Thương hiệu và uy tín sẵn có của công ty: PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm thành lập năm 1993 bởi nhiều tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, trong đó lớn nhất là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Từ đó đến nay từ hoạt động kinh doanh của mình công ty đã dần tạo được một thương hiệu, hình ảnh và niềm tin trong tâm trí khách hàng, cùng với đó công ty luôn có
đổi mới về chiến lược thì BHCN sẽ có những đóng góp nhiều hơn, nhưng trước hết để làm được điều đó nghiệp vụ BHCN tại PJICO phải dựa vào uy tín sẵn có của công ty, từ đó làm bàn đạp để tạo ra những bước nhảy vọt về sau. Đây là điều kiện và là động lực để các sản phẩm BHCN của PJICO sẽ mang lại một kết quả như mong muốn.
BHCN được xác định là một trong các sản phẩm chiến lược trọng yếu của PJICO vì vậy tập chung nhiều cơ chế tốt cho sản phẩm: công ty đang có chiến lược chuyển đối tượng khách hàng chiến lược từ nhóm là các tổ chức kinh tế - xã hội sang nhóm là các cá nhân, BHCN là một loại hợp đồng bảo hiểm phổ biến dành cho các cá nhân. Xác định như vậy, công ty có các cơ chế để thực hiện mục tiêu đó như thành lập các phòng chức năng theo nghiệp vụ, tiến hành nghiên cứu thị trường để phát triển ứng dụng các sản phẩm mới, liên kết hợp tác với các công ty môi giới bảo hiểm để cập nhật các sản phẩm mới cũng như khai thác triệt để các khách hàng có yếu tố nước ngoài… từ đó có thể học tập các kinh nghiệm cần thiết
Các cổ đông sáng lập ủng hộ: PJICO là công ty cổ phần, các cổ đông đều là các doanh nghiệp và tập đoàn khá lớn, đây có thể coi là hậu phương rất vững chắc cho hoạt động của PJICO. Trước hết đó là việc ra các quyết sách hay chiến lược phát triển, chúng là tập hợp các ý kiến phân tích của nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực; thứ hai phải kể đến là nguồn khách hàng quan trọng từ các doanh nghiệp này, 6 doanh nghiệp với số nhân viên rất lớn không chỉ có ý nghĩa với BHCN mà còn nhiều nghiệp vụ khác; thứ ba phải kể đến từ các cổ đông này một lượng không nhỏ khách hàng được giới thiệu khai thác từ quá trình hoạt động của các cổ đông cho các nghiệp vụ của PJICO trong đó có BHCN. Trong nhiều năm từ các cổ đông đã tạo ra doanh thu chủ yếu cho PJICO, công ty cần duy trì và nâng cao hơn nữa ý nghĩa của việc này, chắc chắn sẽ lại những kết quả còn cao hơn.
Các chi nhánh có khả năng làm tốt từ khâu khai thác đến bồi thường nghiệp vụ: PJICO hiện có 49 chi nhánh trên cả nước, bên cạnh các nghiệp vụ khác thì nghiệp vụ BHCN được khai thác khá tốt ở các chi nhánh địa phương. Với nguồn khách hàng phong phú rộng khắp, tùy từng địa phương mà các sản phẩm được xác định là thế mạnh để khai thác. Đây là một mô hình thu nhỏ của một công ty bảo hiểm, hiện nay không chỉ với nghiệp vụ BHCN mà nhiều nghiệp vụ khác đều được chi nhánh thực hiện khá tốt, khi mà thị trường ở các thành phố lớn đang dần trở nên bão hòa thì việc phát triển ở địa phương là cần thiết và việc đầu tiên là nâng cao trình độ cho chi nhánh để họ có thể làm tốt các khâu, tạo sự nhanh chóng, chính xác, hiệu quả trong khi tiếp xúc với khách hàng, từ đó mở rộng và phát triển các khách hàng mới
Có phòng chức năng thực hiện: trong chiến lược kinh doanh mới, nhiều phòng chức năng của các nghiệp vụ bảo hiểm đã được tách ra từ phòng thị trường và quản lý nghiệp vụ vào năm 2006 để tạo sự hoạt động chuyên nghiệp trong từng nhóm nghiệp vụ, từ đó đến nay chưa dài và các hoạt động của phòng BHCN chưa đủ thời gian để có thể đánh giá hiệu quả thực sự. Nhưng trong thời gian không xa với sự cố gắng của các chuyên viên phòng BHCN trong việc quản lý, hoạch định các kế hoạch phát triển, xây dựng các chương trình chiến dịch về BHCN…chắc chắn sẽ là câu trả lời tốt nhất về hiệu quả của nghiệp vụ này tại công ty
Ban hành đầy đủ quy trình ISO của hệ thống sản phẩm BHCN: tại PJICO mỗi nghiệp vụ ứng với các phòng ban liên quan trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các khâu khai thác và bồi thường đều được hướng dẫn quy định cụ thể trong bộ ISO về nghiệp vụ đó. Bộ ISO về BHCN trước đây
chỉnh này là điều kiện rất quan trọng để tạo điệu kiện cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm diễn ra nhịp nhàng trong toàn thể công ty và rất cần sự thay đổi thường xuyên kịp thời phù hợp với thị trường để tăng khả năng cạnh tranh cũng như doanh thu cho các nghiệp vụ bảo hiểm của công ty trong đó có BHCN.
Kết luận
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng thay đổi như hiện nay, PJICO nói riêng và các công ty bảo hiểm nói chung phải có những thay đổi để phù hợp như không ngừng nâng cao trình độ quản lý, xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng bảo hiểm cho các rủi ro đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin…chỉ có như vậy mới tránh được những tác động bất lợi của tự do hóa thương mại và tiếp tục phát triển. Có thể BHCN phi nhân thọ là bộ phận nhỏ so với BHNT nhưng không thể thiếu trong đời sống xã hội của con người bởi những tác dụng và ý nghĩa của nó. Chính vì vậy PJICO đã triển khai áp dụng sớm nhất khi có thể sau khi thành lập năm 1995, những kết quả khai thác đạt được của công ty về nghiệp vụ này tuy nhỏ nhưng là thành quả của sự lao động hết mình của các cán bộ PJICO và đã đóng góp vào sự an toàn của nhân dân. Với mục tiêu “chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững” công ty đã có nhiều thay đổi trong chiến lược kinh doanh của nghiệp vụ, hi vọng những góp ý về pháp lý, phát triển sản phẩm, phát triển kênh phân phối, về tuyên truyền quảng cáo, công nghệ thông tin…sẽ giúp ích cho công ty nâng cao khả năng khai thác của nghiệp vụ và khẳng định vị thế của PJICO trên thị trường và trong tâm trí khách hàng
MỤC LỤC
Lời mở đầu... 1
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm con người...3
1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm con người...3
1.1.1. Sự cần thiết khách quan...3
1.1.2. Tác dụng của BHCN...4
1.2. Đặc điểm của bảo hiểm con người...5
1.3. Phân loại bảo hiểm con người...5
1.4. Các nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ...7
1.4.1. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24...7
1.4.2. Bảo hiểm tai nạn hành khách:...9
1.4.3. Bảo hiểm trợ cấp phẫu thuật nằm viện...11
1.4.4. Bảo hiểm học sinh...13
1.4.5. Bảo hiểm du lịch...14
Chương II: Thực trạng triển khai bảo hiểm con người tại PJICO trong những năm gần đây...17
2.1. Vài nét về PJICO...17
2.1.1. Ngành nghề kinh doanh...19
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty...19
2.1.3. Hoạt động kinh doanh...21
2.2. Tổng quan về thị trường bảo hiểm con người Việt Nam đến 2007. ...24
2.2.1. BHCN phi nhân thọ...25
2.2.2. BHNT...27
2.2.3. BHYT tự nguyện...28
2.3.1. Các sản phẩm bảo hiểm con người đang triển khai tại công ty...30
2.3.2. Công tác khai thác...31
2.3.3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất...36
2.3.4. Công tác giám định & bồi thường...37
2.3.5. Đánh giá kết quả khai thác...41
2.3.5.1. Những kết quả đã đạt được...41
2.3.5.2. Những tồn tại trong quá trình triển khai...43
Chương III: Giải pháp phát triển bảo hiểm con người trong thời gian tới tại PJICO...46
3.1. Định hướng phát triển...46
3.1.1. Định hướng phát triển chung cho cả công ty...46
3.1.2. Định hướng phát triển cho nghiệp vụ BHCN...47
3.2. Giải pháp phát triển...47
3.2.1. Pháp lý...48
3.2.2. Phát triển sản phẩm...48
3.2.3. Tuyên truyền, quảng cáo...49
3.2.4. Phát triển kênh phân phối...52
3.2.5. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin...55
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp...56
3.3.1. Điều kiện khách quan...56
3.3.2. Điều kiện chủ quan...58