-Thứ nhất, Chính phủ cần quan tâm sát sao và đầu tư mạnh
cho khâu nghiên cứu, tổ chức thị trường; tổ chức các ngành nghề
XK thành các hiệp hội; đào tạo cán bộ nghiên cứu có năng lực, có
khả năng khai thác và cung cấp thông tin thị trường, thậm chí có thể
bán thông tin cho các hiệp hội ngành XK. Một khi đã tổ chức tốt
các hiệp hội ngành sản xuất và XK thì chi phí để mua những thông
tin thị trường là thấp nếu tính bình quân trên số thành viên của hiệp
hội thay vì những tổn thất hiện tại do quá thiếu thông tin. Song song
với đó phải tổ chức thu mua giữ giá, xây dựng kho bãi bảo quản hàng. Điều này là cực kỳ cần thiết cả về ngắn và dài hạn vì đặc
trưng của hàng hóa XK Việt Nam là hàng nông sản sơ chế, khó bảo
quản, dễ bị ép giá trong nhiều trường hợp. Đối với bên ngoài, cần
tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế theo nhóm mặt hàng, như
Tổ chức các nước XK cà phê, XK cao su... hoặc phải có thoả thuận
trao đổi thông tin đa chiều để tăng uy tín quốc tế, tránh tình trạng
“vừa là kẻ phá, vừa là nạn nhân của đổ vỡ thị trường”. Ngoài ra, để
hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì phải không
, giữ uy tín trên thị trường quốc tế. Nhóm biện pháp trên tuy không
phải biện pháp về tỷ giá, lại tốn nhiều chi phí nhưng nó giải quyết
được tận gốc vấn đề của hoạt động XK trong môi trường “nền Kinh
tế thông tin” mở cửa. Một khi hoạt động XK thoát khỏi vòng luẩn
quẩn của tình trạng thiếu tổ chức như hiện nay thì nguồn thu, và do
đó dự trữ ngoại tệ sẽ không còn quá eo hẹp, Chính phủ có đủ lực để
thực thi những chính sách tỷ giá linh hoạt hơn.
-Thứ hai, Thực hiện chính sách đa ngoại tệ : Hiện nay, trên
thị trường , mặc dù USD có ưu thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác
, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ duy
nhất sẽ làm cho tỷ giá bị ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thị trường thế giới, lập tức
sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá giữa USD và VND, mà thông
thường là ảnh hưởng bất lợi. Hiện nay, có nhiều loại ngoại tệ có giá
trị thanh toán quốc tế như: EURO(EMU), JPY(Nhật), CAD(
Canada), GBP( Bảng Anh) …Điều này tạo điều kiện cho ta có thể
thực hiên chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, từ đó có
thể lựa chọn những ngoại tệ tương đối ít biến động về tỷ giá hoặc
có quan hệ mua bán lớn để thực hiện các khoản thanh toán lớn.
-Thứ ba, cần tranh thủ sử dụng nguồn kiều hối chuyển
về nước hàng năm. Hiện nay có hơn 2,5 triệu kiều bào mỗi năm gửi
về nước gần 2 tỷ USD. Số ngoại tệ này do chưa quản lý tốt, là
nguồn cung cho hoạt động thị trường hối đoái ngầm, gây khó khăn
cho Chính phủ. Có 2 hướng quản lý có thể tiến hành song song:
a. Quy định đổi ngay ngoại tệ chuyển về cửa khẩu theo tỷ giá có ưu đãi đối với trường hợp không có dự án kinh doanh (chỉ để
tiêu dùng). Thân nhân của Việt kiều khi lĩnh tiền gửi về sẽ được
nhận bằng VND theo tỷ giá mua của NHTM ngày hôm đó cộng
một là làm giảm cơn khát của NHTM đối với ngoại tệ mua vào, từ đó có thể bán ra nhiều hơn, hai là Nhà Nước qua đó tăng phần dự
trữ ngoại tệ, ba là làm giảm đáng kể nguồn cung cho thị trường tự
do.
b. Khuyến khích bằng thuế thu nhập doanh nghiệp, đơn giản
thủ tục đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn kiều hối. Chính sách khuyến khích này đã được thực hiện đối với các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài thì cũng áp dụng được đối với công ty
hoạt động kinh doanh bằng vốn kiều hối. Thêm vào đó, cần khuyến
khích động viên lòng yêu nước của các Việt kiều để họ xoá bỏ mặc
cảm đầu tư về trong nước.
-Thứ ba,đẩy mạnh và quản lý chặt hoạt động XK lao động,
không để tình trạng thiếu tổ chức (có cả hành vi lừa đảo) như hiện
nay tiếp diễn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc ở nước ngoài là hơn 300.000 người, hàng
năm gửi về nước 1,5 tỷ USD; riêng tiền ký kết hợp đồng Nhà nước
đã thu hơn 300 triệu USD. Có thể nói đây là nguồn thu không nhỏ
của Ngân sách, lại phù hợp với chủ trương Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa nước nhà bởi số lao động XK sau một vài năm làm việc trở
về sẽ mang theo trình độ kỹ năng lao động, kinh nghiệm làm việc
hiện đại để phục vụ đất nước. Vì vậy, hợp đồng XK lao động cần
nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự bảo đảm an toàn cho người lao động,
không chỉ đưa họ đi mà còn tạo điều kiện việc làm ổn định cho họ.
Số ngoại tệ do nguồn này gửi về cũng có thể áp dụng biện pháp kết
hối ngay tại cửa khẩu với tỷ giá ưu đãi như đối với nguồn kiều hối.
-Thứ tư, giữ nguyên tỷ lệ kết hối (30%) và biên độ dao động
tỷ giá như hiện nay (0,25%), đồng thời theo dõi, phân tích
nước để điều chỉnh dần theo hướng tự do hơn khi điều kiện dự trữ
KẾT LUẬN
Nến kinh tế Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng theo
hướng nền kinh tế hướng ngoại thông qua một loạt các chính sách
khuyến khích đầu tư nước ngoài cho phép các nhà đầu tư nước
ngoài mua lại doanh nghiệp trong nước ,chính sách hỗ trợ xuất
khẩu…Các rào cản đối với sự di chuyển vốn giữa Việt Nam và thế
giới sẽ dần được xoá bỏ . Điều này sẽ trở thành hiện thực vào thời điểm 2006 khi Việt Nam chính thức tham gia khối thương mại tự
do Asian .Do vậy, tỷ giá hối đoái đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong thanh toán quốc tế cũng như trong nhiều mặt của đời sống
Kinh tế - Xã hội.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi khá đúng đắn trong việc thực hiện chính sách tỷ giá, góp phần không
nhỏ vào thành tựu tăng trưởng và ổn định Kinh tế. Tuy nhiên, khi
thực tiễn thay đổi nhanh chóng như hiện nay, không một chính sách
nào có thể tồn tại mãi mà không có những điểm bất cập. Vì vậy, các
nhà kinh tế đã dày công nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị khác
nhau, nhằm xây dựng một chính sách tỷ giá hối đoái hiệu quả cho
nền Kinh tế đất nước.
Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, người thực hiện không
có tham vọng gì hơn ngoài việc tham gia tìm hiểu ban đầu về chế độ tỷ giá hiện hành ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số ý kiến xây
dựng nhằm góp phần nhỏ bé, hoàn thiện thêm chính sách tỷ giá hối
đoái cho phù hợp với tình hình đất nước. Với những thành công ban
đầu của hơn 10 năm qua và từ kinh nghiệm của các nước đi trước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thành công trong việc xác lập một chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhất, góp phần
đưa đất nước tăng trưởng bền vững và nâng cao vị thế trên trường
thế giới./.