bất kỳ, hoặc N2 với T hoặc M bất kỳ, hoặc M1 với T hoặc N bất kỳ Chỉ định phẫu thuật ở giai đoạn I và II.
6. ĐIỀU TRỊ
Nhằm hai mục đích: - Hạn chế khối u phát triển.
- Điều trị triệu chứng và biến chứng.
6.1. Hạn chế khối u phát triển
- Phẫu thuật: nếu ung thư ở giai đoạn I và II.
Nếu ung thư thứ phát (ung thư ở tạng khác di căn đến) thì không có chỉ định phẫu thuật.
- Tia xạ: dùng Cobalt 60 - Hóa trị liệu:
Dùng thuốc huỷ hoại Nucleoprotein như: Dcgranol, Endoxan, Myleran. Thuốc chống phân bào: Aminopterine, Methotrexate, 6 MP.
Kháng sinh chống ung thư: Actinomycin-D, Bleomycine. - Miễn dịch trị liệu: Dùng BCG.
Có thể phối hợp các biện pháp điều trị.
6.2. Điều trị triệu chứng và biến chứng
- Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh phối hợp. - Giảm ho: các dẫn xuất từ thuốc phiện.
- Chống đau: các thuốc giảm đau và an thần.
- Chống khó thở: chọc hút dịch màng phổi, thuốc giãn phế quản, corticoid…
7. PHÒNG BỆNH
- Phát hiện bệnh sớm, chú ý các đối tượng có nguy cơ ung thư phế quản cao như nam giới trên 45 tuổi, nghiện thuốc lá lâu năm, làm việc ở môi trường ô
nhiễm… bằng cách: Chụp phổi hàng loạt.
Tìm tế bào ung thư trong đờm.
- Tuyên truyền rộng rãi chống hút thuốc lá, bảo vệ môi trường sống.
LEUCÉMIE CẤP 1. ĐỊNH NGHĨA
Leucémine cấp là bệnh máu ác tính trong đó chủ yếu là tăng sinh bạch cầu non loại chưa biệt hóa hoặc biệt hóa rất ít do đó trong tuỷ đồ và huyết đồ có khoảng trống bạch cầu.
2. NGUYÊN NHÂN
Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân, bệnh thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi không phân biệt nam và nữ. Tuy nhiên người ta cũng công nhận một số yếu tố thuận lợi.
Những người thường xuyên tiếp xúc với tia X hoặc các tia phóng xạ như những người làm việc ở khoa X quang hoặc công nhân mỏ rất hiếm, đặc biệt những nạn nhân của các vụ tai nạn hoặc chiến tranh hạt nhân như vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản hoặc vụ rò rỉ của nhà máy điện nguyên tử Trec- nô-bưn. Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như Toluen, et xăng.
Có tác giả còn cho rằng do virus thường, nhất là virus cúm trong cúm ác tính.
3. SINH LÝ BỆNH
Theo định nghĩa đây là bệnh sinh ra do tăng sinh bạch cầu non chưa biệt hóa những tế bào này sẽ lấn át sự sản sinh những tế bào khác nên dẫn tới những hậu quả sau:
- Lấn át dòng hồng cầu: hồng cầu được sản sinh ra ít, hậu quả là thiếu máu trên lâm sàng và xét nghiệm.
- Lấn át dòng tiểu cầu: thiếu tiểu cầu nên lâm sàng có hội chứng xuất huyết với tính chất xuất huyết giảm tiểu cầu - xét nghiệm dòng tiểu cầu cũng giảm.
- Bản thân dòng bạch cầu mặc dù tăng về số lượng nhưng thiếu những bạch cầu trưởng thành nên khả năng chống nhiễm trùng bị suy giảm.
- Những tế bào non chưa biệt hóa rất dễ thâm nhập vào những tổ chức liên võng như gan, lách, hạch làm cho những tổ chức này to ra.
Với cách giải thích này ta dễ dàng hiểu được tại sao thể điển hình biểu hiện bằng những hội chứng lâm sàng tương ứng mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây.
4. TRIỆU CHỨNG 4.1. Thể điển hình
Mặc dù gọi là thể điển hình nhưng triệu chứng lâm sàng chỉ mang tính chất gợi ý để ta nghĩ đến một bệnh về máu còn quyết định chẩn đoán phải dựa vào huyết đồ và tuỷ đồ. Ở tuyến cơ sở và cộng đồng không thể chẩn đoán được cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở có thể xét nghiệm được để chẩn đoán.
- Triệu chứng đầu tiên bao giờ cũng có là sốt. Thường là sốt cao liên tục có thể dao động sốt kéo dài suất quá trình tiến triển của bệnh các thuốc hạ sốt thông thường không hạ được sất chỉ chờ khi điều trị được lui bệnh sốt mới được cải thiện.
- Thiếu máu: cũng giống như thiếu máu khác là giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố nhưng thiếu máu ở đây có đặc điểm là thiếu máu rất nhanh và nhiều, có khi chỉ trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày người bệnh đã thiếu máu rất nặng. - Xuất huyết: Cùng với sốt và thiếu máu xuất huyết có thể xuất hiện rất sớm
mang đủ tính chất của xuất huyết giảm tiểu cầu nghĩa là xuất huyết tự nhiên, nhiều nơi nếu xuất huyết dưới da đa hình thái và nhiều lứa tuổi, dấu hiệu dây thắt (+) .
- Gan, lách, hạch to: thường là to ít chỉ là độ một nhưng thường là to nhanh chỉ trong vài ngày đã sờ thấy lách, người bệnh có thể đau.
- Hội chứng loét: thường loét ở miệng, lưỡi, vùng họng hầu. Trên ổ loét có thể phủ một lớp màng trắng bẩn, động vào dễ chảy máu, nếu không để ý rất dễ nhầm với giả mạc trong bệnh bạch hầu.
- Triệu chứng cận lâm sàng: với những triệu chứng lâm sàng trên bắt buộc ta phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, tối thiểu phải là tuyến bệnh viện tỉnh có thể làm tuỷ đồ và huyết đồ để chẩn đoán xác định.
Huyết đồ:
- Số lượng hồng cầu giảm nặng
- Số lượng tiểu cầu giảm độ tập trung kém
- Số lượng bạch cầu tăng nhưng chủ yếu là những bạch cầu đầu dòng chưa biệt hóa hoặc biệt hóa ít. Trong đó bạch cầu trưởng thành rất ít xuất hiện khoảng trống bạch cầu.
- Tuỷ đồ: tuỷ giàu tế bào nhưng chủ yếu là tế bào dòng bạch cầu mà là những bạch cầu non đầu dòng xuất hiện khoảng trống bạch cầu. Trong khi dòng hồng cầu và tiểu cầu bị lấn át nặng.
- Thời gian chảy máu kéo dài (>l0phút)
4.2. Thể không điển hình
Đây là thể khó chẩn đoán và thường là chẩn đoán được nhờ tình cờ hoặc là sau khi suy xét và làm những xét nghiệm cần thiết. Có nhiều cách phân loại thể bệnh nhưng thường phân chia theo.
- Thể đột ngột: bệnh tiến triển rất nhanh người bệnh có thể chết trong vài giờ do xuất huyết nhất là xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa.
- Thể chỉ có thiếu máu và sốt: người bệnh chỉ thấy sất kéo dài và thiếu máu dần chỉ chẩn đoán được khi chúng ta nghĩ đến và làm huyết đồ và tuỷ đồ.
- Thể chỉ có sốt và xuất huyết: người bệnh sốt kéo dài kèm theo xuất huyết với tính chất xuất huyết giảm tiểu cầu rất dễ nhầm với sất xuất huyết do virus Dengue. Chẩn đoán phân biệt dựa vào dịch tễ, huyết thanh chẩn đoán và huyết đồ, tuỷ đồ.
- Thể bắt đầu bằng những khối u ở xương: thường là ở xương sọ, xương hàm trên, xương sườn khi sinh thiết những u này thường có màu xanh (màu của Porphyrin) '
* Thể theo huyết học:
- Thể tân: thường gặp ở trẻ em và người trẻ điều trị thường dễ đạt tới lui bệnh và thời gian lui bệnh dài.
Hình thái tế bào là những nguyên bào lympho có nhân to tròn lưới nhân mịn, ít hạt nhân.
Nhuộm hóa học tế bào:
+ Peroxydase (-)
+ P.A.S (+)
- Thể tuỷ: thường gặp ở người lớn tuổi, điều trị khó lui bệnh và nếu lui bệnh thường được ngắn ngày hơn thể trên. Hình thái tế bào là những nguyên bào tuỷ nhân to ít nguyên sinh chất, lưới nhân thô và có nhiều hạt nhân.
Nhuộm hóa học tế bào: - Peroxydase (+) : - P.A.S (-)
5. CHẨN ĐOÁN
5.1. Chẩn đoán xác định
Đây là bệnh dễ chẩn đoán được nhờ vào huyết học. Những đơn vị chưa đủ điều kiện nhất thiết phải gửi bệnh nhân đến tuyến có đủ điều kiện làm huyết đồ và tuỷ đồ.
5.2. Chẩn đoán phân biệt
Trên thực tế sau khi đã có kết quả huyết đồ và tuỷ đồ bệnh ít khi cần phân biệt nhưng cần lưu ý với một thể bệnh của lao cấp có thể là lao phổi cấp hoặc lao toàn thể bạch cầu dòng tân cũng có thể tăng làm ta nhầm với bệnh Leucose cấp dòng tân để phân biệt nên làm huyết đồ và tuỷ đồ nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau để phân biệt.
6. TIẾN TRIỂN
Trước đây bệnh thường gây tử vong trong vài tuần hoặc vài tháng. Nay với sự