Tinh hình chấp hành chế độ ngân sách.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DNNN do cục thuế Hà Tây quản lý (Trang 34 - 37)

Bảng 2: Đóng góp của các loại hình DN vào ngân sách năm 2001-2004

ĐV: tỷ đồng Loại hình doanh nghiệp 2001 2002 2003 2004 DNNNTW 54,17 7 58,551 67 120 DNNNĐP 34,60 3 35,327 37,8 60 DNNQD 13,51 7 14,540 17,934 24,46 8

Nguồn: Cục thuế Hà Tây

Năm 2004 các DNNN do Cục quản lý đã thu trên khoảng 180 tỷ đồng (Bao gồm cả chi phí do các doanh nghiệp quản lý thu). Chiếm tỷ trọng 17,6 % kết quả thu trên địa bàn. Các doanh nghiệp có số nộp ngân sách lớn, điện lực trên 30 tỷ dồng, bu điện 20 tỷ đồng, XN khảo sát XD điện I nộp 3 tỷ , công ty liên hợp thực phẩm trên 6 tỷ đồng. Công ty xi măng Sài sơn 6 tỷ , xi măng Tiên sơn 3,3 tỷ , công ty kiến thiết xổ số nộp trên 5 tỷ đồng. Có doanh nghiệp nộp thuế năm 2004 tăng hơn năm 2003 trên 300%.

II. Thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nớc tại cục thuế Hà tây.

1.Vài nét về phòng quản lý doanh nghiệp.

1.1. Quá trình hình thành: Phòng quản lý thu doanh nghiệp số 1 đợc thành lập ngày 01/ 01/ 2004 trên cơ sở sáp nhập 02 phòng: phòng thuế quốc doanh ( đợc sáp nhập từ phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành công nghiệp xây dựng giao thông và phòng thuế quốc doanh các ngành lu thông phân phối dịch vụ) và phòng thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

1.2. Nhân sự: phong có 15 thành viên, trong đó có 9 Đảng viên, 100% trình độ đại học.

1.3. Nhiệm vụ:

• Theo dõi tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, liên quan đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình hoạt động, giải thể, phá sản… đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý xây dựng dự toán thu thuế thuộc doanh nghiệp do phòng quản lý để tổng hợp vào dự toán thu của Cục thuế.

• Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế, lập biên bản các trờng hợp vi phạm, xử lý và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

• Xem xét và kiểm tra các hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp đợc phân công quản lý, lập tờ trình và dự thảo quyết định miễn, giảm, hoàn thuế trình cấp có thẩm quyền quyết định.

• Thực hiện kiểm tra quyết toán thuế các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý tại cơ quan Cục thuế, phối hợp với phòng thanh tra trong việc thanh tra các hố sơ hoàn thuế, quyết toán thuế tại doanh nghiệp.

• quản lý, theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp nợ đọng thuế, các vụ việc thanh tra chuyển phòng thanh tra.

• Tổ chức công tác bảo quản, lu trữ hồ sơ của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản ly, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuề để phục vụ cho việc thanh tra thuế.

• Lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Cục thuế, Tổng cục thuế, phân tích đánh giá công tác quản lý để bổ xung , hoàn thiện quy trình quản lý thuế, pháp luật thuế.

• Thực hiện việc xác minh hoá đơn theo yêu cầu của phòng quản lý ấn chỉ và chuyển kết quả xác minh có chênh lệch, dự thảo quyết định truy thu, bồi dỡng, phạt.

• Tổ chức công tác bảo quản, lu trữ hồ sơ tài liệu và các văn bản pháp quy của nhà nớc thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DNNN do cục thuế Hà Tây quản lý (Trang 34 - 37)