II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du
1. Giải pháp đối với công ty
1.3.1. Chính sách sản phẩ m:
Để tạo được các sản phẩm có sức cạnh tranh, thu hút được khách, chi nhánh cần quan tâm đến hai khía cạnh : Một là, đa dạng hoá sản phẩm, hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Đa dạng hoá sản phẩm :
Nhu cầu du lịch rất đa dạng và phong phú, để đáp ứng nhu cầu việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch là việc làm rất cần thiết đối với OSC - Hà Nội hiện nay.
Đa dạng hoá sản phẩm dựa trên cơ sở xây dựng các chương trình du lịch mới, cải tiến các chương trình du lịch trên cơ sở các chương trình du lịch đã có.
Những sản phẩm du lịch này hướng vào các thị trường mục tiêu của chi nhánh :
+ Thị trường khách
- Hoàn thiện các chương trình du lịch các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào…)
- Mở các tuyến, điểm du lịch mới sang Trung Quốc.
- Khảo sát, xây dựng các chương trình sang các nước Châu Âu. + Thị trường khách nội địa :
Cần xây dựng các chương trình du lịch cho người Việt Nam đi du lịch ở
trong nước với khoảng thời gian và giá cả phù hợp. Các chương trình du lịch biển và lễ hội cần được xây dựng chi tiết về lịch trình và độ dài hợp lý của chương trình.
Ngoài ra, chi nhánh nên nghiên cứu tổ chức các chương trình cho các
đối tượng khách khác nhau như những người về hưu, cho sinh viên, học sinh… và đặc biệt là chương trình du lịch cuối tuần cho cả dân thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm :
- Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức xây dựng các chương trình du lịch.
- Nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo tuyên truyền.
- Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức thực hiện các chương trình du lịch.
+ Vận dụng mô hình tour manager trong việc giám sát, quản lý chất lượng chương trình du lịch. Tour manager là người tổ chức, giám sát thực hiện chương trình ở các bộ phận nhưng đứng trên góc độ của khách du lịch.
+ Giám sát việc thực hiện chương trình ở từng bộ phận từ điều hành, hướng dẫn đến lái xe thông qua việc giữ mối liên hệ thường xuyên với họ
trong suốt chuyến đi và báo cáo kết quả sau mỗi chuyến đi thông qua hướng dẫn viên và phiếu nhận xét của khách.
+ Giám sát chất lượng của các nhà cung cấp qua sự phản hồi của khách và đánh giá của hướng dẫn viên.
- Nâng cao chất lượng phục vụ sau khi có sự rút kinh nghiệm thực tế và thực hiện chương trình du lịch.
+ Hoàn thiện bản báo cáo của hướng dẫn viên và phiếu nhận xét cảu khách du lịch.
+ Xử lý các thông tin sau mỗi chuyến đi, phân loại khách và đưa các
đánh giá ra các đánh giá về đặc điểm tiêu dùng của từng loại, các dự báo về xu thế thị trường khách để có những thay đổi kịp thời cho các chương trình sau.