Giai đoạn từ tháng 7/1997 đến ngày 26/2/

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay " pptx (Trang 38 - 41)

2. Sự vận động của tỷ giá và chính sách TGHĐ từ tháng

2.3. Giai đoạn từ tháng 7/1997 đến ngày 26/2/

Ngày 2/7/1997 Thái lan phải "thả nổi" TGHĐ kết thúc gần 14 năm duy trì một chế độ cố định và cũng là ngày đánh dấu làm nổ ra

cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á với một ảnh hưởng rộng

khắp trên phạm vi toàn thế giới. Việt nam cũng không thể tránh

khỏi cuộc khủng hoảng. Theo đánh giá chung của các nhà nghiên

cứu cũng như của các cơ quan thì cuộc khủng hoảng này hoàn toàn

có ảnh hưởng ít nhiều đối với nền kinh tế Việt Nam. Xét thêm góc

độ vĩ mô, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á đối với nền kinh tế Việt Nam tạo nên một cơn sốc rộng khắp thể

hiện trên một số mặt sau:

Thứ nhất, đối với lĩnh vực tài chính Ngân hàng

- Tạo sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ

- Tác động xấu đến hoạt động giai dịch ngoại tệ

- Tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp

- Gây sức ép đối với lãi suất đồng tiền Việt Nam và đe doạ sự

mất ổn định của hệ thống Ngân hàng.

-Tác động đến xuất khẩu: tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam

sang khu vực châu á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 70% tổng

kim ngạch, riêng các nước ASIAN chiếm 23% tổng kim ngạch

trước khi sảy ra cuộc khủng hoảng nên cuộc khủng hoảng tất yếu sẽ

- Tác động đến nhập khẩu: Sự mất giá của đồng tiền trong khu

vực đã kích thích gia tăng nhập khẩu, trước hết là nhập khẩu tiểu

ngạch từ Thái lan và hàng trung chuyển từ Campuchia, Lào và Việt

Nam. Thực tế cho thấy, đến cuối năm 1997, hàng loạt các báo đi đều lên tiếng về tình trạng nhập lậu hàng gia tăng mạnh ở các tỉnh

biên giới tây nam.

Thứ hai , đối với lĩnh vực đầu tư:

Do tỷ giá tăng, lãi suất tăng, thị trường hàng hoá diễn biến

phức tạp cùng với dự đoán không tốt trong tương lai tất yếu sẽ là các doanh nghiệp hạn chế đầu tư và Ngân hàng cũng rất dè dặt khi cho vay. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có xu hướng giảm

ngay từ trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng, sau khi cuộc khủng

hoảng, nhiều dự án đầu tư dở dang bị đình lại, nhiều phương án đầu

tư mới tạm hoãn và điều này cũng thật rễ hiểu khi mà các quốc gia

bị khủng hoảng nặng nề lại là những quốc gia đang dẫn đầu danh

sách những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Thứ ba, đối với thu chi ngân sách nhà nước.

Gánh nặng nợ nần và chi phí nguyên liệu tăng lên cùng với sụt

giảm của thị trường tiêu dùng lẫn thị trường xuất khẩu đã làm nhiều

doanh nghiệp bị thua lỗ từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân

sách. Bên cạnh đó, sự xa sụt của nền kinh tế tất yếu đòi hỏi phải ra tăng một số khoản chi. Báo cáo của Ngân hàng nhà nước về hoạt

động tiền tệ, tín dụng Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 1998 đã chỉ

rõ " Thu ngân sách 6 tháng thực hiện đạt 30% so với kế hoạch năm. Chi ngân sách khó khăn hơn mức bội thu bội chi có xu hướng gia tăng".

Khủng hoảng khu vực đã gián tiếp ảnh hưởng đến cán cân

vãng lai, đến đầu tư của nước ngoài.Từ đó, gây ra khó khăn cho sự

phát triển kinh tế nói chung (tốc độ tăng trưởng 5,8% trong năm

1998 là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1989). Nề kinh tế khó khăn sẽ tác động suy giảm đến tổng cầu, giảm thu nhập và tiêu dùng của cư dân. thị trường suy yếu một phần sẽ tác động ngay lập

tức đến các Ngân hàng thương mại. Dự trữ quốc gia tất yếu sẽ phải

chịu sức ép suy giảm một phần do nguồn cung ngoại tệ giảm bớt,

một phần do đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yêú cho nền kinh tế và

hỗc trọ cho đồng Việt Nam vào những lúc cao điểm. Trong bối

cảnh đó, chính sách TGHĐ của Việt Nam về cơ bản không có gì

khác so với giai đoạn từ năm 1993 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á. Nhưng là giai đoạn với những điều chỉnh

nhỏ, liên tục trong chính sách TGHĐ, nói chung và công tác quản

lý ngoại hối nói riêng nhằm hạn chế những tác động của cuộc

khủng hoangr. Nếu trong giai đoạn từ cuối năm 1992 dến tháng 7 năm 1997 chỉ có một lần duy nhất điều chỉnh biên độ giao dịch từ

1% đến 5% vào ngày 27/2/2997 thì từ tháng 7/ 1997 đến đàu năm

1999 có nhiều lần thay đổi với các mốc chính như sau:

Ngày 13/10/1997 thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định mở

rộng biên độ giao dịch nên mức 10%. Ngày 16/2/1998 Ngân hàng

nhà nước quyết định nâmg tỷ giá chính thức từ 1USD = 11175VND

nên mức 1USD = 11800VND, tăng 5,6%, ngày 7/8/1998, Ngân

hàng nhà nước quyết định thu hẹp biên độ giao dịch xuống còn 7%

đồng thời nâng tỷ giá chính thức lên 1USD = 12998 là 1USD = 12992 VND, ngày 6/11/98 là 1USD = 12989VND ngày 26/11/98 là

1USD = 12987VND… cho đến ngày 15/1/99 thì tỷ giá chính thức

Việc Ngân hàng nhà nước điều chỉnh liên tục tỷ giá chính thức

cùng biên độ trong giai đoạn này có nhiều lý do, do gạt bỏ những lý

do khác và chỉ đứng trên góc độ lựa chọn chế độ tỷ giá thì có thể

thấy. Nếu phân loại chế độ tỷ giá gồm 3 chế độ chính là chế độ tỷ

giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi thuần tuý và nằm giữa hai thái cực

này gọi chung là chế độ tỷ giá bán thẩ nổi hay thả nổ có quản lý, thì

việc có nhiều những điều chỉnh trong tỷ giá chính thức cùng biên độ

tuy không làm thay đổi về cơ bản mà hoàn toàn phù hợp với lý

thuyết về lựa chọn chế độ tỷ giá: "Một chế độ tỷ giá thả nổi sẽ góp

phần hạn chế những cơn sốc và xuất phát từ thị trường thế giới (đơn

khủng hoàngr tài chính Đông Nam á).

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay " pptx (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)